NEP là biểu hiện quan hệ biện chứng giữa động lực là kích thích vật chất và động viên tinh thần cho người lao động

Một phần của tài liệu Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 34)

vật chất và động viên tinh thần cho người lao động

Kích thích vật chất và tinh thần là những hình thức, phương pháp, biện pháp để thúc đẩy mọi người lao động, nâng cao tính chủ động sáng tạo và tính tích cực lao động của họ.

Con người hành động bao giờ cũng theo lợi ích. Chính lợi ích là động lực thúc đẩy, là chất men kích thích con người nhận thức và hành động. Lợi ích có nghĩa là: có ý nghĩa, quan trọng, là nguyên nhân hiện thực của các hành động xã hội, các sự kiện, thành tựu ẩn giật đằng sau những sự thúc đẩy trực tiếp động cơ, ý đồ, lý tưởng... của cá nhân, tập đoàn, xã hội, giai cấp tham gia vào những hành động đó.

Mác, Angghen đã chỉ ra cơ sở khách quan của lợi ích. Lợi ích là do địa vị kinh tế của các tập đoàn, giai cấp quy định. Angghen cho rằng: "Những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó biểu hiện trước hết dưới hình thức lợi ích".

Lợi ích xã hội phong phú và đa dạng. Có nhiều loại lợi ích và tùy theo cách tiếp cận mà người ta có thể phân chia lợi ích theo các góc độ khác nhau. Có thể phân chia lợi ích theo phạm vi cộng đồng: lợi ích cá nhân, lợi ích tập đoàn, lợi ích xã hội. Có thể phân chia lợi ích theo lĩnh vực: lợi ích kinh tế, lợi ích tinh thần, lợi ích chính trị... Có thể phân chia lợi ích theo các chủ thể: Đảng, nhà nước, nhân dân, dân tộc, giai cấp... Chia theo trình độ nhận thức như: lợi ích tác động tự giác và tự phát. Có thể phân chia theo khả năng và hiện thực sẽ có lợi ích hiện thực và lợi ích hư ảo. Phân chia theo xu hướng khách quan của sự phát triển xã hội thì có lợi ích tiến bộ, lợi ích bảo thủ, phản động. Vấn đề lợi ích có quan hệ với nhu cầu. Nhu cầu là một trong những khâu trung gian quan trọng nhất, hơn thế nữa là khâu trung gian đầu tiên trong chuỗi nhân quả "hoàn cảnh kinh tế" đến "mục đích", tức là đến các "động cơ tư tưởng" trực tiếp thúc đẩy con người đi vào hành động.

Khi phân tích vai trò của nhu cầu trong sự phát triển của sản xuất, người ta thấy rằng, không có sản xuất thì không có nhu cầu. Nhưng ngược lại, không có nhu cầu thì không có sản xuất. Tuy nhiên, nhu cầu không phải chỉ là động lực mạnh mẽ kích thích sự phát triển của riêng sản xuất, mà còn là tác động thúc đẩy toàn bộ sự hoạt động của con người nói chung.

Có tình hình đó là do về phía bản thân mình, nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của các nhóm xã hội khác nhau hay của toàn bộ xã hội khác nhau hay của xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển.

Những nhu cầu nảy sinh trước hết là do tác động của sự sản xuất vật chất. Khi sản xuất vật chất đạt đến một trình độ phát triển nhất định thì nó gây nên ở con người những nhu cầu tương ứng.

Tuy nhiên, sự nảy sinh nhu cầu còn phụ thuộc vào các trạng thái riêng của từng chủ thể. Điều đó giải thích tại sao một hoàn cảnh bên ngoài như nhau lại làm nảy sinh ở những con người cụ thể khác nhau.

Như vậy, các nhu cầu nảy sinh là do kết quả tác động qua lại của hoàn cảnh bên ngoài với trạng thái riêng của từng chủ thể, trong đó hoàn cảnh bên ngoài đóng vai trò là cái quyết định.

Nhu cầu, sau khi nảy sinh, là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con người ta hành động nhằm tìm phương tiện thỏa mãn nó. Ph. Angghen cho rằng: người ta thường quen giải thích rằng, hành vi của mình là do tư duy của mình quyết định, trong khi đó, lẽ ra người ta phải giải thích rằng, hành vi của mình là do nhu cầu của mình quyết định. Ở đây ta cần chú ý một số điểm sau:

- Khi một nhu cầu đặc biệt nào đó càng gần tới mức thỏa mãn của nó thì nhu cầu đó càng không còn là một động lực thúc đẩy nữa. Chẳng hạn, nhu cầu ăn nhiều hơn, sẽ giảm đi khi điều kiện thỏa mãn chúng đã sẵn sàng rồi. Khi nhu cầu đã được thõa mãn rồi thì nó không còn là một động lực thúc đẩy hành vị ứng xử xã hội nữa

- Hầu hết mọi người đều có một hệ thống nhu cầu. Khi nhu cầu này đã được thỏa mãn thì nhu cầu khác trở thành bức thiết hơn. Con người không bao giờ thỏa mãn được đầy đủ cả. "Khi những điều mong muốn trước đây đã được giải quyết thì những điều mong muốn mới sẽ phát sinh - sự mong muốn của con người là vô tận".

Vì vậy, xác định những nhu cầu hiện có tác động tới nhu cầu vừa bằng cách làm thỏa mãn nhu cầu hợp lý trong các nhu cầu hiện có ấy, vừa bằng cách cải tạo hoàn cảnh để làm nảy sinh ở con người những nhu cầu mới theo định hướng có lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH là một trong những biện pháp quan trọng, kích thích sự hoạt động của con người nói riêng, của cả cộng đồng nói chung theo đúng một hướng.

Nhu cầu, như đã nhận xét ở trên, sau khi nảy sinh nhiều là động lực hết sức quan trọng thúc đẩy con ngừoi ta hành động nhằm tìm phương tiện thỏa mãn nhu cầu ấy, đối với chủ thể hành động, chính là lợi ích. Vậy lợi ích gắn bó hết sức chặt chẽ với nhu cầu.

Lợi ích không trùng hợp với nhu cầu, nhưng nó cũng không hoàn toàn tách biệt với nhu cầu. Lợi ích là cái đáp ứng lại nhu cầu và vì lẽ đó nó chỉ có ý nghĩa là lợi ích khi được đặt trong mối quan hệ với nhu cầu. Ngoài mối quan hệ đó, cái được coi là lợi ích sẽ không còn là lợi ích nữa

Xét về mặt bản chất, lợi ích chính là quan hệ - quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài với nhu cầu của chủ thể; còn về mặt

nội dung, lợi ích là cái thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng lại nhu cầu. Mỗi quan hệ giữa sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài này với nhu cầu của chủ thể hành động là mối quan hệ khách quan, không tùy thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ thể nhận thức. Vì lẽ đó, cần tìm lợi ích thực sự của chủ thể hành động trong các mối quan hệ giữa nhu cầu của chủ thể với sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, tức là trong mối quan hệ giữa chủ thế đó với các điều kiện tồn tại và phát triển của nó, chứ không phải ngoài mối quan hệ.

Trong mối quan hệ giữa nhu cầu và lợi ích, nhu cầu là cái quyết định đối với chủ thể lợi ích. Do đó, nó là cơ sở của lợi ích. Còn lợi ích, ngược lại xuất phát từ nhu cầu, là sự thể hiện của nhu cầu. Khi nhu cầu bắt đầu xuất hiện thì còn người cũng bắt đầu hướng sự nhận thức của mình vào việc tìm kiếm cải thỏa mãn nhu cầu. Và khi cái thỏa mãn nhu cầu đó - tức là lợi ích - chưa có hành động của con người nhằm đoạt lấy lợi ích ấy cũng chưa có. Nhưng một khi lợi ích ấy đã xuất hiện và đã được tìm thấy, đã được nhận thức thì nó trở thành mục tiêu hành động của con người. Nói cách khác, sự phản ánh của lợi ích trong ý thức lúc này đã biến thành mục đích, thành động cơ tư tưởng và chính động cơ tư tưởng đó trực tiếp thúc đẩy con người ta hành động nhằm giành lấy cái thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu càng lớn thì sự hấp dẫn của lợi ích đối với chủ thể càng lớn và do đó động cơ tư tưởng nảy sinh trên cơ sở của lợi ích này cũng sẽ càng cuốn hút người ta, thúc đẩy người ta lao vào hành động.

Như vậy, cùng với nhu cầu, lợi ích là một trong những động lực cực kỳ quan trọng trực tiếp thúc đẩy con người và thông qua đó, gây nên những biến đổi trong tiến trình vận động của lịch sử. Chúng không phải là những động lực cuối cùng của sự phát triển xã hội, nhưng chúng là những động lực mạnh mẽ nhất của sự phát triển, là khâu trung gian trực tiếp nhất trong việc chuyển hóa những cái bên ngoài thành động cơ tư tưởng bên trong, trực tiếp thúc đẩy con người ta đi đến hành động.

Nếu lợi ích là khâu trung gian chuyển hóa những yêu cầu khách quan bên ngoài thành những động cơ tư tưởng bên trong, thúc đẩy con người hành động thì có thể nói, đó chính là khâu cần được đặc biệt quan tâm trong sợi dây chuyền dẫn tới chỗ khơi dậy và nuôi dưỡng tính tích cực của con người và thông qua tính tích cực ấy mà thúc đẩy quá trình phát triển xã hội. Dĩ nhiên, lợi ích ở đây không phải chỉ là lợi ích cá nhân. Ngoài lợi ích cá nhân, còn có lợi ích chung của tập thể của giai cấp, của toàn xã hội. Cũng như vậy, lợi ích kinh tế là loại lợi ích có tác dụng quyết định nhất. Nhưng ngoài lợi ích kinh tế còn có lợi ích khác như lợi ích chính trị, tư tưởng, văn

hóa, xã hội... Tất cả các lợi ích đó, trước hết là lợi ích kinh tế quyết dịnh động cơ hành động của con người. Và chính thông qua cuộc đấu tranh của con người, vì lợi ích của mình mà xuất hiện các biến cố xã hội - những biến cố góp phần tạo nên sự phát triển của xã hội. Vì lẽ đó, không phải ngẫu nhiên khi người ta thấy lợi ích là khâu nhạy cảm nhất trong toàn bộ chuỗi quy định nhân quả, gây nên hoạt động của con người, là điểm huyệt mà sự tác động vào đó sẽ gây ra sự phản ứng nhanh nhạy nhất của cơ thể xã hội. Tầm quan trọng của lợi ích chính là ở chỗ ấy.

Trong sự phong phú, đa dạng của lợi ích thì suy cho đến cùng, lợi ích kinh tế (vật chất) là cái quyết định các loại lợi ích khác. Lợi ích kinh tế là mối quan hệ nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế của chủ thể. Nó nảy sinh một cách tất yếu, khách quan trong hoàn cảnh kinh tế, trực tiếp quy định khuynh hướng và động cơ hoạt động của các chủ thể kinh tế. Lợi ích kinh tế (vật chất) là những động cơ khách quan, kích thích thúc đẩy hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất đã hình thành và đang phát triển của xã hội, của các giai cấp, các tập đoàn xã hội và các cá nhân. Lợi ích kinh tế phản ánh vị trí của con người hệ thống sản xuất xã hội. Lợi ích kinh tế được phản ánh trong ý thức con người dưới dạng những mục tiêu đã đặt ra và những nhân tố thúc đẩy ý chí đạt tới các mục tiêu ấy. Là hình thức biểu hiện của các quan hệ xã hội, lợi ích kinh tế là nguyên nhân sâu xa của sự vận động xã hội và của đấu tranh giai cấp. Hoạt động chính trị, xét đến cùng là nhằm thỏa mãn lợi ích kinh tế căn bản của các giai cấp. Cuộc đấu tranh giai cấp, suy cho đến cùng là do lợi ích kinh tế đối nghịch nhau mà chính quyền là phương tiện để giải quyết chúng. Lịch sử xã hội loài người là một quá trình lịch sử - tự nhiên, đồng thời cũng như là lịch sử của quá trình hoạt động có ý thức của con người nhằm thực hiện lợi ích kinh tế của mình. Có thể nói, lợi ích kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng, có tính chất quyết định trong đời sống xã hội vì:

- Lợi ích kinh tế là động lực thúc đẩy con người hoạt động ở mọi quy mô, mọi cấp độ xã hội.

- Các quan hệ kinh tế biểu hiện tập trung thành quan hệ lợi ích kinh tế được phản ánh trong nội dung chi phối đời sống chính trị, tư tưởng của xã hội.

- Lợi ích kinh tế là cơ sở, là nền tảng cho việc hình thành và giải quyết các lợi ích khác nhau của con người.

Tuy nhiên, không được tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế (vật chất) biến nó thành cái duy nhất. Cái thúc đẩy con người hành động là tổng thể các loại lợi ích. Không thấy lợi ích kinh tế hoặc hạ thấp vai trò của nó sẽ phụ nhận

nguyên tắc khuyến khích vật chất, triệt tiêu động lực của con người, triệt tiêu động lực phát triển xã hội. Không thấy động lực kinh tế, khuyến khích lợi ích vật chất sẽ sa vào chủ nghĩa duy tâm. Nhưng nếu không coi trọng động lực tinh thần thì xã hội sẽ sa vào những bi kịch và đồi bại.

Động viên tinh thần người lao động

Dưới chế độ xã hội mới, không chỉ lợi ích kinh tế đóng vai trò động lực mà các nhân tố kích thích tinh thần trong lao động cũng có một ý nghĩa rất quan trọng. Điều này cũng phù hợp với vai trò ngày càng tăng lên của các nhân tố chủ quan trong quá trình phát triển lịch sử, của tính tích cực của người lao động trong xã hội mới. Một nền kinh tế hợp lý có hiệu quả, đòi hỏi yêu cầu và bắt buộc trong hoạt động kinh tế phải sử dụng cả hệ thống kích thích vật chất lẫn các nhân tố kích thích tinh thần. Cần tạo ra một cơ chế hoạt động để các nhân tố vật chất lẫn tinh thần tác động hài hòa, là chất men thúc đẩy hành động của người lao động có hiệu quả, đúng hướng. Các nhân tố vật chất, suy cho đến cùng có vai trò quyết định, nhưng như vậy không có nghĩa là các nhân tố tinh thần chỉ là hậu quả. Các nhân tố tinh thần có đời sống riêng, có quy luật vận động riêng, có tính độc lập tương đối của nó. Tác dụng của các nhân tố kích thích tinh thần trong thực tế có phần phức tạp hơn các nhân tố vật chất. Toàn bộ các hình thức khích lệ tinh thần phải được củng cố bằng vật chất mới có giá trị vững bền đối với đông đảo quần chúng.

Để đề ra đường lối chính sách đúng đắn, Lênin đặt tên hàng đầu việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn nước Nga những năm sau Cách mạng tháng Mười, vạch ra những khuyết điểm, sai lầm, theo tinh thần "nhìn thẳng vào sự thật, dù là sự thật đáng buồn nhất đi nữa". Vì chỉ có như vậy, theo Lênin "chúng ta mới học được cách chiến thắng"

Từ việc tổng kết thực tiễn cách mạng nước Nga sau Cách mạng tháng Mười, Lênin nhận ra "sai lầm mà chúng ta mắc phải vì đem áp dụng kinh nghiệm trong thời kỳ đấu tranh quân sự và chính trị vào lĩnh vực kinh tế, đã sản sinh tác hại của nó, đó là một sai lầm nghiêm trọng nhất, một sự sai lầm cơ bản".

Sự sai lầm ấy đã đưa đến nghịch lý phổ biến nhất trong cuộc sống ở nước Nga trước khi thực hiện Chính sách kinh tế mới. "Và chúng ta sẽ không có khả năng thoát khỏi tình trạng bế tắc đó trong nhiều năm nếu chúng ta còn cố bám lấy những phương pháp làm ăn cũ" [43;183]. Vào những năm này theo dõi tình hình ở các địa phương, theo dõi các hội nghị nông dân không đảng phái, Lênin đã ghi các ý kiến của mình và viết thư gửi các ủy viên Ban chấp hành Trung ương và các Bộ trưởng dân ủy để họ biết

và suy ngẫm: "...Ở tỉnh Pêtơrôgrát việc trưng thu... đã thúc ép bằng cách ghí súng lục vào thái dương...nhân dân phẫn nộ... nước Cộng hòa Kếcghiđia lúa mì bị thu sạch trơn không còn lại gì cả... nước Cộng hòa Ivanôvôdơkenxcơ trong việc trưng thu lương thực thừa cả kẻ lười nhác lẫn người cần cù đều phải chịu như nhau, như vậy là hết sức bất công... tỉnh Côxtơrôma phải làm cho nông dân quan tâm. Nếu không thì sẽ không thành công được... tỉnh

Một phần của tài liệu Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 25 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w