Sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta trong Chính sách kinh tế mới của Lênin

Một phần của tài liệu Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 67)

của Lênin

Từ Đại hội V và đặc biệt là từ Đại hội VI đến Đại hội X, Đảng và Nhà nước ta vận dụng sáng tạo tư tưởng của Lênin trong nội dung của NEP đề ra nhiều chủ trương, chính sách đúng trong việc sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ, để tạo ra những đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất và đời sống phát triển. Hơn 20 năm qua, những chủ trương, chính sách lớn có ý nghĩa chiến lược đã được thực thi và đạt kết quả tốt.

Một là, duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần

(kinh tế thị trường định hướng XHCN) trong suốt thời kỳ quá độ và thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chủ trương này là sự vận dụng sáng tạo quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong NEP vào điều kiện nước ta.

Từ những bài học kinh nghiệm ở Liên Xô, các nước XHCN Đông Âu, từ ngay thực tiễn nước ta sau khi kết thúc chiến tranh (1975) và nhất là những năm cuối của thập kỷ 80, đã mách bảo chúng ta rằng phải xác định rõ ràng mô hình và cụ thể hơn về mục tiêu phát triển nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Nền kinh tế ấy sử dụng mô hình nào? kiểu gì? và mục tiêu cuối cùng phải đạt được là gì? Không thể chỉ nói chung chung tiến lên sản xuất lớn XHCN.

Trả lời những câu hỏi đó Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ: Phải xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hoá với cơ cấu nhiều thành phần kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và để nó vận hành có hiệu quả, phải thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Quan điểm trên giúp chúng ta không ngừng đổi mới những chính sách kinh tế và lợi ích để phát huy vai trò đòn bẩy của kinh tế hàng hoá, quan hệ hàng hoá - tiền tệ thúc đẩy sản xuất và đời sống, nhờ vậy kinh tế nước ta phát triển khá mạnh trong hơn 20 năm qua.

Quan hệ hàng hoá - tiền tệ là phương thức, thị trường là môi trường để kinh tế hàng hoá tồn tại và phát triển trong bất kỳ chế độ xã hội nào, còn bản chất của một nền sản xuất hàng hoá thì do bản chất quan hệ sản xuất xã hội quyết định.

Trong những xã hội tồn tại chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, nền sản xuất hàng hoá ở đó tất yếu mang bản chất TBCN nên sự phân hoá giàu nghèo và tình trạng người bóc lột người là không thể tránh

khỏi. Đối với nước ta có Đảng Cộng sản lãnh đạo, có Nhà nước chuyên chính vô sản của dân, do dân, vì dân, có chế độ công hữu XHCN về những tư liệu sản xuất chủ yếu, có sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường thì nền kinh tế hàng hoá ở nước ta dù có cơ cấu nhiều thành phần, nhưng nó tất yếu đi theo định hướng XHCN và phục vụ cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã quyết tâm xoá bỏ cơ chế kinh tế bao cấp, chuyển hẳn sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ để thực hiện các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với nông dân, công nghiệp với nông nghiệp, giữa các thành phần kinh tế và giữa sản xuất với tiêu dùng xã hội. Các xí nghiệp kinh tế trong sản xuất và trong lưu thông đều phải hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi đảm bảo có lãi hợp lý, được hưởng quyền bình đẳng trước pháp luật trong cạnh tranh thị trường…

Duy trì và phát triển nền kinh tế hàng hoá đa thành phần theo định hướng XHCN trong suốt thời kỳ quá độ; thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là chủ trương và quyết sách hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trước mắt cũng như trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Bởi lẽ kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) là thành tựu văn minh của nhân loại và đang là xu thế phát triển kinh tế khách quan của các nước trên thế giới cũng như của nước ta.

Hai là, xây dựng thị trường xã hội thống nhất trong cả nước và gắn

với thị trường thế giới. Thực hiện chính sách một giá

Vận dụng sáng tạo NEP, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định xây dựng một thị trường xã hội thống nhất, bảo đảm cho mọi hàng hoá được lưu thông thông suốt trong cả nước. Thực hiện chính sách một giá trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị và quan hệ cung - cầu hàng hoá, bảo đảm giá cả sát với giá trị, xoá bỏ tình trạng "lỗ thật, lãi giả" trong nền kinh tế. Gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới là đòi hỏi khách quan để cho nền sản xuất hàng hoá phát triển mạnh.

Từ Đại hội VII và đặc biệt là từ Đại hội VIII trở đi, Đảng ta đã chủ trương mở rộng thị trường trong nước, thực hiện quan hệ đa phương với thị trường thế giới trên nguyên tắc bảo đảm đôi bên cùng có lợi - chính sách này đã tạo ra một sức hấp dẫn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta và kích thích ngoại thương phát triển, xuất, nhập khẩu tăng nhanh có lợi cho nền kinh tế nước ta trong những thập kỷ qua. Năm 2009, Việt Nam đã thực hiện thành công mục tiêu ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, GDP tăng 5,32%, nước ta là nước tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Ba là, chấp nhận tự do cạnh tranh và mở rộng liên doanh liên kết giữa

các thành phần kinh tế, giữa trong nước với ngoài nước

Đảng ta đã quyết tâm từ bỏ mô hình kinh tế bao cấp xơ cứng chỉ có 2 thành phần kinh tế (quốc doanh và tập thể); không thị trường, không có cạnh tranh và không có liên doanh liên kết kinh tế… thay thế bằng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều thành phần kinh tế tham gia, sử dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ làm phương thức vận động, thực hiện trao đổi mua bán sản phẩm trên thị trường theo đúng quy luật giá trị - quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá.

Chủ trương này đã đạt được những thành công lớn trong phát triển kinh tế hơn 20 năm qua trên đất nước ta.

Liên doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, giữa kinh tế trong nước với kinh tế ngoài nước là sự cần thiết, xuất phát từ yêu cầu phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh. Liên doanh liên kết còn nhằm nâng cao tiềm lực vốn, kỹ thuật, sức mạnh trong cạnh tranh và khả năng sản xuất kinh doanh của từng đơn vị xí nghiệp, các chủ thể tham gia liên doanh liên kết đều có lợi.

Bốn là, phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

phải dựa vào phát huy nội lực là chính, đồng thời kết hợp với sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực

Tự túc, tự cường, tự chủ vốn là truyền thống của dân tộc ta trong 4.000 năm lịch sử. Trong tình hình chính trị thế giới phức tạp như hiện nay và lực lượng sản xuất ngày càng có xu hướng quốc tế hoá, để không bị lệ thuộc vào nước ngoài, vấn đề phát huy, khai thác sử dụng có hiệu quả mọi nguồn nội lực để phát triển kinh tế là điều cực kỳ quan trọng, phải xem đó là vấn đề chiến lược trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên việc thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực cũng không kém phần quan trọng để tạo điều kiện cho nước ta có thêm sức mạnh, sớm đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Song dù quan trọng đến đâu thì ngoại lực không thể thay thế được nội lực.

Năm là, xây dựng chính sách tài chính quốc gia phù hợp với nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN

Từ cơ chế ngân sách bao cấp Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương nhanh chóng phải chuyển sang xây dựng chính sách tài chính quốc gia phù hợp với kinh tế thị trường. Trước hết là thay đổi cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng, tách các ngân hàng phục vụ sản xuất và kinh doanh, tín

dụng thành hệ thống ngân hàng hoạt động theo cơ chế kinh doanh và thực hiện hạch toán kinh tế. Ngân hàng phục vụ nhu cầu vốn cho các xí nghiệp sản xuất kinh doanh phải tuân theo quy luật của quan hệ hàng - tiền. Vay vốn kinh doanh phải trả lãi theo quy định … Thành lập Kho bạc Nhà nước không làm chức năng kinh doanh tiền tệ mà chỉ có chức năng quản lý các quỹ ngân sách như quỹ dự trữ tài chính của Nhà nước, quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước… Từng bước thực hiện Luật Ngân sách, bảo đảm ngân sách Nhà nước thật sự trở thành một công cụ mạnh để Nhà nước quản lý nền kinh tế.

Sáu là, trong tình hình nền kinh tế nước ta đang gặp khó khăn tạm

thời như hiện nay do tác động của khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, Đảng ta vẫn lấy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” làm mục tiêu trung tâm để đưa ra những nhóm giải pháp hữu hiệu nhằm kiềm chế và đẩy lùi lạm phát và tăng giá; kích cầu sản xuất, tiêu dùng, bảo đảm đời sống dân sinh và phát triển bền vững…

Những giải pháp lớn trên đây là sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta về mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Những giải pháp đó đã và đang phát huy tác dụng: lạm phát, tăng giá cao đã được kiềm chế và chặn đứng vào cuối năm 2009, tính thanh khoản của nền kinh tế đã trở lại bình thường, nhiều mặt hàng đặc biệt là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho đời sống dân sinh giá cả đã ổn định, tạo niềm tin và phấn khởi trong nhân dân.

Nền kinh tế hàng hoá (kinh tế thị trường) nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thay thế cơ chế bao cấp thật sự đã là một cơ chế kinh tế mới có sức sống ở nước ta không chỉ hơn 20 năm qua, mà chắc chắn vẫn có sức sống mạnh mẽ trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH.

KẾT LUẬN

Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn đã đạt được đã chỉ cho chúng ta thấy rõ quan điểm đổi mới về kinh tế được trình bày trong NEP của Lênin là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, hợp quy luật khách quan; là tất yếu của lịch sử. NEP thể hiện tính cần thiết, kịp thời, mau lẹ khi thời cơ mới xuất hiện (sau nội chiến) cần phải có cách nhìn nhận đánh giá đúng với yêu cầu đặt ra, nó thể hiện sự năng động sáng tạo của tư duy nhận thức, thống nhất quan điểm triết học với tư tưởng kinh tế, tránh rơi vào "cằn cỗi" hay công thức, ngại ngần khi thời cơ cho phép, đó chính là quy luật phát triển.

Nhờ có việc áp dụng Chính sách kinh tế mới NEP đúng thời điểm, mà chính quyền Xô viết đã nhanh chóng thoát ra cuộc khủng hoảng, mặc dù xuất phát điểm kinh tế lạc hậu và kiệt quệ ảnh hưởng nặng nề từ nội chiến.

Những giá trị của NEP đã làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt nước Nga từ những năm 1921 đến 1928 và các nước xã hội chủ nghĩa sau ngày đổi mới, ở Trung Quốc năm 1979, Việt Nam năm 1986 đã chứng minh tư tưởng của Lênin trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước nông nghiệp lạc hậu, có điểm xuất phát thấp....

Những quan điểm của Lênin trong Chính sách kinh tế mới còn đề cập đến phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hoá tiền tệ kinh tế thị trường. Lênin cũng khuyến khích hợp tác kinh tế với nước ngoài để tiếp thu những tiến bộ của các nền kinh tế phát triển. Lênin đã nhìn nhận CNTB ở những khía cạnh tích cực và chủ trương sử dụng những tiến bộ của CNTB để xây dựng XHCN ở những nước kinh tế chậm phát triển. Với việc vận dụng Chính sách kinh tế mới phù hợp, nên chỉ sau đó khoảng 4 - 5 năm, nước Nga đã vượt ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, là tiền đề cho sự phát triển sau này .

Từ Đại hội VI (1986), với hơn 20 năm đổi mới đã tạo một bước ngoặt cho sự phát triển của Việt Nam, với đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Đảng ta xác định rằng, đổi mới trước hết phải đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Tư tưởng cải cách của Lênin và Chính sách kinh tế mới đã từng làm hồi sinh nước Nga, giờ đây đã lại một lần nữa thể hiện giá trị, ý nghĩa và sức sống trên mảnh đất thực tiễn của đổi mới ở Việt Nam. Việc trù tính khả năng ứng dụng NEP vào Việt Nam đã xuất hiện từ sớm trong những quan niệm của Hồ Chí Minh, giờ đây được vận dụng, thực hành trong đổi mới. Đó là vận dụng tinh thần và phương pháp của NEP, là thực hành sáng tạo, kế thừa để phát triển và phát triển trong những điều kiện mới, hoàn cảnh mới, chứ không phải là sao chép máy móc, giáo điều, vốn

rất xa lạ với phép biện chứng, với tư duy biện chứng của Lênin và Hồ Chí Minh.

Trên lĩnh vực kinh tế, đổi mới ở Việt Nam đã bắt đầu từ cơ chế khoán trong nông nghiệp, từ khoán sản phẩm trong các gia đình xã viên đến khoán hộ đối với từng hộ nông dân, coi kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn, lấy lợi ích của cá nhân - cá thể người lao động làm cơ sở thực hiện lợi ích xã hội, là động lực để phát triển kinh tế - sản xuất. Đây là khâu đột phá quan trọng, nhanh chóng đem lại hiệu quả.

Với đổi mới, kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước pháp quyền, dân chủ, Việt Nam đã chủ động hội nhập, đã mở cửa, hợp tác song phương, đa phương với các nước bạn bè trong khu vực và trên thế giới. Phương thức kết hợp nội lực với ngoại lực đã đem lại cho Việt Nam sự sản sinh và phát triển cả tiềm năng lẫn tiềm lực của chính mình, đã từ khủng hoảng, lạm phát phi mã, kinh tế suy sụp đình đốn, đến tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, phồn vinh, tăng cường được cả thế và lực của mình, có một vị thế và diện mạo mới trong đời sống quốc tế.

Với những biến đổi tích cực đó, Việt Nam đang quyết tâm sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển, hướng tới phát triển nhanh và bền vững trong tầm nhìn tới năm 2020 để trở thành một nước công nghiệp. Thành tựu ấy của đổi mới là một minh chứng sinh động cho sức sống và ý nghĩa của tư tưởng cải cách của Lênin, của Chính sách kinh tế mới.

Những thành tựu chúng ta đã đạt được qua 20 năm đổi mới cho thấy ít nhất hai vấn đề:

Một, NEP thực sự mang giá trị thời đại. Thực tiễn của chính sách mở cửa, đổi mới ở Việt Nam, cải cách của Trung Quốc, thêm một bằng chứng xác thực bác bỏ những quan điểm sai trái về sự lỗi thời của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Hai, cũng như NEP, đổi mới ở Việt Nam là một sự nghiệp cách mạng, muốn tiếp tục giành được những thành tựu mới, phải kiên định về nguyên tắc, nhưng phải rất sáng tạo và mềm dẻo trong tổ chức thực tiễn.

Để sự nghiệp đổi mới của đất nước tiếp tục tiến lên, thu được những thành tựu to lớn hơn nữa, nhằm "phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước kém phát triển" như tinh thần dự thảo Báo cáo Chính trị của Ban Chấp

Một phần của tài liệu Tính biện chứng trong chính sách kinh tế mới của v i lênin và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w