Trước khi làm rõ khái niệm này chúng ta cần hiểu thêm khái niệm kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế phát triển cao của kinh tế hàng hóa mà mọi yếu tố đầu vào và đầu ra đều thực hiện thông qua thị trường.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một tổ chức kinh tế vừa dựa trên các quy luật phát triển của thị trường vừa dựa trên các nguyên tắc, bản chất của CNXH, hai nhân tố đan xen, tác động lẫn nhau, tồn tại trong nhau. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển đầy đủ và chín muồi. Về nội dung và thực chất, đây là nền kinh tế quá độ của xã hội quá độ, đang trong quá trình chuyển biến cách mạng lên nấc thang mới. Do đó, nó vừa tuân theo những nguyên tắc và quy luật của bản thân hệ thống (kinh tế thị trường), lại vừa chịu sự chi phối của những nguyên tắc và quy luật nằm ngoài hệ thống (nguyên tắc xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa và những quy luật phản ánh bản chất xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa). Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với tư cách là nền kinh tế quá độ, tiềm tàng những lực lượng cách mạng, những nhân tố mới và những khả năng cũng như phương án phát triển rộng lớn.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế quá độ thuộc dạng đặc biệt: "tiến hoá - cải cách", khác biệt với các bước quá độ thông thường: "tiến hoá - tự nhiên" từng diễn ra trong lịch sử. Về nguyên tắc, nền kinh tế thị trường hiện đại không thể ra đời tự phát như trong các thế kỷ trước. Đây phải là nền kinh tế thị trường được định hướng cao về mặt xã hội và phát triển theo xu hướng xã hội hoá - xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đặc trưng bởi
"thuộc tính kép" hay "quá độ bậc hai": kết hợp đồng thời giữa bước quá độ
sang nền kinh tế thị trường mà nhân loại đã đạt được với bước quá độ toàn nhân loại sang xã hội hậu công nghiệp, hậu thị trường và nền kinh tế tri thức theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây cũng là nền kinh tế thị trường kiểu mới, có tổ chức, có kế hoạch,