2.1.Vận dụng sự kết hợp các mặt đối lập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
Đất nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, từ điểm xuất phát thấp là một nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu. Tuy nhiên, chúng ta thực hiện bước quá độ này vào lúc đang diễn ra cao trào của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Cho nên, sự nghiệp xây dựng đất nước bên cạnh những khó khăn, phức tạp còn có nhiều thời cơ, thuận lợi mà nếu tận dụng được thì có thể nhanh chóng đuổi kịp trình độ phát triển của các nước khác trên thế giới.
Xã hội nước ta hiện nay, có mâu thuẫn giữa thực trạng kinh tế - xã hội với yêu cầu phát triển nhanh, trong những chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này, buộc chúng ta phải giải quyết nhưng không phải chủ yếu bằng cách là loại bỏ, hoặc thủ tiêu một trong hai mặt đối lập của mâu thuẫn mà phải kết hợp hài hòa những mặt đối lập đó để tạo nên sự phát triển. Trên thực tế, chúng ta đã và đang vận dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập để từng bước giải quyết mâu thuẫn trong tiến trình phát triển đất nước. Trong đó, để giải quyết mâu thuẫn của tiến trình phát triển chúng ta không chỉ sử dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập nhiều lần, mà còn tiến hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội...
Trên lĩnh vực kinh tế
Lịch sử phát triển xã hội trước hết là lịch sử thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất. Vì thế, những mâu thuẫn trong đời sống kinh tế, sự vận động và giải quyết chúng suy cho cùng quyết định sự vận động và giải quyết tất cả các mâu thuẫn trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và quyết định
đến sự phát triển của xã hội nói chung. Từ đó, việc nắm bắt và triển khai sự vận động các mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế chiếm một vị trí hết sức quan trọng.
Mâu thuẫn kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là mâu thuẫn giữa những nhân tố tiền tư bản với những nhân tố xã hội chủ nghĩa. Từ việc xác định mâu thuẫn kinh tế cơ bản hiện nay, cho phép chúng ta đi đến phương pháp giải quyết mâu thuẫn bằng cách kết hợp các mặt đối lập để đạt được mục đích đặt ra. Bỏ qua chủ nghĩa tư bản để tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ, nhìn chung thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế chưa phát triển đến trình độ tối đa và thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng chưa phát triển đến độ chín muồi. Do vậy, mâu thuẫn giữa thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nước ta, cũng chưa đạt đến độ gay gắt tới mức phải nhanh chóng thủ tiêu thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa. Điều đó, làm cho mâu thuẫn giữa hai thành phần kinh tế này cũng chưa phát triển chín muồi, trạng thái chưa chín muồi ấy của mâu thuẫn cho thấy thành phần kinh tế tư bản vẫn còn có những yếu tố cần thiết cho sự phát triển, còn thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa cũng chưa phát huy đầy đủ tính ưu việt của nó. Vì vậy, kết hợp các mặt đối lập cho sự phát triển kinh tế là tất yếu và cần thiết. Đề cập đến vấn đề này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã nêu rõ: Nhà nước cho phép những nhà tư sản nhỏ sử dụng vốn, kiến thức kỹ thuật và quản lý của họ để tổ chức sản xuất, kinh doanh trong một số ngành nghề thuộc khu vực sản xuất và dịch vụ ở những nơi cần thiết trong cả nước.
Để kết hợp các mặt đối lập giữa những thành phần kinh tế cho sự phát triển, Đảng ta cần phải nhất quán trong tư tưởng, trong đường lối chỉ đạo và không xa rời nguyên tắc xã hội chủ nghĩa để không tạo thành bản nhạc chối tai mà tạo thành bản nhạc êm tai. Đảng luôn nhấn mạnh quan điểm giai cấp khi đánh giá các vị trí khác nhau của các thành phần kinh tế đối lập, xác định mặt chủ đạo quyết định khuynh hướng tiến lên của quá trình kết hợp các mặt đối lập. Trong sự kết hợp các mặt đối lập giữa những thành phần
kinh tế, mặt chủ đạo phải luôn là thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, thành phần này phải vươn lên nắm bắt những yếu tố chủ chốt của nền kinh tế, chi phối sự hoạt động và buộc các thành phần khác phải phụ thuộc vào mình. Chỉ trong chừng mực như vậy, mới thực sự biến các thành phần khác dựa trên sở hữu tư nhân trong nền kinh tế trở thành lực lượng hỗ trợ cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã chủ trương: trong những năm trước mắt, để tiến hành vững chắc công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát huy tác dụng tích cực của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, củng cố và phát triển xã hội chủ nghĩa, điều quan trọng nhất trước hết là làm cho kinh tế quốc doanh thực sự giữ vai trò chủ đạo, chi phối các thành phần kinh tế khác.
Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế tiểu nông, do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế và không đồng đều, bên cạnh đó một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ còn có tác dụng tích cực nhất định với sự phát triển của lực lượng sản xuất nên tất yếu còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Đảng và nhân dân ta đã nhận thức được cơ sở lý luận đó của chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó vận dụng sáng tạo vào thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trước đổi mới, trong nhận thức cũng như trong hành động, chúng ta chưa thực sự thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần sẽ tồn tại ở nước ta trong một thời gian tương đối dài, cho nên việc cải tạo các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa được thực hiện theo kiểu chiến dịch, gò ép, không căn cứ vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Những sai lầm này, đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng vào cuối những năm 70 đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Tình hình đó, đòi hỏi Đảng ta phải có những thay đổi lớn trong nhận thức và hành động, phải tìm ra con đường, bước đi mới phù hợp để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI đề ra Đường lối đổi mới, Đảng ta chủ trương đa dạng hóa các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng chủ
nghĩa xã hội. Đây là bước tiến quan trọng về tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn. Đảng không chỉ thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết phải có chính sách đúng đắn nhằm sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm hướng tới thực hiện các mục tiêu của xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự vận động của thực tiễn, nhận thức lý luận về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ đại hội tiếp theo.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) khẳng định: "phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước" [36, tr.11]. Sau 5 năm phát triển nền kinh tế, với những thành tựu đáng khích lệ, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng đưa ra một nhận định quan trọng: "sản xuất hàng hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng" [36, tr.11]. Đến đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, khái niệm nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xuất hiện trong Văn kiện của Đảng và được coi là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sau hai mươi năm đổi mới, sự nghiệp xây dựng đất nước ta đạt được những thành tựu to lớn, đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta một lần nữa khẳng định: các thành phần kinh tế đều là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế bình đẳng với nhau. Điều đó có tác dụng tích cực, tạo sự yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh cho tất cả các doanh nghiệp trong những thành phần kinh tế ngoài nhà nước.
Chính sự phát triển không đồng đều của lực lượng sản xuất, tính kế thừa trong phát triển, cũng như hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội đã quy định nhận thức và sự chỉ đạo của Đảng về việc duy trì, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong cơ cấu nền kinh tế đó, kinh tế nhà nước được Đảng xác định là thành phần đóng vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác góp phần quan trọng trong việc huy động mọi tiềm năng, nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh, phát triển lực lượng sản xuất. Thực tiễn xây dựng đất nước trong những năm qua cũng cho thấy, bên cạnh kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân có đóng góp không nhỏ cho việc giữ vững và nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta tiếp tục khẳng định: đổi mới cơ chế, chính sách để khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển rộng khắp trong cả nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế, huy động các nguồn lực xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Cũng tại Đại hội này, Đảng đã xác định rằng phát triển kinh tế tư nhân là một nhiệm vụ lâu dài, có tính chiến lược của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xác định được vị trí và vai trò của các thành phần kinh tế cho phép Đảng và Nhà nước ta xây dựng một cơ chế mềm dẻo, phát huy mọi tiềm năng tích cực có thể có ở các thành phần kinh tế khác nhau; cho phép kết hợp đúng đắn các thành phần kinh tế có tính chất xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân nhằm góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để kết hợp hài hòa các mặt đối lập trên nguyên tắc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, điều căn bản là đảm bảo quyền lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Cơ chế quản lý kinh tế của nước ta hiện nay cũng cho thấy, Đảng ta vận dụng phương pháp kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mối quan hệ giữa kế hoạch với thị trường. Kế hoạch và thị trường trong quá trình vận động, chúng tuân theo những nguyên tắc khác nhau nhưng lại cùng tồn tại khách quan trong nền kinh tế thị trường. Chúng không loại bỏ nhau mà trái lại bổ sung cho nhau trong quá trình điều
tiết nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch đặc trưng bởi tính ổn định, đảm bảo giữ vững và cân đối tổng thể nền kinh tế; còn thị trường là nhân tố có tính biến động của đời sống kinh tế. Với ý nghĩa đó, sự kế hoạch với thị trường là hai mặt đối lập trong thời kỳ quá độ hiện nay, kế hoạch không loại trừ mà đòi hỏi phải sử dụng tốt hơn nhân tố thị trường như là điều kiện để thực hiện kế hoạch hóa.
Trong sự kết hợp đó, cần phải vận dụng tổng hợp hệ thống các quy luật đang tác động lên nền kinh tế, trong đó phải đảm bảo các quy luật kinh tế cơ bản cùng với các quy luật đặc thù khác của chủ nghĩa xã hội phải chiếm vị trí chi phối, tăng cường phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật đặc thù của chủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng trong một thể thống nhất với các quy luật của sản xuất hàng hóa đặc biệt như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh...
Bên cạnh đó, trong chính sách đối ngoại của lĩnh vực kinh tế, Đảng và Nhà nước ta cũng chủ trương thực hiện sự kết hợp giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa với các nhà nước tư bản. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng nêu ra yêu cầu: tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển. Có như vậy, mới đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng định hướng.
Quá trình giải quyết mâu thuẫn kinh tế trong thời kỳ quá độ, việc tiến hành kết hợp các mặt đối lập không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng mong muốn của chủ thể. Vì vậy, để điều hành nền kinh tế nhiều thành phần cần kiên quyết chống lại sự đối lập tuyệt đối các thành phần kinh tế, cũng như xu hướng kết hợp một cách vô nguyên tắc các mặt đối lập. Chẳng hạn như, khi kết hợp kinh tế quốc doanh với tư bản tư nhân mà quên đảm bảo cho vị trí chủ đạo của kinh tế quốc doanh, để kinh tế tư bản tư nhân lấn át hoặc sử dụng kinh tế tư bản tư nhân mà để nó vượt ra khỏi tầm kiểm soát của nhà nước, để cho thành phần kinh tế tư nhân cải tạo lại kinh tế quốc doanh thì đó
chính là sự kết hợp vô nguyên tắc, rơi vào chủ nghĩa chiết trung trong kinh tế. Chúng ta biết rằng, trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, lĩnh vực quan trọng nhất là kinh tế. Để giải quyết được các vấn đề kinh tế, cần đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Vì vậy, việc sử dụng sự kết hợp các mặt đối lập trong xây dựng nền kinh tế thị trường sao cho đảm bảo được tính định hướng xã hội chủ nghĩa cần có sự lãnh đạo từ chính trị, vì chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế. Nếu giữ vững được tính chất xã hội chủ nghĩa của chính trị, sẽ góp phần định hướng nền kinh tế vào việc phục vụ lợi ích trước mắt và lâu dài của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động. Từ đó, định ra chiến lược, sách lược đối nội và đối ngoại đúng đắn cho mỗi thời kỳ, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính trị còn đóng vai trò dẫn đường nếu nó phản ánh đúng các