So sánh hoàn cảnh Việt Nam và nước Nga Xôviết khi thực hiện Chính sách kinh tế mớ

Một phần của tài liệu Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 53)

công trên cơ sở đổi mới tư duy, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, đồng thời đặt đúng vị trí và tầm vóc của cái tất yếu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước phải đi theo con đường phát triển "rút ngắn", với hình thức quá độ gián tiếp mà lịch sử đã quy định.

Vận dụng Chính sách kinh tế mới ở nước ta hiện nay đòi hỏi phải nắm vững những tư tưởng cơ bản của V.I. Lênin về Chính sách kinh tế mới, từ chiều sâu của tư duy lý luận triết học - kinh tế của ông và phải được đặt trên cơ sở thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.

2.2. So sánh hoàn cảnh Việt Nam và nước Nga Xô viết khi thực hiện Chính sách kinh tế mới Chính sách kinh tế mới

Trước hết, chúng ta thấy rằng nước Nga Xôviết và Việt Nam vốn là 2 dân tộc: cách xa về địa lý, có nhiều điểm khác nhau về dân số, truyền thống văn hóa... Thế nhưng, trong lịch sử đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, đặc biệt trong công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước - xây dựng CNXH, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, cả 2 dân tộc đã có những nét tương đồng. Trên cơ sở đó chúng ta thấy rằng, mặc dù 2 thời gian khác nhau (cách 65 năm), nhưng thắng lợi của việc áp dụng Chính sách kinh tế mới trong giai đoạn xây dựng CNXH ở nước Nga Xôviết (1921-1928) đối với công cuộc đổi mới hiện nay ở Việt Nam (từ 1986), vẫn là những bài học sống động mang tính thời sự, cần phải được nghiên cứu vận dụng nó một cách khoa học nhất, sáng tạo nhất. Từ những nét tương đồng, gần gũi, ngay cả những nét khác biệt, qua so sánh, chúng ta sẽ tìm thấy ở Chính sách kinh tế mới của Lênin những bài học quý báu cho công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Những điểm tương đồng

- Bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, cả Việt Nam và Nga đều mới thoát khỏi cuộc chiến tranh kéo dài nước Nga 7 năm, Việt Nam 30 năm. Cuộc chiến tranh đó đều gây tổn thất nặng nề cho cả 2 nước cả về vật chất lẫn tinh thần.

- Ở cả hai nước, khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH đều nằm trong tình hình kinh tế chưa phát triển. Chủ nghĩa tư bản chưa phát triển

nhiều, bên cạnh đó, nông nghiệp hai nước tuy có mức độ khác nhau, nhưng nhìn chung còn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân. Ở nước Nga Xôviết lúc đó, nông dân chiếm 82,4% dân số, kinh tế nông nghiệp chiếm 51,4% thu nhập quốc dân. Còn nước ta nông dân chiếm hơn 70% dân số, nền nông nghiệp nước ta từ sản xuất nhỏ, còn mang nặng tính chất tự cung tự cấp. Chúng ta đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ chưa qua giai đoạn phát triển TBCN.

- Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, ở nước Nga Xôviết (năm 1921) cũng như ở Việt Nam, khi bước vào công cuộc đổi mới (năm 1986), tuy có khác nhau về mức độ, nhưng xét cho cùng đời sống nhân dân của cả hai nước đều gặp nhiều khó khăn lại càng khó khăn thêm.

- Mặc dù nước Nga và Việt Nam bước vào thời kỳ quá độ CNXH ở 2 thời điểm lịch sử khác nhau, thời gian cách xa nhau hơn 6 thập kỷ, nhưng trong nhận thức, lý luận cũng như trong chỉ đạo thực tiễn của những cộng sản cả 2 nước đều có những điểm sai lầm chủ quan giống nhau thể hiện ở chỗ nhận thức không đầy đủ về các quy luật khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH dẫn tới việc đề ra những chủ trương biện pháp chưa phản ánh đúng tính tất yếu của quy luật khách quan, không theo sát với yêu cầu của cuộc sống thực tiễn đang đặt ra. Ví dụ như nước Nga trước đây họ chưa nhận thức đúng đắn tiến trình của thời kỳ quá độ lên CNXH, do đó họ đã áp dụng ngay các biện pháp trực tiếp đi lên CNXH. Khi đã bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng, nhưng vẫn kéo dài các biện pháp đã áp dụng trong chính sách cộng sản thời chiến... Còn ở nước ta, trước khi bước vào công cuộc đổi mới, chúng ta vẫn duy trì cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, trói buộc và kìm hãm sản xuất phát triển. Đã tập trung quá nhiều vốn, sức lực vào việc xây dựng các ngành công nghiệp nặng, chưa chú ý đúng mức đến việc tổ chức sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Trong công tác cải tạo XNCH đối với thủ công nghiệp và thương nghiệp, chúng ta đã quá vội vàng, chưa làm đúng với quy luật, chưa kết hợp chặt chẽ hài hòa giữa cải tạo và xây dựng. Ở nước ta đã duy trì quá lâu các biện pháp "cấm chợ ngăn sông", làm cho lưu thông hàng hóa không phát triển được...

Tuy nhiên, cả Đảng Bônsêvích Nga và Đảng Cộng sản Việt Nam ngày nay, khi đã nhận thức ra sự sai lầm thì đều dũng cảm, kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, yếu kém. Đó là tính chiến đấu cao của một đảng Mácxít - Lêninnít và những người cộng sản chân chính của 2 nước đã vì quyền lợi của Đảng, của giai cấp và của cả dân tộc

Lênin khi đã nhận thấy sai lầm trong nhận thức về quá độ trực tiếp đi lên CNXH, người đã nhanh chóng, kiên quyết chuyển ngay sang áp dụng

Chính sách kinh tế mới - con đường gián tiếp đi lên CNXH ở nước Nga. Còn ở Việt Nam, khi nhận thấy trong việc duy trì quá lâu cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp. Đảng đã kiên quyết đổi mới để cho CNXH ở Việt Nam phát triển hợp với quy luật khách quan. Tương tự như việc Lênin áp dụng Chính sách kinh tế mới, chúng ta đã thực hiện Chỉ thị 100, sau đó áp dụng khoán 10 trong nông nghiệp. Trong công nghiệp thực hiện quy chế tự chủ về mặt tài chính trong các xí nghiệp, tiến hành hoạch toán kinh tế, xóa bỏ tình trang cấm chợ ngăn sông, thực hiện di chúc của Bác Hồ (giảm thuế nông nghiệp để nông dân có điều kiện khôi phục phát triển sản xuất), đẩy mạnh cách mạng văn hóa ở nông thôn, cải thiện đời sống của nông dân, công nhân và toàn thể nhân dân

Điều đáng quan tâm nhất ở đây là nước Nga trước khi thực hiện NEP (năm 1921) và Việt Nam trước khi bắt tay vào công cuộc đổi mới đất nước là tình trạng kinh tế - xã hội ở cả hai nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng khá nghiêm trọng. Hiện tượng khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế - xã hội biểu hiện ở: các ngành sản xuất bị giảm sút, hàng hóa sản xuất ra không đủ để tiêu dùng, nền kinh tế quốc dân tăng trưởng không đáng kể, các hoạt động kinh tế - xã hội xuống cấp, không có hiểu quả, hàng hóa khan hiếm, đồng tiền giảm giá, ngân sách bội chi lớn, dẫn đến tình trạng lạm phát nghiêm trọng. Tình hình trật tự an ninh của xã hội bị xấu đi, nhiều hiện tượng tiêu cực xuất hiện làm giảm lòng tin của nhân dân...

Để nhanh chóng khắc phục tình hình khủng hoảng về kinh tế - xã hội nói trên, Lênin đã chuyển ngay từ chính sách cộng sản thời chiến sang Chính sách kinh tế mới. Còn ở nước ta những bài học kinh nghiệm được đúc kết từ NEP của Lênin đã được Đảng ta vận dụng sáng tạo vào việc đề ra các chủ trương, chính sách, biện pháp, bước đi thích hợp... để tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng XHCN.

Những nét khác biệt

Bên cạnh những nét tương đồng, giữa 2 nước còn có những nét khác biệt. Trong tính biện chứng của nó, người ta phải xét đến cả 2 mặt này. Trên cơ sở phân tích những nét khác biệt để thấy cho được sự sáng tạo của Đảng ta trong sự vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và Chính sách kinh tế mới của Lênin nói riêng. Do những khác biệt, cho nên sự vận dụng bao giờ cũng phải sáng tạo, không thể vận dụng nguyên xi, máy móc, cứng nhắc, rập khuôn. Yêu cầu này cần phải được quán triệt trong hoạt động quản lý nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn .

Từ những năm 1921, nước Nga Xôviết chuyển từ hoàn cảnh chiến tranh sang thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Việt nam, từ năm 1986, công cuộc đổi mới được bắt đầu. Đối với nước Nga, như Lênin đã nhận xét, khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, tuy CNTB mới phát triển ở mức trung bình, nhưng Nga là một nước mà sự phát triển kinh tế kém nhất Châu Âu, song so với Việt Nam, điểm xuất phát đi lên CNXH của nước Nga vẫn còn cao hơn nhiều. Nếu như ở nước Nga Xôviết, CNTB chỉ mới phát triển ở mức trung bình thì Việt Nam hầu như chưa có, hoặc có nhưng không đáng kể. Dân số nước ta ít hơn nước Nga, cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH dường như không có...

Bác Hồ thường nói, muốn có CNXH thì phải có con người XHCN. Con người XHCN trước hết phải kể đến đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề... Muốn đạt đến một nền sản xuất lớn, hiện đại ở trình độ cơ khí hóa, hóa học hóa, tự động hóa, một nền khoa học kỹ thuật tiên tiến... trước hết phải có đội ngũ chuyên gia giỏi về chuyên môn, giỏi về quản lý mới đủ để vận hành nền sản xuất đưa lại năng suất lao động cao.

Ở nước Nga trước đây, khi bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, đội ngũ chuyên gia này thiếu nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Lênin đã phải áp dụng biện pháp thuê chuyên gia các nước tư bản với mức lương rất cao. Song, làm việc này cũng rất khó khăn, vì nằm trong sự bao vây của các nước tư bản, nước Nga không dễ dàng làm điều đó, Lênin nói: "...sẵn sàng đổi một tá những người cộng sản không có trình độ để lấy một chuyên gia giỏi..."

Còn nước ta khi bước vào giai đoạn đổi mới đất nước, chúng ta đã có thuận lợi nhiều so với nước Nga trước đây. Mặc dù trong cuộc chiến tranh kéo dài, nhưng Đảng ta cũng đã đón trước ngày thắng lợi, do đó có sự chuẩn bị trước đội ngũ cán bộ để sau này xây dựng đất nước. Vì vậy đến nay, nước ta đã có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề khá đông đảo. Trình độ văn hóa của nhân dân được nâng cao hơn trước nhiều. Trong hoàn cảnh đó chúng ta có đủ điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới để thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến thắng lợi, đẩy nhanh, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật vững chắc cho CNXH làm cho đất nước ta giàu mạnh, văn minh và hạnh phúc.

Thế giới và thời đại

Ngoài những nét khác biệt có tính chất bên trong của mỗi nước, chúng ta còn thấy những nét khác biệt về tình hình thế giới cũng như sự

phát triển chung của thời đại (bên ngoài). Đây cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước Nga Xôviết xây dựng đất nước theo con đường đi lên CNXH trong một thời điểm mà cả thế giới chưa ai làm. Thành công hay thất bại, xây dựng nó như thế nào? Bắt đầu từ cái gì? CNXH trong lý luận Mác có trở thành hiện thực hay không? Hàng trăm câu hỏi, hàng loạt vấn đề đặt ra đối với Lênin cũng như nhân dân Xôviết là những thử thách ghê gớm. Không những thế, chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ lại đang có âm mưu cấu kết hòng bóp chết nhà nước XHCN từ trong trứng nước, còn rất non trẻ, để chẳng những tiêu diệt cách mạng nước Nga mà còn xa hơn nữa là ngăn chặn sự phát triển của CNXH lan ra phạm vi toàn thế giới.

Hiện nay, hệ thống CNXH trên thế giới không còn nữa. CNXH ở Liên Xô cũ và Đông Âu đã sụp đổ. Về phương diện nào đó, điều đó khiến chúng ta không tránh khỏi sự xao xuyến, luyến tiếc nhưng cũng phải nói là từ đó trong nhiều người có sự dao động trong nhận thức, trong tư tưởng, trong niềm tin về CNXH, không chỉ ở trong nhân dân, mà ngay cả không ít những người cộng sản. Thế nhưng, so với nước Nga Xôviết trước đây, dẫu sao những thành tựu của CNXH vẫn còn in đậm trong nhân dân, trong những người cộng sản chân chính. Mô hình của CNXH mà nước ta xây dựng hiện nay khác với thời kỳ của nước Nga Xô viết trước đây. Nước ta và một số nước đã từng xây dựng CNXH và đã có những thành công. Sự biến đổi nói trên của hệ thống CNXH và tình diễn ra ở các nước Đông Âu, ở Liên Xô càng làm cho chúng ta phải có những điều chỉnh con đường và mô hình CNXH cho phù hợp hơn với tình hình thế giới hiện nay. Thực tế đó cũng là quy luật tất yếu trong sự vận động và phát triển nói chung của thế giới tự nhiên, xã hội và cả tư duy.

Trước mắt, do sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ nên CNXH ở các nước trên thế giới có gặp khó khăn nhất định trong quá trình phát triển của mình. Song CNXH nhất định sẽ giành được thắng lợi.

Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là một nấc thang trong sự phát triển tất yếu của lịch sử xã hội loài người, đó là điều không thể nào thay đổi được. Vì vậy, ở nước ta cũng như ở các nước XHCN khác trên thế giới đang tìm và thực hiện các biện pháp để điều chỉnh sự phát triển của CNXH cho phù hợp với quy luật tất yếu.

Năm 1921, nước Nga bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, vào thời kỳ đó nền văn minh của nhân loại chỉ mới đạt tới nền văn minh cơ khí. Do đó cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH là một nền đại công nghiệp cơ khí

hóa, có năng suất lao động cao. Không phải ngẫu nhiên mà trong chỉ đạo thực hiện xây dựng CNXH ở nước Nga Xôviết, Lênin đã đưa ra công thức nổi tiếng: "Chủ nghĩa cộng sản là chính quyền Xôviết cộng với điện khí hóa toàn quốc".

Ngày nay, nước ta bước vào công cuộc đổi mới đất nước nằm trong khung cảnh nền văn minh của nhân loại đã bước sang một giai đoạn mới - giai đoạn của nền văn minh tin học. Đó là điều kiện thuận lợi cho phép chúng ta tiến hành xây dựng đất trong mối quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới trong mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... Trong mối quan hệ giao bang của nước ta với các nước trên thế giới này càng mở rộng và phong phú hơn, điều đó hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử xã hội loài người. Trước đây Mỹ đã dùng chính sách cấm vận đối với nước ta, tìm mọi cách lôi kéo các nước tư bản khác để bao vây, hạn chế, gây khó khăn nhằm phá hoại thành quả cách mạng của nước ta trên nhiều lĩnh vực. Nhất là sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu đổ vỡ, đế quốc Mỹ đã đẩy mạnh chiến dịch cấm vận, bao vây hòng lật đổ XHCN ở nước ta. Song nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giữ vững thành quản cách mạng đã đạt được và đẩy mạnh công cuộc xây

Một phần của tài liệu Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w