Trong đời sống tinh thần

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương (Trang 46 - 50)

Chương1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT

2.2.2.Trong đời sống tinh thần

2.2. Một số khía cạnh của đời sống kinh tế và đời sống tinh thần trong

2.2.2.Trong đời sống tinh thần

Tự nhiên không chỉ là mảnh đất để con người sinh tồn, phát triển mà tự nhiên còn đi sâu vào trong đời sống sinh hoạt để lại dấu ấn khơng thể phai nhịa được trong đời sống tinh thần của người dân Văn Lang. Và tự nhiên đã đi vào trong đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang như là một chỗ dựa, một đấng sinh thành cao cả của mn lồi. Người dân Văn Lang u mến và tơn thờ những gì của tự nhiên đã sản sinh, nuôi nấng họ đồng thời họ cũng tôn thờ cả những hiện tượng tự nhiên diễn ra hàng ngày mà họ khơng sao giải thích được như sấm, chớp, mây mưa… nhờ đó một hình thức tín ngưỡng mới lại ra đời, gắn bó lâu dài và bền chặt với cư dân Văn Lang đó chính là hình thức tín ngưỡng sùng bái thiên nhiên.

Trong q trình tiếp xúc, gắn bó với tự nhiên, cư dân Văn Lang đã sớm nhận thức được một số hiện tượng và cố gắng giải thích nó theo những tri giác mộc mạc cảm tính của mình. Họ thấy rằng, hễ trước khi có những trận mưa lớn thì cóc nghiến răng, có gió to bão lớn sắp xảy ra thì cây ngải thường cuốn bông, cuốn lá lại…Người dân Văn Lang đã nghĩ ngay đến truyện cóc kiện trời địi mưa, truyện Thần Gió có đứa con nghịch ngợm bị Ngọc Hồng bắt hóa thân thành cây ngải báo tin gió cho người dân dưới hạ giới biết rằng sắp có bão bằng cách cuốn bơng, cuốn lá lại.

Khi quan sát những hiện tượng mà người dân Văn Lang phải đối diện hành ngày xảy ra trong tự nhiên bão tố, hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh…thì cũng có những hiện tượng mà người dân khơng thể giải thích được như hiện tượng sấm, sét, mây, mưa…Để khỏa lấp chỗ trống trong nhận thức của mình, người dân Văn Lang đã phát huy trí tưởng tượng của mình một cách triệt để thông qua việc sáng tạo nên những câu chuyện thần thoại bất hủ về các vị thần tự nhiên. Các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên được nhân dân nhân hóa lên trở thành các vị thần của tự nhiên như Thần Trụ Trời, Thần Núi, Thần Gió, Thần Sấm, Thần Sét…Mỗi vị thần có nguồn gốc ra đời, có tâm tư tình cảm và đặc biệt các vị thần đều là các vị thần tốt, luôn đứng về

phía nhân dân để bảo vệ đời sống của nhân dân, được nhân dân Văn Lang tôn thờ và thờ phụng.

Thần Trụ Trời bằng sức lao động của mình đã miệt mài đắp núi, đào sơng, nhào nặn vạn vật và sáng tạo ra thế giới mn lồi. Thần Núi ( Sơn Tinh) cùng với nhân dân chống lại sức mạnh của Thần Nước (Thủy Tinh) bảo vệ mùa màng cho nhân dân. Hay chuyện người con trai ngỗ ngược của Thần Gió bị phạt biến thành cây ngải cứ khi sắp có bão lớn xảy ra thì cuộn bông, cuộn lá lại để báo tin cho người dân biết để tránh bão. Thần Sấm, Thần Sét là những vị thần thay Trời bảo vệ công lý cho người dân Văn Lang khi gặp phải bất công, chèn ép trong xã hội.

Tuy chưa biết về khí tượng, thủy văn là gì và chưa thể giải thích được hiện tượng lũ lụt theo quan điểm khoa học nhưng người dân Văn Lang đã nắm được tính lặp đi lặp lại của các hiện tượng tự nhiên xảy ra trong cuộc sống hàng ngày như hiện tượng lũ lụt, mưa bão. Cứ khi nào nước lũ xảy ra vào tháng tám âm lịch thì người ta lại nghĩ ngay đến truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. Thủy Tinh vì mối hận tình xưa khơng thành, khơng cưới được cơng chúa Ngọc Hoa nên hàng năm vào tháng tám ( âm lịch) lại dâng nước lên báo thù đánh Sơn Tinh, làm cho đời sống của người dân khôn đốn trong lũ lụt.

Từ việc quan sát các hiện tượng tự nhiên đã tạo điều kiện cho việc nhận thức thế giới của người dân ngày càng được hoàn thiện. Cư dân Văn Lang dần dần thấy được phần nào bản chất và sự tồn tại khách quan của thế giới đồng thời thấy được sự tác động của tự nhiên đối với cuộc sống của con người để từ đó tìm ra những biện pháp tốt nhất giúp nhân dân tránh được những tai họa do thiên nhiên gây ra.

Như vậy, với việc nhân hóa các hiện tượng thiên nhiên thành các vị thần khổng lồ có sức mạnh to lớn đã thể hiện ước mong cháy bỏng của người dân: mong cho trời đất yên lành, mưa thuận gió hịa, mn lồi sinh sơi nảy nở để đời sống của nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh việc tơn thờ các hiện tượng tự nhiên thì người dân Văn Lang cịn tơn thờ cả những lồi động vật gắn liền với đời sống của người dân. Những lồi thú hiền lành như hưu, nai, chim, cóc… đã được người dân nhân hóa lên trở thành những con vật thiêng liêng có sức mạnh to lớn.

Theo sự tích Cóc kiện trời, con cóc là con vật gọi được mưa, mỗi khi thấy cóc nghiến răng thì trời đổ mưa. Con cóc là lồi vật nhỏ bé vậy mà lại được nhân dân nhân hóa thành “ cậu ông Trời”… Đặc biệt, trong đời sống của người dân Văn Lang, người dân đã nhân hóa các lồi vật có thật trong tự nhiên như chim, rắn, cá sấu thành hai giống vật thiêng Rồng - Tiên với quan niệm đó chính là tổ tiên của dân tộc mình.

Lồi Rồng là loài vật được kết hợp từ hai lồi bị sát là rắn và cá sấu. Hình tượng con rồng xuất hiện và đi vào đời sống tâm linh của người dân Văn Lang như một giống vật thiêng liêng. Người dân đã nhân hóa hình ảnh con rồng - con vật chúa tể cai quản vùng sông nước lên thành hình tượng Bố Lạc Long Quân dũng cảm ( trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ). Cịn lồi Tiên là hình ảnh của lồi chim lớn được nhân dân nhân hóa lên thành hình ảnh của Mẹ Âu Cơ xinh đẹp ( trong truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ). Và cũng chính từ hai lồi vật này được người dân Văn Lang nhân hóa lên trở thành hai lồi vật thiêng liêng tượng trưng cho nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam đó là nguồn gốc bố Rồng - mẹ Tiên.

Ngày nay, khi nói về nguồn gốc ra đời của dân tộc Việt Nam chúng ta thường bắt gặp các câu thành ngữ như: “con Hồng cháu Lạc”, “con rồng cháu tiên” chính là bắt nguồn từ truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ mà ra. Đã khẳng định nguồn gốc ra đời của con người Việt Nam là xuất thân từ dòng giống Rồng Tiên - một nguồn gốc cao quý của dân tộc. Từ đó khơi dậy ý thức tự hào dân tộc, tự hào về đất nước của mỗi người dân Việt Nam ta khi nói về nguồn gốc Rồng - Tiên của dân tộc mình.

Như vậy, với quan niệm con người sinh ra và gắn liền với tự nhiên, người dân Văn Lang đã có cái nhìn duy vật khi đi tìm nguồn gốc sự sống

của con người. Người dân Văn Lang khơng tìm ở bất kỳ đâu xa xơi trên thế giới mà họ tìm thấy ngồn gốc ra đời của con người ở ngay trong chính cuộc sống của mình. Đó là nguồn thức ăn nuôi sống họ hàng ngày, từ các con vật hiền lành trong tự nhiên. Từ hiện thực hiển nhiên ấy đã được người xưa tô vẽ lại bằng nhiều huyền thoại, truyền thuyết ly lỳ, hấp dẫn chứa đựng nhân văn sâu sắc về lòng biết ơn của con người đối với tự nhiên đã ni sống mình, cho dù chúng là những thứ có sẵn trong tự nhiên. Và thơng qua đó chúng ta thấy được một cách nhìn hết sức duy vật của người xưa khi thấy rằng sự sống không phải do Chúa trời, do Thượng đế tạo ra mà nó bắt nguồn từ giới tự nhiên. Tự nhiên chính là nơi con người sinh ra và cũng chính từ tự nhiên lại con người ni sống con người. Vì thế để tỏ lịng tơn trọng của mình với tự nhiên, người dân Văn Lang đã nhân hóa những con vật hiền lành có trong tự nhiên, lấy đó là nguồn gốc ra đời của mình. Tơn thờ các sức mạnh to lớn của tự nhiên lên thành các vị thần tốt như Thần Sấm, Thần Sét, Thần Mưa… Các vị thần này không chỉ bảo vệ cho con người mà các vị thần cịn thấu hiểu tâm tư tình cảm của con người bởi vậy con người với tự nhiên hịa vào làm một, gắn bó và khơng thể tách rời.

Tóm lại, các truyền thuyết thời đại Hùng Vương đã phản ánh một cách sâu sắc những triết lý nhân sinh quan của con người thời đại Hùng Vương về cuộc sống, về sự hình thành con người, về các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Các truyền thuyết đã phản ánh được một thời đại lịch sử của dân tộc ta. Một thời đại đất nước hịa bình và thịnh trị, đời sống nhân dân ấm no, hạnh phúc. Mặc dù trình độ phát triển của kĩ thuật chưa cao, nhưng con người Văn Lang lại khơng vì thế mà mất đi tính chất nhìn nhận duy vật của mình. Tính chất duy vật được thể hiện cả trong đời sống lao động sản xuất, trong đời sống tinh thần, trong các lễ hội và trong cả các tín ngưỡng đa thần của người dân Văn Lang. Ngay nay, các tư liệu lịch sử về thời đại HùngVương cịn chưa nhiều vì vậy khi nghiên cứu về thời đại Hùng Vương chúng ta chủ yếu phải dựa trên các truyền thuyết.

Do đó để tránh cái nhìn duy tâm, phiến diện thì chúng ta cần phải đứng trên góc độ triết học Mác - LêNin để có cái nhìn đúng đắn, đánh giá thời kỳ lich sử này_Thời đại Hùng Vương dựng nước.

2.3. Nhận xét, đánh giá về vấn đề nhân sinh quan của truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương (Trang 46 - 50)