Chương1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT
2.3. Nhận xét, đánh giá về vấn đề nhân sinh quan của truyền thuyết thời kỳ
Qua các truyền thuyết và qua các di tích khảo cổ mà các nhà khảo cổ, lịch sử tìm được đã chứng minh rằng thời đại Hùng Vương là có thật trong lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Tuy nhiên trong lịch sử Việt Nam lại chưa có được một sự ghi chép nào đầy đủ, chi tiết nào về thời đại Hùng Vương mà chúng ta chỉ có thể nghiên cứu thời kỳ này thông qua các truyền thuyết, thần thoại về thời đại Hùng Vương. Các truyền thuyết thời đại Hùng Vương khơng chỉ là nền tảng đóng góp to lớn tạo nên nền văn hóa Văn Lang mà nó cịn tạo điều kiện cho việc hình thành nền văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam ta.
Những câu chuyện truyền thuyết thời đại Hùng Vương được lưu truyền trong dân gian, đã phản ánh đa dạng cuộc sống sinh hoạt của người dân Văn Lang lúc bấy giờ đồng thời còn thể hiện những truyền thống đạo lý tốt đẹp của cha ơng ta từ ngàn xưa để lại. Vì thế mà truyền thuyết có vai trị hết sức quan trọng, nó vừa là nhịp cầu nối kết nối giữa thế hệ hôm nay với thế hệ cha ông ta chúng ta thông qua những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta để lại đồng thời cũng là cơ sở để hình thành nên nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam .
Truyền thuyết thời đại Hùng Vương đã đề cao ý thức tự hào về tổ tiên, về nòi giống Tiên - Rồng của dân tộc ta. Từ đó nâng cao tinh thần đồn kết, ý thức tự hào dân tộc trong lòng mỗi người dân Việt Nam, chống lại những âm mưu xuyên tạc về văn hóa của kẻ thù trong thời đại ngày nay nhằm giữ gìn và bảo vệ nền văn hiến Văn Lang - Âu Lạc dưới thời đại các Vua Hùng dựng nước.
Truyền thuyết thời đại Hùng Vương đã ăn sâu, bám rễ trong đời sống tinh thần của nhân dân Viêt Nam ta. Nhân dân ta đã lưu truyền những câu chuyện truyền thuyết hấp dẫn như truyền thuyết Bánh Chưng - Bánh Giầy; Truyền thuyết Vua Hùng dạy dân cấy lúa; Truyền thuyết Trầu - Cau…và tái hiện chúng lại qua các hình thức sinh hoạt dân gian sinh động và hấp dẫn. Hình ảnh cây lúa, quả cau, lá trầu…đã thể hiện một cách sinh động, sáng tạo cuộc sống của người dân Văn Lang thời đại Hùng Vương trở thành “ nếp sống” của văn hóa sinh hoạt hàng ngày của mỗi người dân Việt Nam thế hệ sau này.
Truyền thuyết thời đại Hùng Vương phần nào phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của cư dân Văn Lang được thể hiện qua việc luyện binh khí chống kẻ thù xâm lăng trong truyền thuyết Thánh Gióng, chế biến lương thực trong truyền thuyết Bánh Chưng - Bánh Giầy, nghệ thuật diễn xướng (hát xoan) trong truyền thuyết Hát xoan và đặc biệt đã hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành chế độ tộc quyền cha truyền con nối, đạo nghĩa cha - con , vợ - chồng… đã trở thành nền tảng cơ bản làm nên “ tiền đề” cho tâm lý dân tộc, làm tư tưởng cốt lõi và bền vững trong tâm hồn con người Việt Nam nhất là tư tưởng thờ cúng tổ tiên và đạo nghĩa cha - con, vợ - chồng.
Để ghi nhớ công lao to lớn của các vị Vua Hùng, các vị anh hùng có cơng chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước như: Thánh gióng, Sơn Tinh, Chử Đồng Tử thì nhân dân ta đã tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc gia như Lễ hội Đền Hùng (được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm); Lễ hội Thánh gióng( vào tháng 3 âm lịch); Lễ hội hát xuân; Lễ hội chèo thuyền… vừa thể hiện lịng kính trọng, biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam ta đối với những vị anh hùng dân tộc đồng thời nâng cao tinh thần tuyên truyền, giáo dục đối với thế hệ trẻ sau này phải biết quý trọng, gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa thời đại Hùng Vương.
Truyền thuyết Hùng Vương đã thể hiện nội dung giáo dục sâu sắc đối với con người về phép ứng xử gia đình, xã hội, là sự gắn kết cộng đồng làng nước, thể hiện mối quan hệ tổng hòa giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên - xã hội là hạt nhân nhân văn trong đời sống tâm linh của con người Việt nhằm truyền tải thông điệp sống quý giá của cha ông ta để lại cho thế hệ trẻ chúng ta hơm nay.
Bên cạnh những yếu tố tích cực của các truyền thuyết thời đại Hùng Vương để làm nên những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam thì các thì thơng qua nội dung của các truyền thuyết vẫn còn mang một số hạn chế. Đó là: hầu hết nội dung của các truyền thuyết đều mang đậm yếu tố thần thoại và huyền bí và nhiều khi yếu tố thần thoại quá lớn đã làm cho các yếu tố lịch sử trong câu chuyện trở nên mờ nhạt và chúng ta lại dễ dàng nhìn nhận chúng theo con mắt phiến diện đó là các tình tiết vơ lý, khơng có thật và khơng đúng với bản chất của hiện thực. Đồng thời từ việc đề cao quá các nội dung thần bí trong các truyền thuyết đã tạo cơ hội cho việc tuyên truyền những tín ngưỡng thờ cúng vơ lý, mù qng mà nhiều tôn giáo ban hành ra nhằm thu hút người dân cúng bái, tơn thờ phục vụ lợi ích cá nhân của một số người hay lợi dụng tơn giáo để nói xấu, chống phá nhà nước Việt Nam. Do đó chúng ta cần phải có cách nhìn đúng và hiểu đúng về những giá trị văn hóa tinh thần ẩn chứa bên trong các truyền thuyết thời đại Hùng Vương để từ đó thấy được những nét đẹp văn hóa tâm hồn mà người dân Văn Lang đã để lại cho thế hệ sau. Mà chúng ta phải trách nhiệm gìn giữ và tiếp tục phát huy những giá trị văn hóa tinh thần đó trở thành những đặc trưng riêng mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, trước sự bùng nổ của thơng tin và sự xâm nhập của văn hóa bên ngồi đang tác động vào đời sống cộng đồng, sự tăng trưởng nhanh của các phương tiện thông tin hiện đại, cùng với nhịp sống gấp gáp của con người trước tác động của nền kinh tế thị trường. Thị hiếu cảm nhận văn hóa có sự thay đổi, khơng loại trừ vốn truyền thuyết dân gian đang đứng trước
nguy cơ mai một và quyên lãng, chúng ta phải ln chủ động để tìm ra phương pháp, biện pháp hữu hiệu để nhằm bảo tồn vốn di sản văn hóa vơ cùng quý báu này.
Và để phát huy những giá trị tốt đẹp của các hình thức tín ngưỡng thời đại Hùng Vương trong thời đại ngày nay, chúng ta phải hướng đến một số giải pháp sau đây:
Một là: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tinh thần đồn kết, ý thức tự
hào, tự tơn dân tộc trong mỗi nguời dân. Trước hết là những người dân sống trên quê hương đất tổ.
Hai là: Mở các cuộc thi đóng góp ý tưởng tổ chức các hoạt động trong
Lễ hội Đền Hùng đối với các đối tượng. Trên cơ sở đó, chắt lọc những ý tưởng sáng tạo, mới mẻ… để tổ chức một Lễ hội Đền Hùng đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc nhằm thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước.
Ba là: Xây dựng khơng gian văn hóa Đền Hùng dựa trên việc tái hiện lại những di tích có thực cũng như những truyền thuyết có thực về thời đại Hùng Vương để du khách đến với lễ hội như được quay trở về sống lại với khung cảnh thời đại dựng nước của dân tộc. Đồng thời, tạo điều kiện cho du khách được tham gia vào các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng để du khách thấy rằng: đến với Lễ hội Đền Hùng, họ không chỉ được chiêm ngưỡng mà cịn được sống ngay trong chính khơng gian của thời đại ấy thông qua các hoạt động tinh thần trong lễ hội đó.
Bốn là: Trên cơ sở tái hiện lại khơng gian văn hóa thời đại Hùng
Vương, cần phải có những chính sách đưa những giá trị tinh thần vào trong đời sống hiện thực của nhân dân như: việc xây dựng các làng nghề truyền thống (đúc đồng, làm gốm, dệt vải…) để tạo ra những sản phẩm mô phỏng các di vật của con người thời đại Hùng Vương bán cho du khách làm kỷ niệm, hay sử dụng những văn hoa của thời đại Hùng Vương để làm họa tiết trang trí trên những sản phẩm sinh hoạt hàng ngày…
Tiểu kết chương 2
Với việc nghiên cứu những triết lý nhân sinh ẩn chứa trong các truyền thuyết thời đại Hùng Vương, được thể hiện thông qua nội dung của các truyền thuyết, các quan niệm về con người về thế giới, về cuộc sống, về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên của con người … đã biểu hiện sâu sắc dưới các hình thức tín ngưỡng, tơn giáo thời đại Hùng Vương như tín ngưỡng tơn thờ tự nhiên, tơn thờ con người… Mỗi hình thức tín ngưỡng mang trong mình cả một kho tàng tri thức quý giá về thế giới, về con người mà người dân Văn Lang để lại cho thế hệ sau của chúng ta vì thế chúng ta cần phải có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn về cội nguồn văn hóa tín ngưỡng của dân tộc mình để từ đó chúng ta có định hướng đúng đắn về nhận thức trước các hiện tượng lễ hội đang diễn ra ồ ạt như hiện nay. Đồng thời giúp cho thế hệ trẻ chúng ta có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta trước “ những cơn bão tố” hội nhập của thời đại ngày nay để hướng tới xây dựng một đất nước Việt Nam phát triển vững mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc.