Kết hợp các mặt đối lập với việc giữ vững nguyên tắc định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Sự kết hợp các mặt đối lập trong tiến trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 91)

hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế

Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa là một tất yếu khách quan khi xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa thì mọi thành phần kinh tế, mọi chủ thể kinh doanh trên đất nước ta, kể cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều là đối tượng quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Tuy nhiên, mỗi thành phần kinh tế có nguồn gốc sở hữu riêng, có vai trò, vị trí, đặc điểm hoạt động nhất định nên sự tác động quản lý của nhà nước đối với từng thành phần kinh tế, từng loại hình tổ chức kinh doanh cũng có khác nhau. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước là sở hữu nhà nước hoặc nhà nước nắm cổ phần chi phối thì tác động quản lý của nhà nước cũng mang tính trực tiếp hơn, có nơi có lúc phải can thiệp sâu hơn so với các thành phần kinh tế khác. Nhưng xét cho cùng, mặc dù các thành phần kinh tế có sự đối lập nhau nhất định nhưng giữa chúng có mối quan hệ biện chứng qua lại, cùng nương tựa, hỗ trợ lẫn nhau. Bên cạnh đó, xét về lập trường, quan điểm của Đảng, Đảng ta chủ trương nhất quán xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích mọi người tự do sản xuất, kinh doanh công khai hợp pháp, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, mở rộng quan hệ hợp tác quốc

tế. Do đó, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phương pháp kết hợp các mặt đối lập và thực tế đang tiến hành nhiều hình thức kết hợp như kết hợp giữa các thành phần kinh tế với nhau, kết hợp trong nội bộ các thành phần kinh tế... nhằm tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, trong đó chú trọng làm sao để đảm bảo được tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong khi tiến hành các sự kết hợp ấy.

Chúng ta nhận thấy rằng, trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay chịu sự chi phối của hai nhân tố khách quan: chế độ kinh tế và chính sách xã hội. Hai nhân tố này trực tiếp góp phần đảm bảo được tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta.

Trước hết là về chế độ kinh tế

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần do Đảng Cộng sản lãnh đạo, chịu sự quản lý của nhà nước về thực chất không còn một thế lực nào với tư cách là giai cấp đối kháng chi phối, trong đó các chủ thể kinh doanh, liên kết, hợp tác bình đẳng trước pháp luật, các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Các yếu tố tư hữu vẫn còn tồn tại và phát triển nhưng hoàn toàn khác trước đây, không biệt lập, đối lập mà nằm trong tổng thể các lực lượng xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chế độ hợp tác, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tính tự phát của những người sản xuất hàng hóa nhỏ tuy còn là một khả năng nhưng có thể bị loại trừ nếu có sự lãnh đạo của Đảng tiên phong, với một nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân, một nhà nước có thực lực, có khả năng quản lý và điều hành nền kinh tế. Trong thời đại ngày nay, cả nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa lẫn kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều có sự quản lý của nhà nước nhằm không để cho bàn tay vô hình của thị trường chi phối. Nhưng điểm khác biệt giữa hai nền kinh tế thị trường này đó là ở bản chất, nhà nước tư sản với nền dân chủ tư sản bảo vệ lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản, những người hữu sản; còn nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Vì thế, trong cơ chế quản lý của hai nền kinh tế này cũng có sự khác nhau, nền kinh tế thị

trường tư bản chủ nghĩa chủ yếu là tự do cạnh tranh, cá lớn nuốt cá bé, hình thành các tập đoàn xuyên quốc gia, các tập đoàn lớn mạnh cạnh tranh nhau quyết liệt... Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, có sự có quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa, kết hợp tính định hướng và cân đối của kế hoạch với tính năng động và nhạy cảm của thị trường. Thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được tổ chức, hướng dẫn, nuôi dưỡng, giám sát bởi nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nhà nước hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, tôn trọng các quy luật của thị trường, tạo môi trường kinh tế - chính trị - xã hội ổn định... Muốn làm được điều đó, cần phải có một nhà nước thực sự trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực tự đổi mới để điều tiết ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế một cách có hiệu quả, trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước. Cần phải có một Đảng lãnh đạo đầy đủ phẩm chất, năng lực đó là nhân tố định hướng giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng.

Định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, còn biểu hiện trong quan hệ phân phối, phân phối công bằng sẽ tạo động lực cho sự phát triển. Chúng ta chủ trương đa dạng hóa các hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế làm hình thức phân phối chính trong xã hội, trên cơ sở đó khuyến khích mọi người tự do sản xuất, kinh doanh công khai hợp pháp đồng thời thực hiện chính sách công bằng xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ của con người, do con người, vì con người do đó chúng ta chủ trương chống bóc lột, bất công, chăm lo sự nghiệp y tế, giáo dục, đấu tranh cho nền đạo đức mới, lối sống lành mạnh... Nền kinh tế thị trường thừa nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế đối lập, song các thành phần kinh tế này đều chịu sự chi phối của quan hệ phân phối chung trong xã hội. Vì thế, chỉ có kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội mới thể hiện được bản chất định hướng xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế của đất nước.

Thực tiễn lãnh đạo cách mạng cũng như công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam, đã chứng tỏ không có đảng nào ngoài Đảng Cộng sản làm được

điều đó. Chính công cuộc đổi mới đã củng cố thêm niềm tin của nhân dân về vai trò lãnh đạo của Đảng, về con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đồng thời trong chế độ kinh tế của nước ta hiện nay, việc kết hợp các thành phần kinh tế có sự kết hợp nhiều loại hình sở hữu, kết hợp giữa yếu tố đối lập, khác biệt tư bản và xã hội chủ nghĩa cần có sự chỉ đạo chính trị rõ ràng của Đảng và Nhà nước để có thể điều tiết nền kinh tế vĩ mô phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về chính sách xã hội

Để nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế phải xuất phát từ xã hội nhằm hướng đến các mục tiêu xã hội, không chỉ nhằm giải phóng con người về mặt kinh tế mà còn giải phóng con người về mặt xã hội. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Giải pháp cho các vấn đề liên quan đến chính sách xã hội đó là tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo mọi điều kiện để mọi người có cơ hội phát triển và phát huy tối đa năng lực của mình, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo, hạn chế đến mức thấp nhất sự chênh lệch giữa các vùng và các tầng lớp nhân dân, kiểm soát và dẫn đến xóa bỏ dần tình trạng bóc lột trong xã hội ... Có như vậy, nền kinh tế mới phát triển bền vững và đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khả năng định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế đa thành phần còn chịu sự chi phối của các nhân tố chủ quan đó là ở chính sách, chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, tác động của việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đội ngũ lao động trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, có kiến thức để xây dựng xã hội chủ nghĩa... Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang dần đổi mới cơ chế chính sách nhằm lành mạnh hóa các quan hệ thị trường. Trong đó, đổi mới nền kinh tế vĩ mô đặc biệt chú ý đến đổi mới các chính sách như chính sách tài chính - tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách xã hội và hành lang pháp luật... Mọi chính sách kinh tế vĩ mô không quy định từng hành vi, từng mục tiêu cụ thể riêng cho từng chủ thể kinh tế mà nó tác động thông qua hệ thống lợi ích kinh tế, để hướng dẫn các chủ thể kinh tế

vào các mục tiêu chung của nền kinh tế. Bên cạnh, quản lý nền kinh tế bằng các chính sách kinh tế vĩ mô thì việc xây dựng hệ thống pháp lý, luật chơi thị trường... có tác động hiệu lực cao đến các chủ thể kinh tế nhằm hướng nền kinh tế vào các mục tiêu chính trị - xã hội. Cho nên, trong điều kiện nền kinh tế trị trường còn sơ khai, chưa đồng bộ như ở nước ta hiện nay, khi mà mặt tiêu cực còn nổi trội, cùng với sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế thì mọi hoạt động kinh doanh dù thuộc thành phần kinh tế nhà nước hay thành phần kinh tế tư nhân mà trái pháp luật, đi ngược lại mục tiêu phát triển con người đều trái với định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, chú ý đến việc quản lý tốt thành phần kinh tế tư nhân giúp chúng ta phát triển nền kinh tế đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, có vị trí, lợi ích và vai trò tác động khác nhau nên giữa các thành phần kinh tế có những mặt mâu thuẫn với nhau, bên cạnh đó giữa chúng vẫn luôn có sự thống nhất, hỗ trợ, chi phối lẫn nhau. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta cần có chính sách kết hợp hài hòa lợi ích của các thành phần kinh tế, hướng dẫn và chỉ đạo các thành phần kinh tế phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Có thể nói, định hướng xã hội chủ nghĩa đó là mục đích chung, là điểm tương đồng cho hướng phát triển của các thành phần kinh tế. Việc Đảng và Nhà nước ta chủ trương đổi mới cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô... đã tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước trên con đường chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

Kết luận chương 2

Hơn hai mươi năm thực hiện Đường lối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Có được thành công đó là nhờ vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, với đường lối kinh tế được vạch ra một cách kịp thời, đúng đắn cho từng giai đoạn đã tạo nên lực đẩy mạnh mẽ. Đảng luôn chủ động, linh hoạt nắm bắt, tổng kết, định hướng bằng cơ chế, chính sách, đường lối, luôn giữ vững lập trường chính trị, kiên định con đường cách mạng vô sản, lấy lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động. Hơn thế nữa, Đảng ta đã không ngừng học tập, nâng cao khả năng thực tiễn hóa lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào đường lối chỉ đạo, trong đó chú trọng vận dụng lý luận về phương pháp kết hợp các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nhằm đảm bảo cho sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những phân tích trên cho thấy, để xây dựng thành công nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng lý luận về sự kết hợp các mặt đối lập vào việc giải quyết các mâu thuẫn trên nhiều lĩnh vực, với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, thích hợp cho cả hai yêu cầu: vừa đảm bảo hoàn thiện cơ chế thị trường vừa tăng cường tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.

KẾT LUẬN

Phép biện chứng duy vật khẳng định rằng, mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình trong thế giới đều bao hàm mâu thuẫn. Trong mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh và chuyển hóa lẫn nhau làm nên động lực thúc đẩy sự phát triển của sự vật. Đặc trưng này của sự phát triển cũng có tính phổ biến đối với đời sống xã hội. Trong khi bàn về hình thức và phương pháp giải quyết các mâu thuẫn xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát hiện ra sự kết hợp các mặt đối lập và coi đây là một trong những hình thức và cách thức có thể áp dụng đem lại hiệu quả cho thực tiễn xã hội. Từ những phát hiện của Mác và Ăngghen, Lênin đã kế thừa, làm sâu sắc thêm đồng thời áp dúng sự kết hợp các mặt đối lập trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết.

Có thể nói, Chính sách kinh tế mới của Lênin được coi là cuốn cẩm nang của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với các nước có điểm xuất phát thấp. Thực hiện chính sách này ở nước Nga Xô viết trước đây và ở một số nước hiện nay như Việt Nam, Trung Quốc..., là một tất yếu của sự phát triển cần phải lựa chọn nếu muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội khi xuất phát từ một nền kinh tế lạc hậu. Lênin cho rằng, ở những nước kém phát triển, giai cấp vô sản không thể tự mình xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa nếu không mượn tay, mượn sức của các giai cấp khác. Nền kinh tế với các quan hệ thị trường hiện nay, không thể tránh khỏi các quan hệ tư bản chủ nghĩa và hơn nữa, để xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa các Đảng Cộng sản cầm quyền không thể không thực hiện các chính sách tận dụng sức mạnh của kinh tế tư bản nhà nước nói riêng và kinh tế tư nhân nói chung. Chính vì vậy, chủ nghĩa tư bản nhà nước được coi là một hình thức quá độ, để mượn sức các giai cấp khác, vừa đảm bảo có được sự phát triển nhanh vừa duy trì được tính chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Đây là nội dung trọng tâm của

Chính sách kinh tế mới và cũng là điển hình của sự kết hợp các mặt đối lập trong việc giải quyết mâu thuẫn của thời kỳ quá độ. Chính sách kinh tế mới nói chung

và chủ nghĩa tư bản nhà nước nói riêng, cho thấy thiên tài Lênin trong việc phát hiện vai trò kinh tế tư bản, đã bù đắp vào chỗ hụt hẫng trong lý thuyết về sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nắm vững lý luận, nhận thức sâu sắc thực tiễn của thời đại và tình hình

Một phần của tài liệu Sự kết hợp các mặt đối lập trong tiến trình xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay (Trang 83 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w