Vì sao nên vận dụng Chính sách kinh tế mới vào Việt Nam

Một phần của tài liệu Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Chính sách kinh tế mới của Lênin ra đời ở nước Nga năm 1921, đến nay đã gần 90 năm nhưng nó vẫn còn có ý nghĩa nóng hổi đối với sự nghiệp đổi mới toàn diện hiện nay của nước ta. Khó có thể đánh giá hết được ý nghĩa lịch sử vĩ đại của tư tưởng V.I. Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, về Chính sách kinh tế mới nói riêng.

Ý nghĩa to lớn đó được thể hiện ở những điểm sau:

- Chúng ta đều dễ dàng nhận thấy có nhiều sự trùng hợp về những vấn đề được đặt ra và cách giải quyết chúng giữa Chính sách kinh tế mới và công cuộc đổi mới trong những năm qua ở nước ta.

- Chiến tranh đã bắt buộc chúng ta phải áp dụng những biện pháp kinh tế thời chiến. Hoàn cảnh khách quan và những sai lầm trong nhận thức về CNXH dẫn tới sai lầm nhất thời cho rằng chủ nghĩa cộng sản thời chiến có thể áp dụng đưa nước Nga tiến thẳng lên CNXH. Chủ nghĩa cộng sản thời chiến áp dụng biện pháp trưng thu lương thực của nông dân, một mặt bảo đảm chiến thắng thù trong giặc ngoài nhưng mặt khác lại dẫn nền kinh tế nước Nga Xôviết đến bờ vực thẳm. Nạn đói, nạn đầu cơ, sự đình đốn sản xuất trở thành những thách thức nghiêm trọng đối với chế độ Xô viết non trẻ. Trong bối cảnh đó, với một sự táo bạo dám vượt lên chính mình, Lênin đã lãnh đạo đảng Bônsêvích Nga "thay đổi một cách căn bản quan niệm về CNXH. Cách đặt vấn đề của Lênin là phải kiên quyết từ bỏ cách thức, phương pháp tiến công chính diện, tìm cách thức khác, có thể là dùng

"đường vòng", để đi đến mục tiêu XHCN với những biện pháp cấp bách như:

Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực

Lênin đã nêu ra một nguyên tắc xây dựng CNXH đặc biệt quan trọng là phải biết kết hợp nhiệt tình cách mạng với khuyến khích lợi ích vật chất nhằm khơi dậy động lực bên trong của nền kinh tế.

Phải bắt đầu từ nông nghiệp, từ nông dân, phải trở lại với quan hệ hàng hóa tiền tệ, với thương nghiệp tự do buôn bán, thừa nhận cơ chế nhiều thành phần kinh tế, quan tâm tới lợi ích cá nhân, thừa nhận lợi ích cá nhân.

Lênin chủ trương tạo ra cho được bước nhảy vọt lớn về lực lượng sản xuất, về năng suất lao động trên quy mô xã hội, xây dựng cho được một nền đại công nghiệp hùng mạnh. Sớm khôi phục các ngành nghề thủ công nghiệp không cần nhiều vốn, phải quản lý tốt, nâng cao chất lượng sản phẩm để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Lênin quan tâm đến việc mở mang tri thức khoa học kỹ thuật, tri thức quản lý, kêu gọi khẩn cấp "phát triển khoa học, văn hóa, nâng cao trình độ dân trí", sử dụng các chuyên gia do xã hội cũ để lại, kể cả việc thuê chuyên gia tư sản nước ngoài.

Lênin đặc biệt quan tâm chăm lo xây dựng Đảng về mọi mặt, đặc biệt Người đòi hỏi phát huy tính tiên phong của Đảng, phải giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên củng cố những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.

Những nội dung trong Chính sách kinh tế mới được Lênin nêu ra hết sức phong phú, nó được quyện chặt với nhau trong một hệ thống mà nổi bật là các mối quan hệ biện chứng sau:

+ Mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và các bước đi cụ thể, các giải pháp khôn khéo về sách lược.

+ Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị

+ Mối quan hệ giữa kích thích vật chất với động viên tinh thần của người lao động

Các mối quan hệ biện chứng này thể hiện sâu sắc trong đường lối của Đảng ta nhằm đổi mới đất nước toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, giáo dục, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ...

Những tư tưởng của Lênin trong Chính sách kinh tế mới là vô giá đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay theo định hướng XHCN nhằm

xây dựng một nước Việt Nam trở thành một nước độc lập, giàu mạnh, công bằng, văn minh và hạnh phúc...

Vì vậy, đối với công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, nhất là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Chính sách kinh tế mới cần phải được tiếp tục nghiên cứu và vận dụng nó một cách toàn diện, sáng tạo, triệt để và sâu sắc hơn.

Một phần của tài liệu Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w