Đời sống của con người

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương (Trang 27 - 34)

Chương1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỀN THUYẾT

2.1. Quan niệm về đời người

2.1.2. Đời sống của con người

Thời đại Hùng Vương là giai đoạn đất nước Văn Lang ta ổn định và thịnh trị. Đời sống của nhân dân ấm no, hạnh phúc, nền kinh tế đất nước phát triển cùng với đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú và đa dạng vì thế mà thời kỳ này được coi là thời kỳ hình thành nên nền tảng văn hóa của đất nước Việt Nam ta.

Thời đại Hùng Vương là thời đại mà đã có rất nhiều nghành khoa học nghiên cứu thời đại Hùng Vương nói chung và nghiên cứu về đời sống con người thời đại này nói riêng như văn học, lịch sử, dân tộc học… Nhưng để có cách nhìn một cách tổng qt nhất và hiểu hơn được về cuộc sống cũng như những mối quan hệ xã hội trong đời sống của người dân Văn Lang thì chúng ta cần phải nhìn nhận qua “ lăng kính” của triết học. Điều này đã

giúp cho chúng ta bước đầu hiểu rõ hơn về những triết lý nhân sinh trong đời sống của con người thời đại Hùng Vương.

Cùng với triết lý hình thành con người thì người dân Văn Lang còn đặc biệt quan tâm tới đời sống của con người, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên… đã được nhân dân thể hiện chủ yếu trên hai mặt của đời sống đó là: đời sống vật chất và đời sống tinh thần.

Cư dân Văn Lang - Âu Lạc sống trong thời đại đất nước hịa bình, thịnh trị, đời sống vật chất của người dân được đề cao và chú trọng. Đời sống vật chất của người dân Văn Lang gắn liền với sản xuất nông nghiệp mà đặc biệt là nghành nông nghiệp trồng lúa nước. Ngành nông nghiệp trồng lúa nước đã trở thành ngành sản xuất chính có ý nghĩa quyết định đối với sự tồn tại của cư dân. Hầu hết, trong các truyền thuyết thời đại Hùng Vương như Truyền thuyết Dạy dân trồng lúa; Truyền thuyết Bánh Chưng -Bánh Giầy; Truyền thuyết Bắt trâu kéo cày… đã một lần nữa thể hiện mối quan hệ gắn bó sâu sắc giữa sản xuất nông nghiệp với đời sống của người dân Văn Lang gắn liền với nền văn minh lúa nước. Sản phẩm của cây lúa là thóc, gạo…đó là những nguyên vật liệu chính để làm nên hai loại bánh là Bánh Chưng và Bánh Giầy mà Lang Liêu làm ra để mang biếu cha mẹ thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cái đối với cha mẹ. Bánh Chưng và Bánh Giầy khơng chỉ là hình ảnh tượng trưng cho sự giao hịa của trời và đất mà nó cịn chứa đựng mong ước của người dân Văn Lang về sự sinh sôi nảy nở của mn lồi, đất nước an bình, thịnh trị.

Như vậy, ngành nơng nghiệp lúa nước khơng những ảnh hưởng to lớn đến đời sống của con người mà nó cịn giúp hình thành nên những phẩm chất quý báu của người dân Văn Lang. Người dân Văn Lang rất coi trọng tình nghĩa, u thương nhau, đồn kết với nhau ngay cả trong lao động sản xuất và trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng khác như lễ hội, tín ngưỡng…

Cũng như mọi thời đại khác, ở thời đại Hùng Vương người dân Văn Lang đã sớm thấy được vai trò của lao động đối với cuộc sống vật chất của mình. Lao động chính là nguồn sức mạnh vật chất cung cấp của cải vật chất cho đời sống con người. Chỉ có thơng qua lao động thì các như cầu thiếu yếu của con người mới được đảm bảo như ăn, uống, mặc, nhà ở…Vì thế người dân Văn Lang rất đề cao lao động, coi lao động như là yếu tố quyết định sự tồn tại của con người, quyết định vận mệnh của đất nước. Một quốc gia thịnh trị thì trước tiên phải đảm bảo được đời sống của người dân. Mỗi một thành viên trong cộng đồng phải được đáp ứng đầy đủ về cuộc sống vật chất, về tinh thần.

Như vậy, tư tưởng đề cao lao động đã thể hiện một cái nhìn hết sức duy vật của người dân Văn Lang về đời sống vật chất của mình. Họ đã thấy được tính quyết định của đời sống vật chất đối với sự tồn tại của con người, đối với sự phát triển của đời sống tinh thần. Do vậy mà người dân Văn Lang rất đề cao lao động, hăng say sản xuất với ước mong về một cuộc sống đầy đủ. Họ không trông chờ, ỷ lại vào tự nhiên, nơi cung cấp cho con người nguồn thức ăn sẵn mà họ vẫn chăm chỉ lao động, sống hết mình cho lao động, hăng say lao động để tạo ra của cải vật chất nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình.

Và khi đời sống vật chất đã ổn định, đầy đủ thì người dân Văn Lang cũng quan tâm rất lớn tới đời sống tinh thần. Đời sống tinh thần của người dân được thể hiện trong các hình thức sinh hoạt cộng đồng như các lễ hội, phong tục…

Đời sống tinh thần của con người được thể hiện rõ nhất qua các hình thức lễ hội thời đại Hùng Vương. Khi nói đến lễ hội thì trước hết phải kể đến tục đánh trống đồng. Hình thức này được diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống của người dân Văn Lang. Tiếng trống cất lên mỗi khi đi săn bắn, đi đánh cá hay là đi chiến đấu. Ở các lễ hội của người dân, tiếng trống đã trở thành một âm thanh không thể thiếu cổ vũ tinh thần của người dân.

Ngồi ra, tiếng trống cịn có tác dụng rất to lớn trong khi xua đuổi thú dữ bảo vệ mùa màng của nhân dân. Trong truyền thuyết dạy dân săn lưới, Vua Hùng đã dạy “ dân ta nổi hiệu tù và, nện chiêng trống, đốt mồi lửa, người người gậy gộc hò hét ầm trời” [1;23] làm cho thú dữ sợ mà phải bỏ chạy, xua đuổi thú dữ bảo vệ con người.

Qua những di tích khảo cổ được tìm thấy ở thời đại Hùng Vương chúng ta thấy trống đồng không được đánh đơn độc mà hồ tấu từng đơi, từng cặp. Điều này đã thể hiện tinh thần đoàn kết của cả dân tộc. Tiếng trống càng to thì tinh thần đồn kết của dân tộc càng lớn. Tiếng trống đồng, đã trở thành là một yếu tố không thể thiếu để làm nên lễ hội với ý nghĩa tượng trưng cho sự sinh sản, thịnh vượng và sự giao hòa của trời đất.

Đời sống tinh thần của người dân cư dân Văn Lang là hết sức phong phú, ngồi hình thức đánh trống trong các buổi lễ hội thì có một hình thức khác đó là hát đối đáp. Hát đối đáp là sinh hoạt cộng đồng trong các ngày lễ lớn, cũng là một tiết mục trong ngày hội. Hình thức đối đáp nam nữ khá là đặc sắc, ở những ngôi nhà sàn mái cong, từng đôi nam nữ ngồi đối diện, lồng chân giao tay vào nhau mà hát bên cạnh có người đánh trống. Nội dung hát đối đáp là những câu hò về nội dung cuộc sống, con người với nhau. Đây là một hình thức sinh hoạt cộng đồng thu hút được nhiều người tham gia hàm ý cầu mong sự sinh sôi nảy nở được thịnh vượng. Như trong truyền thuyết Hát xoan đã nói lên tầm quan trọng của loại hình nghệ thuật này: “ Vợ Vua Hùng mang thai đã lâu tới ngày sinh nở, cứ đau bụng mãi mà chưa sinh được. Người hầu tâu rằng: có nàng Quế Hoa xinh đẹp múa giỏi, hát hay nên đón về múa hát cho Hồng Hậu đỡ đau và sinh nở được. Hồng Hậu đón Quế Hoa vào cung. Bấy giờ, vợ Vua đau đẻ dữ dội mới bảo Quế Hoa đứng trước giường múa hát. Quế Hoa hát hay, múa dẻo Hồng Hậu mải xem múa hát mà khơng thấy đau. Sinh ra được ba người con trai tuấn tú”. [1;6]

Như vậy, các lễ hội như hát đố đáp và đánh trống đã thể hiện đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang rất phong phú và đa dạng. Thơng qua đó, thể hiện những khát vọng của con người về cuộc sống, về sự sinh sôi nảy nở của mn lồi, cuộc sống được thịnh vượng. Nét truyền thống này nó khơng chỉ là nét đẹp văn hóa tinh thần của người Việt xưa mà nay còn được lưu truyền mãi về sau trong suốt lịch sử tồn tại của các lễ hội, nó giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần con người Việt Nam ngày nay.

Ngoài ra, người dân Văn Lang đã thể hiện đời sống tinh thần phong phú của mình thơng qua tục lệ cưới xin trong hình tượng đám cưới Sơn Tinh và Mỵ Nương trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh. Sơn Tinh mang lễ vật đến cầu hôn Mỵ Nương, cùng nhau xây dựng nên cơ nghiệp mới trên vùng đất mới. Đó là cuộc hơn nhân một vợ một chồng đánh dấu sự hình thành của những gia đình cá thể, những lứa đơi gắn kết với nhau một cách ổn định và hạnh phúc. Sau lễ cưới, Mỵ Nương theo Sơn Tinh về Núi Tản sinh sống đã nói lên sự thay đổi sâu sắc trong xã hội của người dân Văn Lang. Người con gái phải theo về nhà chồng đây là một bước tiến hết sức quan trọng đánh dấu sự thắng lợi bước đầu của tổ chức gia đình và xã hội phụ quyền. Những tục lệ cưới xin này đã biểu hiện một phong cách dân tộc rất độc đáo đã được bảo lưu và kế thừa mãi về sau như một giá trị văn hóa tinh thần khơng bao giờ phai nhạt theo năm tháng thời gian.

Tóm lại, qua các hình thức lễ hội cũng như các dịp sinh hoạt văn hóa thì các thành viên trong cơng xã Văn Lang đều được tham gia một cách bình đẳng cả nam lẫn nữ. Thể hiện ý nguyện cầu mong việc làm ăn thịnh vượng, sự sinh sôi nảy nở dồi dào và gợi nhớ tới tổ tiên, nguồn gốc dân tộc đồng thời giáo dục và rèn luyện kĩ năng, tinh thần sản xuất chiến đấu của người dân Văn Lang. Ngoài ra, các lễ hội này ở thời đại Hùng Vương đã trở thành một nét văn hóa nổi bật, bền vững và có tác dụng quan trọng về nhiều mặt trong đời sống sinh hoạt và tinh thần của người dân Việt Nam trải dài trong suốt thời kỳ lịch sử.

Đời sống của con người không chỉ được thể hiện trong các hình thức lễ hội, sinh hoạt cộng đồng mà đời sống tinh thần của người dân cịn được thể hiện qua tín ngưỡng của họ.

Ở thời đại Hùng Vương hình thức tín ngưỡng được thể hiện hết sức đa dạng và phong phú. Tín ngưỡng thờ vật tổ được ra đời từ truyền thuyết Lạc Long Qn - Âu Cơ đó là tơn tờ hai loài vật: Chim - Rồng. Hai loài vật này đã trở thành Tôtem của người dân Văn Lang, được người dân tôn sùng và thờ phụng. Và việc thực hiện tín ngưỡng thờ vật tổ đóng một vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân. Người dân Văn Lang đã thể hiện tín ngưỡng này trong hầu hết các sinh hoạt đời sống của mình như nhảy múa trong lễ hội, hóa trang giống như lồi chim, hay tục săm mình theo hình thủy qi khi đi săn…Tín ngưỡng này được ra đời, và gắn liền với đời sống của người dân, được nhân dân gìn giữ và tơn sùng.

Đời sống của người dân Văn Lang gắn liền với một nền nông nghiệp lúa nước do vậy họ rất tôn sùng tự nhiên như thờ Thần Mặt Trời, Thần Nước, Thần Núi…Trong nơng nghiệp thì nước đóng vai trị hàng đầu, nước gắn liền với việc làm ăn mà chủ yếu là làm ruộng. Cầu được nước khi thiếu nước, lui được nước khi thừa nước là những hình thức tín ngưỡng tổng hợp quan trọng hàng đầu của người dân thời đại Hùng Vương. Tín ngưỡng này thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa con người với tự nhiên. Đời sống của con người gắn liền với tự nhiên. Mà sức lực của con người thì lại có hạn khơng thể nào chống chọi lại hết những hiện tượng do thiên tai gây ra. Điều đó cũng phần nào đã lý giải việc tín ngưỡng đa thần của người dân Văn Lang.

Ngồi việc tơn thờ tự nhiên, người dân Văn Lang cịn tơn thờ các vị thần đại diện cho sức mạnh đoàn kết của nhân dân như: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thánh gióng, Chử Đồng Tử… đã trở thành một hình thức tín ngưỡng ở thời đại Hùng Vương. Người dân Văn Lang với ý thức về giống nòi, tinh thần đoàn kết, yêu thương giữa các thành viên trong cộng đồng đã dẫn tới việc sùng bái tổ tiên và những người có cơng với đất nước.

Vị thần lớn nhất mà người dân sùng bái lúc bấy giờ đó chính là Vua Hùng. Vua Hùng là người có quyền lực cao nhất trong xã hội. Vua Hùng được người dân Văn Lang tôn thờ như những vị thần tồn tại sẵn trong quan niệm từ trước đấy của con người thời Hùng Vương như: chim - cá( rắn nước, cá sấu). Bên cạnh đó người dân cịn sùng kính, tơn thờ những anh hùng văn hóa và anh hùng giữ nước như Sơn Tinh, Thánh Gióng…cùng hàng loạt hình tượng người phụ nữ mà ngay tên gọi thơi đã nói lên vai trị và cơng lao của của họ trong sản xuất nông nghiệp như: Bà Đậu, Bà Dâu, Bà Nành…

Như vậy, qua việc nghiên cứu tín ngưỡng thời đại Hùng Vương đã phản ánh rõ đời sống tinh thần hết sức phong phú của người dân Văn Lang. Tuy các hình thức tín ngưỡng cịn pha trộn, chằng chéo lên nhau, chưa đúc kết, tập hợp để nảy sinh ra và hình thành nên một hệ thống tín ngưỡng chung, chủ đạo, nhất quán. Nhưng ở đây, chúng ta vẫn thấy được dấu ấn của một phong cách tư duy và tình cảm riêng của người dân Văn Lang dành cho những con người mà họ yêu mến. Tình cảm này cùng với sự bảo lưu một cách đặc biệt, bền bỉ các hình thức tín ngưỡng thời đại Hùng Vương trong suốt quá trình lịch sử đã làm nên một đặc trưng độc đáo trong đời sống tinh thần ở Việt Nam.

Đến đây chúng ta có thể khẳng định rằng đời sống của người dân Văn Lang thời đại Hùng Vương rất phong phú và đa dạng được thể hiện dưới nhiều hình thức kể cả trong lao động sản xuất cũng trong sinh hoạt đời sống tinh thần. Con người đã có những bước phát triển mới trên cả sản xuất và tư duy. Người dân Văn Lang đã thấy được vai trò của lao động đối đời sống con người. Chỉ có thơng qua lao động thì con người mới có thể tồn tại được. Lao động chính là yếu tố quyết định giúp người dân Văn Lang phát triển một cách hồn thiện về bản thân con người thơng qua đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần, để từ đó xây dựng nên đất nước Văn Lang ổn định và thịnh trị.

Một phần của tài liệu Triết lý nhân sinh qua truyền thuyết về thời đại hùng vương (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w