Hoạt động cộng đồng đó là những hoạt động ngoài gia đình cũng như các hoạt động giao tiếp như đi họp ấp, thôn xóm, họp phụ huynh, thăm hỏi họ hàng ….qua đó thể hiện được vị thế và tiếng nói của nam giới và phụ nữ. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây, ai là người làm các công việc này trong gia đình?
Khi được hỏi ông bà có tham gia các hoạt đồng cộng đồng không thì hầu như câu trả lời là có chiếm 60.2% trong khi đó phương án không chỉ có 39.8%. Ở đây cho thấy người dân rất tích cực khi tham gia các hoạt động họp thôn xóm. Họ cho rằng đi họp như vậy thì họ tạo được tình cảm thân thiết gắn bó với nhau hơn, tình cảm láng giềng tốt hơn và tiếp cận được nhiều thông tin như các thông tin về cây trồng vật nuôi đến việc chăm sóc sức khỏe.…Một nguyên nhân mà họ phải đi nữa đó là nếu mà không đi thì quyền ưu tiên cho gia đình mình sẽ bị nhà nước cắt mất không nhận được hỗ trợ của nhà nước nữa.
“…Có chứ, có hết, không có bỏ cái gì hết trơn. Cái nào là đi cái đó, tích cực
đó. Như bên thôn họp mình cũng đi, trạm y tế kêu họp mình cũng đi, mình phải có mặt, không có mặt là trạm y tế nó cắt luôn, không cấp thuốc hay khám bệnh cho mình nữa. Đi mình nghe nhiều thông tin chứ, như tẩm mùng cho muỗi nó sợ để không bị sốt rét đồ nữa. như bên xã họp thì có thu tiền nước nè, tiền điện có nè, cái gì có mình nói có còn không có mình không nói có. Mình đóng để họ lo cho mình mà, là mình phải lo. Điện 5 ngàn mình phải lo, nước 10 ngàn mình cũng phải lo, nước vô tận tới nhà mà, (Mẫu PVS_05).
(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện
Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)
Từ dữ liệu cuộc nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người tham gia hoạt động ngoài gia đình có tỷ lệ cao nhất là người vợ chiếm 65.7% trong khi đó người chồng chỉ chiếm có 20.9% con cháu và con cháu có10.4 % và có 3% người dân cho rằng cả hai cùng tham gia đi họp. Ở đây ta có thể nhận thấy được sự khác biệt về giới, có lẽ người Raglai người ta cho rằng chủ hộ là người đi họp trừ khi nào có việc gì không đi được thì mới cho người khác đi thay thế.
“…Mình là chủ hộ nên mình đi nhiều hơn khi nào mà mình bận công việc thì
con gái lớn đi, không thì người khác đi”,(Mẫu PVS_07), hay “…Chồng thì tham gia
nhiều hơn, cô thì ít lắm khi nào không có người đi thì cô đi, (Mẫu PVS_03).
Tuy nhiên, nếu cả hai vợ chồng cùng tham gia hoạt động cộng đồng thì sẽ tốt hơn vì đây là biểu hiện cho tính cố kết cộng đồng, thắt chặt tình cảm láng giềng, và ở đây cả nam và nữ có thể thể hiện được vai trò của mình. Vì vậy, trong mối quan hệ gia đình cả hai vợ chồng đều có trách nhiệm tham gia các hoạt động có ý nghĩa này.
Trong tư tưởng người Việt Nam người mà chăm sóc con cái tốt hơn, thể hiện được trách nhiệm của mình và tình cảm mẫu tử là sợi dây gắn kết giữa người phụ nữ và các thành viên trong gia đình kéo họ lại gần nhau hơn và mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và con cái trở nên thân thiết hơn. Vì vậy hoạt động họp phụ huynh cho con vừa mang tính trách nhiệm giữa cha mẹ và con cái vừa mang ý nghĩa là một hoạt động xã hội vì thế nó được coi như là một hoạt động cộng đồng. Qua đó có sự giao tiếp và nói lên tiếng nói của mình đối với con cái. Nhưng ở ta thấy một điều khá lạ nghịch lí vì hầu như cha mẹ không hề đi họp phụ huynh cho con, không biết ở đây họ không quan tâm đến việc học hành của con hay là một lí do khác hay họ cho là việc họp cho con không quan trọng bằng việc họp xóm làng….
“…Con mình có nói nhưng mà mình bận nhiều việc quá nên không đi họp phụ
huynh cho nó mà chỉ nghe nó nói, mà mình có đi họp thì cũng đâu biết gì đâu mà đi họp chứ? đó họp phụ huynh nói đó nó nói hồi học với thầy nào không biết”, (Mẫu PVS_04).
(Nguồn: Bộ dữ liệu trong đề tài “Tình hình đời sống người Raglay Huyện
Khánh Vĩnh, Tỉnh Khánh Hòa trong bối cảnh CNH-HĐH)
Tuy nhiên, qua biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa người đi họp và họp vấn đề gì có thể nhận thấy các hoạt động cơ sở tại địa phương như họp nông dân và họp phụ nữ, chủ yếu là người vợ tham gia và chiếm tỷ lệ cao nhất là 78.8% và 70%. Trong khi tỷ lệ người chồng tham gia đối với họp thôm xóm là chủ yếu chiếm tỷ lệ khá cao 61.5% nhưng ngược lại tham gia họp hội nông dân chỉ có 18.2%. Nhìn vào biểu đồ có thể nhận thấy đi họp nông dân hầu như là phụ nữ tham gia, ở đây có thể thấy do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ mọi quyền trong gia đình do người vợ quyết định là chủ yếu.
Các hoạt động mà người phụ nữ tham gia cộng đồng nông thôn thường là các hoạt động mang tính chất giới tính như họp hội phụ nữ và có vẻ như người phụ nữ Raglai tham gia rất là nhiệt tình trong hoạt động này.
“…Có, đi họp hành cũng đi, cũng tham gia như đi thi nấu ăn đi thi múa văn
nghệ quần chúng nữa nè. Tham gia hội phụ nữ vui lắm, mình học hỏi được nhiều điều nữa”, (Mẫu PVS_06).
Tóm lại, hoạt động cộng đồng mang tính giao tiếp xã hội và thể hiện tiếng nói của mình với các cơ sở sinh hoạt ở thôn xóm. Ở đây có thể thấy tỷ lệ tham gia các hoạt động xã hội của nam rất ít từ đó cho thấy có sự trở ngại khi tham gia các công việc cộng đồng của nam giới.
Có thể nói ngoài các hoạt động giao tiếp, sự phân công lao động còn thể hiện những đặc trưng quyền lực giành cho mỗi giới đó là những việc như quyền ra quyết định giữa vợ và chồng. Thể hiện ai là người có tiếng nói nhất và người nào giữ vai trò chính. Việc ra quyết định thể hiện những ưu thế mà nam giới và phụ nữ đang giữ.