Trong đời sống kinh tế

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương (Trang 42 - 46)

Chương1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT

2.2. Một số khía cạnh của đời sống kinh tế và đời sống tinh thần trong

2.2.1. Trong đời sống kinh tế

Tự nhiên đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống kinh tế của người dân Văn Lang mà nhất là với quá trình lao động sản xuất để tạo ra của cải

vật chất duy trì sự tồn tại của con người và của xã hội, do đó mà con người có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên nhất là trong sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.

Nghề trồng lúa nước xuất hiện ở nước ta từ rất sớm. Cây lúa ngoài những giá trị về mặt kinh tế như cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu ( thóc, gạo) để duy trì sự sống của con người thì nó cịn có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Văn Lang.

Người đầu tiên dạy nhân dân ta trồng lúa nước đó chính là Đế Minh_cháu ba đời của Viên Đế Thần Nông. Trong truyền thuyết họ Hồng Bàng khi thấy đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn, chỉ biết lấy bột cây mà ăn, lấy vỏ cây làm quần áo, “ Đế Minh đã cùng vợ mình đáp mây xuống núi Nghĩa Lĩnh dạy nhân dân Văn Lang trồng lúa. Ở vùng cao thì dạy họ phát nương đốt trà, chọc lỗ tra hạt, cịn ở vùng thấp thì đợi nước sông rút cạn, ruộng bãi đã thối ngấu cây cỏ, lấy cao trang cào mà đẩy cho sục bùn, đều phẳng rồi gieo giống trồng lúa” [ 1;5] để cải thiện đời sống của người dân.

Ngồi ra, chúng ta có thể thấy được hình ảnh sinh động của cây lúa trong Truyền thuyết Bánh Chưng - Bánh Giầy. Người dân Văn Lang đã sử dụng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên như gạo, đỗ, thịt người dân Văn Lang đã biết kết hợp hài hòa để tạo nên một loại bánh gọi là Bánh Chưng. Còn Bánh Giầy được làm từ gạo giã nhuyễn rồi nhào nặn tạo thành một thứ bánh trắng trong, tinh khiết và mềm dẻo. Hai loại bánh này không chỉ là món ăn của người Văn Lang mà nó cịn là sự biểu trưng sâu sắc của đời sống văn hóa tinh thần trong mỗi người dân trong đó Bánh Chưng vng tượng trưng cho mặt phẳng của đất cịn Bánh Giầy tròn tượng trưng cho bầu trời bao la, rộng lớn. Hình ảnh Bánh Chưng - Bánh Giầy được đặt sóng đơi bên nhau trên bàn thờ tổ tiên vào dịp lễ tết hằng năm đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho sự giao hịa của trời đất. Đồng thời, cũng là niềm mong ước của người dân nông nghiệp mong cho năm sau trời đất sẽ thuận

hòa, mùa màng tươi tốt, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Đó chính là nét đẹp văn hóa truyền thống trong lĩnh vực văn hóa ẩm thực của người dân Văn Lang được lưu truyền cho đến ngày nay.

Cây lúa đã có ý nghĩa hết sức to lớn trong đời sống của người dân Văn Lang không chỉ trong đời sống vật chất mà cả trong đời sống tinh thần. Người dân Văn Lang đã tôn thờ cây lúa trở thành Thần Lúa - một vị thần đầy uy quyền và quyết định sự sinh tồn của con người.

Ngày nay, đi khắp các vùng quê Việt Nam chúng ta không khỏi bắt gặp tục thờ Thần Lúa, Hồn Lúa, Mẹ Lúa…đã thể hiện sự tiếp nối bền vững tình yêu đối với cây lúa của cư dân Văn Lang cho tới tận bây giờ.

Ngoài việc gắn liền với lao động sản xuất của con người thì tự nhiên cịn chi phối rất nhiều mặt của đời sống sinh hoạt con người Văn Lang. Các nông cụ, đồ dùng hay đồ nấu của người dân đều được làm bằng gốm. Ngoài ra các đồ dùng như đồ trang sức, đồ mai tang hay các tác phẩm nghệ thuật cũng đều mang đậm dấu ấn của mối quan hệ hài hòa giữa con người với tự nhiên. Con người được sinh ra từ tự nhiên, tồn tại trong tự nhiên vì thế mà cuộc sống của con người phải gắn liền với tự nhiên để được tự nhiên che chở và bảo vệ.

Như vậy, con người xã hội Văn Lang đã thấy được vai trò to lớn của tự nhiên đối với cuộc sống của mình mà trước tiên đó là đối với sản xuất nơng nghiệp. Gắn liền với tự nhiên đó cũng chính là gắn liền với lao động sản xuất, yêu tự nhiên cũng chính là yêu lao động. Trong tư tưởng của mình, người Văn Lang luôn coi tự nhiên là “ người bạn thân thiết” của mình vì thế họ sống gắn bó và chan hịa với tự nhiên, tơn trọng và gìn giữ tự nhiên. Họ sống hết mình cho cuộc sống hiện tại chứ không mơ ước một cuộc sống cao xa nơi thiên đường nào cả. Mỗi người dân trong công xã đều tự ý thức được điều đó và khơng trông chờ vào sự “ ban phát” của Thượng đế. Ước mong cháy bỏng duy nhất của người dân đó là cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở thuận theo lẽ tự nhiên.

Điều này đã hình thành nên một lối tư duy mới của người dân Văn Lang đó là: hăng say, chăm chỉ lao động, không trông chờ, ỷ lại vào tự nhiên, cùng sống gắn bó và gìn giữ tự nhiên.

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w