Quan hệ giữa con người với con người

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương (Trang 34 - 42)

Chương1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT

2.1. Quan niệm về đời người

2.1.3. Quan hệ giữa con người với con người

Thời đại Hùng Vương dựng nước là thời đại sơ khai nhất của con người, là thời đại mới bắt đầu hình thành nên các quan niệm về con người, về cuộc sống, về nhà nước, về xã hội. Thời đại này họ đã biết sử dụng các công cụ lao động, sáng tạo ra các vũ khí như Nỏ Thần (truyền thuyết An Dương Vương), gậy sắt, ngựa sắt, nón sắt( truyền thuyết Thánh gióng)…để chống giặc ngoại xâm xâm lược. Họ cũng đã biết sử dụng tinh thần đoàn kết của toàn dân để cùng nhau bảo vệ đất nước, chống lại giặc ngoại xâm. Vai trò của con người trong xã hội ngày càng trở nên quan trọng. Do vậy, người dân Văn Lang đã đặc biệt quan tâm tới mối quan hệ giữa con người - con người với nhau để làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở nên bền vững và gắn bó với nhau. Chúng ta có thể tóm tắt lại những nét đặc trưng trong mối quan hệ giữa con người với con người trong thời đại Hùng Vương như sau:

Thứ nhất: Người dân Văn Lang luôn yêu thương, đùm bọc che chở

cho nhau, sẵn sàng hy sinh vì nhau.

Trong thời đại Hùng Vương, đời sống cộng đồng của cư dân sống rất hòa thuận với nhau, cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau đoàn kết với nhau để chinh phục tự nhiên, để chống giặc ngoại xâm. Điều này xuất phát từ hình ảnh “ bọc trăm trứng” hình ảnh tượng trưng cho tinh thần đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Đây cũng chính là truyền thống văn hóa q giá của cha ông ta để lại cho thế hệ sau, của thời đại Hùng Vương nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung xuyên suốt từ ngàn xưa và trở thành nét văn hóa khơng thể thiếu trong đời sống của con người Việt Nam thời nay.

Thời đại Hùng Vương, trong xã hội đã có sự phân chia giai cấp. Xã hội bao gồm ba giai cấp cơ bản là giai cấp quý tộc, giai cấp nô lệ và thành viên công xã. Tuy xã hội Văn Lang đã bắt đầu có sự phân chia giai cấp nhưng sự phân chia giai cấp khơng có sự nghiệt ngã như trong xã hội chiếm hữu nô lệ, xã hội phong kiến mà các tầng lớp trong xã hội vẫn có sự bình

đẳng với nhau, sống chan hịa với nhau. Giai cấp q tộc mà điển hình là Vua vẫn sống gần gũi và chan hòa với nhân dân. Vua Hùng tuy là người đứng đầu giai cấp thống trị nhưng lại phảng phất vai trò của một vị tù trưởng, luôn luôn gần gũi với nhân dân và thấu hiểu được cuộc sống của nhân dân. Vua Hùng là người đã dạy nhân dân ta biết trồng lúa, trồng khoai, ăn trầu, săn bắn, trị thủy…Khơng chỉ thơng qua các hình thức truyền đạt bằng miệng mà Vua Hùng còn trực tiếp xuống đồng để cấy lúa dạy dân hay cùng với nhân dân tiến hành công việc đắp đê, trị thủy để bảo vệ mùa màng cho nhân dân, bảo vệ thành quả lao động của nhân dân trước sức mạnh của tự nhiên. Hình ảnh Sơn Tinh khơng phải là hình ảnh của người thuộc tầng lớp thống trị mà trong cuộc sống cũng như trong lao động sản xuất thì Sơn Tinh ln cùng lao động, cùng chiến đấu như mọi người trong xã hội. Ông cũng gánh đất, cũng đánh cá như những người dân bình thường, cùng ăn, cùng ở với nhân dân.

Như vậy, mặc dù có địa vị được tôn quý nhưng cả Vua Hùng và Sơn Tinh không hề chiếm một đặc quyền đặc lợi nào cho riêng mình cả mà họ ln quan tâm tới đời sống của nhân dân, sống cùng với nhân dân để hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Điều này phần nào đã phản ánh được tinh thần bình đẳng, dân chủ trong xã hội con người lúc bấy giờ. Mọi người trong xã hội đều được hưởng hạnh phúc, công bằng như nhau, ai cũng yêu thương đùm bọc nhau, sống chan hòa và gần gũi với nhau.

Đây cũng chính là đích hướng đến của những giá trị đạo lý của thời đại Hùng Vương mà đỉnh cao của nó là sự hịa hợp tâm hồn trong tình yêu thương giữa con người với con người tràn đầy tính nhân văn sâu sắc.

Thứ hai: Người dân Văn Lang rất quan tâm tới mối quan hệ tình cảm, gắn bó keo sơn giữa các thành viên trong gia đình đó là mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ với con cái, giữa vợ với chồng, giữa anh em ruột thịt với nhau.

Người dân Văn Lang đã thể hiện sâu sắc quan điểm của mình về cuộc sống gia đình thơng qua các truyền thuyết thời đại Hùng Vương. Cụ thể:

Trong truyền thuyết Chử Đồng Tử hình ảnh một chàng trai trần truồng xấu hổ phải giấu mình trong cát khi có người đi qua phát hiện. Gia đình chàng q nghèo, khơng có tiền để mua quần áo mặc, hai cha con phải mặc chung nhau một chiếc khố. Khi cha chàng qua đời, không nỡ để cha phải “lạnh lẽo” chàng đã chơn chiếc khố duy nhất theo cha cịn mình thì để mình trần. Hình ảnh Chử Đồng Tử nhường chiếc khố cho cha mặc khi qua đời đã thể hiện “ tấm gương hiếu nghĩa” của mình đối với bậc sinh thành ra mình đó chính là cha mẹ. Đối với cha mẹ thì con cái phải biết quý trọng cha mẹ, biết phụng dưỡng khi cha mẹ về già hay lúc ốm đau, bệnh tật, biết thờ phụng khi cha mẹ qua đời. Đó chính là đạo lý làm người mà mỗi người con cần phải có và phải tơn trọng nó trong mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội Văn Lang thời đại Vua Hùng.

Còn trong truyền thuyết Trầu Cau, mặc dù đây là một truyền thuyết kết thúc khơng có hậu khi cả ba nhân vật trong câu chuyện đều bị chết nhưng thực chất cái chết của cả ba nhân vật này lại để một hình ảnh đẹp thể hiện tình cảm anh em phải yêu thương nhau, vợ chồng phải thủy chung son sắc. Tác giả dân gian đã xây dựng cho hình ảnh dây trầu (sự hóa thân của người vợ) quấn quanh phiến đá (sự hóa thân của người chồng) và cây cau (sự hóa thân của người em) thể hiện tình cảm vợ chồng thủy chung, gắn bó.

Trầu cau là đã trở thành một di sản văn hóa thể hiện những giá trị tinh thần và mơ ước của người dân Lạc Việt. Lá trầu tượng trưng cho sự sinh sản, cái bắt đầu và nguồn cội. Buồng cau nặng trĩu chi chít những quả no trịn tượng trưng cho sự phú túc và phát triển. Vôi tượng trưng cho sự trong sạch, thanh cao. Và khi tất cả hòa lại làm một làm thành một vị cay nồng, ấm áp, màu đỏ tượng trưng cho tình máu mủ anh - em, tình vợ chồng nồng thắm. Dù có trải qua hiểu lầm, nghi kị ghen tng hay những biến cố trong đời sống thì tình cảm gắn bó giữa anh - em, vợ - chồng cũng khơng thể nào

thay đổi được. Và cũng chính từ đây, nhân dân Văn Lang đã hình thành nên tục lệ ăn trầu trong ngày cưới và tục thắp hương trầu cau lên bàn thờ tổ tiên tượng trưng cho tình cảm son sắc của những thành viên trong gia đình với nhau, cùng u thương nhau, chung sống hịa thuận với nhau tạo nên một xã hội Văn Lang ổn định thịnh vượng và cùng nhau phát triển.

Như vậy, trong mối quan hệ giữa con người với con người, người dân Văn Lang rất đề cao mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình. Sống phải có tình nghĩa, con cái phải biết phụng dưỡng cha mẹ, anh em phải biết thương yêu nhau, vợ chồng phải thủy chung son sắt… Các thành viên trong gia đình phải yêu thương, đùm bọc nhau để tạo nên một xã hội ổn định. Những quan niệm này đã trở thành truyền thống đạo đức quý báu và tự hào của dân tộc Việt Nam ta.

Thứ ba: Trong đời sống của người dân Văn Lang, họ không chỉ quan

tâm tới mối quan hệ giữa con người với con người khi con đang sống, đang tồn tại mà ngay cả khi họ qua đời thì người dân cũng thể hiện mối quan tâm của mình với người đã chết.

Cư dân Văn Lang quan niệm rằng cái chết là sự di chuyển của linh hồn đi từ cõi dương (dương gian, trần thế) sang cõi âm (âm ty, địa phủ). Thế giới trần gian và thế giới âm phủ được ngăn cách nhau bởi chín con sơng và để sang được thế giới bên kia thì người chết phải đi bằng thuyền cho nên người Văng Lang có tục chơn người chết trong những chiếc quan tài làm bằng thân cây, đẽo theo hình thuyền. Khi có người lìa đời tục lệ đầu tiên và mặt tang ma của người Hùng Vương là giã cối. Tiếng chày cối ở đây chính là tín hiệu thơng báo cho mọi người xung quanh biết là đã có người vừa chết. Và những nghi thức lễ tiết, tang ma trước khi chơn người chết như: cầu cúng, than khóc, nhắc nhở, khuyên nhủ người chết về nguồn gốc bổn phận và cách sống ở thế giới bên kia… được tiến hành bởi những nhân vật được coi là có khả năng giao tiếp với thần linh đó là thầy cúng. Các hình thức chơn cất người chết cũng hết sức đa dạng và phong phú.

Người chết có thể được chơn cất trong những chiếc tiểu làm bằng gốm cũng có thể được chơn cất trong những thân cây được đục đẽo, trang trí hình chiếc thuyền hay thậm chí cịn được hỏa tán thành tro rồi được đựng trong các trống đồng hay tháp đồng quý cùng các đồ vật quý của mình như đồ trang sức đồ dùng hằng ngày … để họ dùng đến ở thế giới bên kia. Điều này phần nào đã phản ánh quan niệm và thái độ của con người thời Hùng Vương về sự sống và cái chết trở thành một phong tục không thể thiếu trong đời sống của người dân Văn Lang.

Ngoài ra, nghi lễ đưa tang của người Văn Lang cịn có tục “ chèo đưa linh” đó là người sống múa điệu chèo đị và hát những câu tiễn đưa linh hồn người chết đến nơi chín suối. Ngày nay, tục lệ này vẫn được lưu giữ ở một số vùng đồng bằng Bắc Bộ và suốt miền duyên hải Nam Trung Bộ.

Như vậy, với việc tiễn đưa, chôn cất người chết đã thể hiện sự tiến bộ và tinh thần nhân văn cao cả của người dân Văn Lang trong cách đối xử giữa con người với con người, giữa người sống với người đã mất… Họ đã hiểu được một điều rằng: dù sự sống có quý giá đến đâu nhưng con người sinh ra thì cũng có lúc phải mất đi. Sinh - tử là lẽ đương nhiên của cuộc đời khơng có ai là khơng thể chết cho nên khi đứng trước cái chết họ chỉ biết nuối tiếc và sót thương chứ khơng thể làm gì được. Điều đó cũng chính là biểu hiện rõ nhất của tư tưởng tôn trọng quy luật khách quan, thuận theo lẽ trời của người dân Văn Lang thời đại Hùng Vương.

Tóm lại, với phong tục tang ma cho người đã khuất của người dân Văn Lang đã trở thành nét đặc trưng văn hóa tinh thần đặc sắc vốn của dân tộc Việt Nam thể hiện tình cảm của mình đối với người đã khuất, đồng thời thể hiện tình cảm sâu sắc, mối quan hệ giữa con người với con người kể cả khi họ đã xa rời cuộc sống hiện thực để họ yên tâm sống một cuộc sống mới ở thế giới bên kia. Đã tồn tại từ xa xưa, nét riêng của truyền thống văn hóa Việt Nam mà khơng có nước nào trên thế giới có thể có được, thể hiện

lịng biết ơn đối với cơng lao của người đã khuất. Giỗ tổ Hùng Vương, nó đã trở thành Quốc lễ của dân tộc Việt Nam.

Thứ tư: Trước sức mạnh khủng khiếp của thiên nhiên như bão tố, lũ

lụt, sóng thần… con người Văn Lang trở nên hết sức nhỏ bé, cuộc sống của họ gặp nhiều rất nhiều khó khăn và nguy hiểm. Và để sinh tồn xã hội ấy người dân Văn Lang đã tìm đến một hình thức trấn an tinh thần của mình, đó là họ đã thần thánh hóa những con người có thật ở thời đại Hùng Vương lên trở thành những vị thần như Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử…Để họ đứng ra che chở và bảo vệ người dân trước sức mạnh khủng

khiếp của tự nhiên hay trước sự lâm nguy của đất nước khi có nạn ngoại xâm lược, mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Hình ảnh của Sơn Tinh, Thánh Gióng được nhân dân Văn Lang nhân hóa lên thành hình ảnh của những con người khổng lồ, thông minh và dũng cảm. Sơn Tinh một tay có thể nhấc vài ngọn núi, có sức mạnh phi thường để “ dời non lấp biển” bảo vệ nhân dân trước những “cơn thịnh nộ” của thiên nhiên vì thế mà hình ảnh Sơn Tinh đã đi vào trong cuộc sống của người dân Văn Lang như một vị anh hùng có cơng lớn trong việc trị thủy được người dân yêu mến và thờ phụng.

Cịn khi đất nước bị xâm lược thì Thánh Gióng xuất hiện như một vị tiên trên trời được cử xuống hạ giới cùng với nhân dân Văn Lang bảo vệ đất nước, đánh tan quân xâm lược, và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước Văn Lang. Gióng lên ba, chưa đi và tự ăn cơm được. Thế nhưng, nghe giặc Ân đến xâm lược nước nhà, Gióng đã vươn vai trở thành Phù Đổng để đánh giặc cứu, để đánh giặc cứu nước. Mẹ Gióng quá nghèo, khơng đủ sức ni Gióng ni gióng ăn và rèn sắm vũ khí cho gióng u cầu. Tồn bộ dân làng cùng chung lưng đấu cật, ni Gióng và như Gióng u cầu. Gióng đã thắng giặc Ân chính vì Gióng đã đại biểu cho tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm và cố kết cộng đồng dân tộc cao, quyết vì độc lập dân tộc.

Như vậy, dưới cách nhìn của nhân dân Văn Lang, với mong muốn về một cuộc sống ấm no hạnh phúc, người dân Văn Lang đã nhân hóa những con người thời đại Hùng Vương trở thành những vị thần che chở cho cuộc sống của họ. Thân phận của con người khi đứng trước những khó khăn do tự nhiên gây ra, những khó khăn khi đất nước bị lâm nguy đã trở nên nhỏ bé và yếu ớt. Vì thế họ phải tìm đến các vị thần để an ủi, che chở, bảo vệ. Đồng thời chúng ta còn thấy rằng khi đất nước bị lâm nguy, với lòng yêu thương đất nước thì dù ở bất kỳ tầng lớp nào, dù trai hay gái, dù già hay trẻ thì họ cũng đứng lên đánh giặc. Điều này đã nói lên dân tộc Việt Nam có ý thức về quốc gia độc lập có chủ quyền từ rất sớm.

Qua đây chúng ta thấy được một phong cách tư duy hết sức tinh tế của người xưa khi nhìn nhận về con người, đánh giá về con người. Người dân Văn Lang không đánh giá con người ở những giá trị phù phiếm bên ngồi như hình thức, xuất thân, gia thế…mà họ chỉ quan tâm đến cái cốt lõi tạo nên giá trị của một con người đó là tài năng, đức độ, phẩm giá của con người và những đóng góp thực tế mà họ đã mang lại cho cộng đồng, cho đất nước.

Và để ghi nhớ cơng lao to lớn của Sơn Tinh, Thánh gióng, Chử Đồng Tử cùng với những chiến cơng của mình trong việc bảo vệ thành quả lao động sản xuất của nhân dân cũng như trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì nhân dân Văn Lang đã thể hiện tấm lịng thành kính của mình thơng qua việc tơn thờ và thờ cúng những vị anh hùng văn hóa và anh hùng chống giặc ngoại xâm này. Với việc thờ cúng ba vị anh hùng tiểu biểu trên đã thể hiện một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc ta, là tinh thần chắt lọc suốt chiều dài lịch sử, là biểu tượng tượng trưng cho sức mạnh liên kết cộng đồng để làm ruộng và để đánh giặc, biểu tượng cho sự khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần phong phú của dân tộc ta.

Thứ năm: Cũng trong thời kỳ này, xã hội Văn Lang đã có một bước chuyển mạnh từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ quyền, vai trò của người

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w