Các quy định đối với công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cho sinh viên kinh tế: Giải pháp hoàn thiện giữa công ty chứng khoán và khách hàng (Trang 48 - 55)

Trách nhiệm của công ty chứng khoán

Cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán đ−ợc quy định tại Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/1/2003 của Chính phủ về chứng khoán và TTCK và Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ tr−ởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán. Cụ thể nh− sau:

Về loại hình công ty:

Công ty chứng khoán là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh đ−ợc thành lập theo pháp luật Việt Nam để kinh doanh chứng khoán theo giấy phép kinh doanh chứng khoán do UBCKNN cấp.

Về cấp phép hoạt động kinh doanh:

Để đ−ợc cấp giấy phép kinh doanh, công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có ph−ơng án hoạt động kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và phát triển ngành chứng khoán.

- Có đủ cơ sở vật chất kỹ thuật cho kinh doanh chứng khoán. - Có đủ mức vốn pháp định.

- Giám đốc, Phó Giám đốc (Tổng Giám đốc, Phó tổng giám đốc), các nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà n−ớc cấp.

Công ty chứng khoán phải làm các thủ tục xin cấp phép kinh doanh theo quy định. Trong quá trình hoạt động, công ty chứng khoán có thể bị đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh khi không đáp ứng đủ các điều kiện cấp phép và thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định của Nghị định 144 (giao dịch nội gián, lũng đoạn thị tr−ờng, thông tin sai sự thật, bán khống, làm thiệt hại lợi ích của ng−ời đầu t−).

Về tình hình tài chính của công ty:

Các công ty chứng khoán muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần phải có một l−ợng vốn nhất định. Hơn nữa, các công ty này cũng nắm giữ một l−ợng vốn và tài sản lớn của khách hàng. Để đảm bảo lợi ích của các nhà đầu t− đ−ợc bảo vệ, cần có những quy định về tài chính để đảm bảo các công ty chứng khoán có tình hình tài chính tốt và có năng lực cung cấp đầy đủ các dịch vụ cho khách hàng.

Điều 66 Nghị định 144 quy định mức vốn pháp định theo từng loại hình kinh doanh chứng khoán nh− sau:

- Môi giới chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam - Tự doanh chứng khoán: 12 tỷ đồng Việt Nam

- Quản lý danh mục đầu t− chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam - Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 22 tỷ đồng Việt Nam - T− vấn tài chính và đầu t− chứng khoán: 3 tỷ đồng Việt Nam Nh− vậy, nếu một công ty chứng khoán muốn thực hiện cả 5 loại hình nghiệp vụ trên thì cần mức vốn pháp định là 43 tỷ đồng Việt Nam.

Điều 25 trong Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan ban hành theo Quyết định số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004 quy định về mức vốn khả dụng của công ty chứng khoán:

- Trong quá trình hoạt động, công ty chứng khoán phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng tối thiểu 5% trên tổng vốn nợ điều chỉnh.

- Trong thời hạn tối đa 48 giờ kể từ khi phát hiện mức vốn khả dụng xuống thấp hơn mức 5%, công ty chứng khoán phải báo cáo bằng văn bản với UBCKNN và thực hiện các biện pháp cần thiết để tuân thủ mức vốn khả dụng tối thiểu trong thời hạn tối đa 6 ngày giao dịch.

Việc quy định về các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo hạn chế tối đa các tổn thất gây ra cho khách hàng khi công ty chứng khoán gặp phải rủi ro.

Về công bố thông tin:

Để đảm bảo lợi ích của các nhà đầu t− và đảm bảo tính minh bạch, công khai của TTCK, Nghị định 144 quy định cụ thể về đối t−ợng công bố thông tin gồm có Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải thực hiện chế độ công bố thông tin kịp thời, chính xác và theo đúng quy định của pháp luật. Nghị định đã quy định các thông tin phải công bố định kỳ hoặc tức thời một cách rõ ràng, cụ thể và thiết thực hơn đối với các nhà đầu t−.

Theo Điều 56, Nghị định 144 quy định về trách nhiệm công bố thông tin của công ty chứng khoán

- Công ty chứng khoán có trách nhiệm cung cấp các thông tin cho nhà đầu t− về tổ chức niêm yết và quỹ đầu t− chứng khoán.

- Công ty chứng khoán phải thu thập đầy đủ thông tin về tình hình tài chính và mục tiêu đầu t− của khách hàng, cung cấp thông tin thị tr−ờng đầy đủ, kịp thời, chính xác cho khách hàng, bảo mật thông tin cho khách hàng trừ những tr−ờng hợp theo quy định của pháp luật.

- Trong vòng 10 ngày, kể từ khi có báo cáo kiểm toán tài chính năm, công ty chứng khoán phải công bố kết quả hoạt động kinh doanh của mình trên các ph−ơng tịên thông tin của Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán.

- Công ty chứng khoán có trách nhiệm công khai thông tin về các hình thức dịch vụ; ph−ơng thức đặt lệnh, nhận lệnh, thực hiện khớp lệnh; mức phí giao dịch; danh sách thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc; địa chỉ trụ sở giao dịch và những thay đổi liên quan đến những nội dung này cho nhà đầu t− biết.

- Công ty chứng khoán phải báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà n−ớc và Trung tâm Giao dịch chứng khoán trong vòng 24 giờ để các tổ chức này công bố thông tin theo quy định khi xảy ra một các sự kiện sau đây:

+ Công ty, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Giám đốc, Kế toán tr−ởng bị cơ quan pháp luật khởi tố điều tra.

+ Công ty dự định sáp nhập với một công ty khác. + Công ty bị tổn thất từ 10% giá trị tài sản trở lên.

+ Công ty có sự thay đổi về cổ đông (thành viên) chi phối.

+ Công ty bổ nhiệm hay miễn nhiệm Giám đốc (Tổng Giám đốc). + Công ty có những thay đổi quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Quy định công bố thông tin nh− vậy đảm bảo yêu cầu công khai hoá thông tin cho các nhà đầu t−, giúp nhà đầu t− có đ−ợc các thông tin đầy đủ, chính xác và cập nhật th−ờng xuyên về tình hình hoạt động công ty chứng khoán, công ty niêm yết và các loại chứng khoán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán (nhân viên của công ty chứng khoán)

- Về chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán: Thông t− số 58/2004/TT-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ Tài chính h−ớng dẫn về Thành viên và Giao dịch chứng khoán quy định các nhân viên kinh doanh chứng khoán phải đ−ợc cấp phép hành nghề và giấy phép có giá trị trong một thời hạn nhất định (3 năm), hết hạn, công ty chứng khoán có các nhân viên hành nghề phải đề nghị UBCKNN gia hạn giấy phép cho nhân viên của mình. Việc quy định nh− vậy nhằm đảm bảo các nhân viên này phải có một trình độ nhất định, đ−ợc đào tạo các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực chứng khoán và TTCK, th−ờng xuyên cập nhật kiến thức, thể hiện vai trò của một nhà môi giới hoặc t− vấn tin cậy, có năng lực. Đây cũng là một yêu cầu quan trọng nhằm đảm bảo duy trì mối quan hệ tin cậy và hiệu quả giữa công ty chứng khoán và các khách hàng.

- Các điều kiện để một cá nhân đ−ợc cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán:

+ Có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, + Tốt nghiệp đại học trở lên,

+ Có đủ chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán do Uỷ ban Chứng khoán Nhà n−ớc cấp, bao gồm 3 chứng chỉ: cơ bản, luật, phân tích và đầu t− chứng khoán.

+ Không thuộc tr−ờng hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án t−ớc quyền hành nghề theo quy định của pháp luật.

- Những hạn chế đối với ng−ời hành nghề kinh doanh chứng khoán + Ng−ời hành nghề kinh doanh chứng khoán chỉ đ−ợc mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho chính mình tại công ty chứng khoán nơi làm việc.

+ Ng−ời hành nghề kinh doanh chứng khoán không đ−ợc:

+ Làm Giám đốc hoặc cổ đông sở hữu trên 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành chứng khoán, trừ tr−ờng hợp làm đại diện cho công ty chứng khoán tại các tổ chức phát hành nơi cơ quan tham gia đầu t− hoặc góp vốn.

+ Đồng thời làm việc cho hai hay nhiều công ty chứng khoán.

- Gia hạn, thu hồi giấy chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán:

+ Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán có thời hạn là 3 năm, khi hết thời hạn, chứng chỉ hành nghề đ−ợc gia hạn lại khi nhân viên hành nghề đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch. Quy định này đòi hỏi nhân viên hành nghề phải th−ờng xuyên cập nhật kiến thức chuyên ngành và pháp luật chứng khoán để phục vụ khách hàng của mình đ−ợc tốt hơn.

+ Nhân viên hành nghề bị thu hồi chứng chỉ hành nghề khi không còn đáp ứng các điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề, hoặc không còn làm việc cho công ty chứng khoán hoặc có hành vi vi phạm theo quy định.

Về triển khai các hoạt động nghiệp vụ:

Các yêu cầu đối với công ty chứng khoán khi thực hiện 5 hoạt động nghiệp vụ đ−ợc quy định rõ tại Điều 19, 20, 21, 23, 24 Thông t− số 55/2004/QĐ-BTC ngày 17/6/2004 của Bộ tr−ởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.

- Đối với hoạt động môi giới:

+ Khi thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa công ty chứng khoán và khách hàng.

+ Công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền gửi chuyên dùng không kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ tài một ngân hàng th−ơng mại để l−u giữ toàn bộ tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Công ty chỉ đ−ợc sử dụng tài khoản này để thanh toán các giao dịch chứng khoán của khách hàng tại công ty hoặc trả lại tiền cho đúng khách hàng đứng tên mở tài khoản nếu có yêu cầu.

+ Công ty chứng khoán không đ−ợc nhận uỷ quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền giữa tài khoản của các khách hàng mở tại công ty chứng khoán.

- Đối với hoạt động tự doanh:

+ Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch của chính mình.

+ Khi tiến hành hoạt động tự doanh, công ty chứng khoán chỉ đ−ợc tiến hành đầu t− vào cổ phiếu với một tỷ lệ nhất định.

- Hoạt động t− vấn tài chính và đầu t− chứng khoán:

Khi tiến hành t− vấn đầu t− chứng khoán trực tiếp cho khách hàng, công ty chứng khoán và các nhân viên kinh doanh của công ty phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, bảo đảm tính độc lập, trung thực, khách quan và khoa học của hoạt động t− vấn; không đ−ợc tiến hành các hoạt động có thể làm cho khách hàng và công chúng hiểu lầm về giá cả, giá trị và bản chất của bất kỳ loại chứng khoán nào.

- Hoạt động bảo lãnh phát hành

+ Tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng phải có Giấy phép hoạt động bảo lãnh phát hành và không phải là ng−ời có liên quan đến tổ chức phát hành.

+ Tổ chức bảo lãnh chỉ đ−ợc phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị cl không quá 15% vốn tự có của tổ chức đó.

- Hoạt động quản lý danh mục đầu t−

Công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền gửi đứng tên công ty tại một ngân hàng th−ơng mại cho từng khách hàng uỷ thác và chỉ đ−ợc sử dụng tiền trong tài khoản theo đúng quy định.

Công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ thông báo ngay cho khách hàng uỷ thác trong tr−ờng hợp có biến động bất th−ờng về giá cả chứng khoán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyền của công ty chứng khoán:

+ Đ−ợc làm thành viên của Trung tâm Giao dịch chứng khoán, tiến hành mua, bán chứng khoán và thực hiện các dịch vụ cho khách hàng của mình.

+ Đ−ợc thu phí đối với khách hàng theo quy định của pháp luật khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, thực hiện các uỷ quyền hợp pháp khác theo thoả thuận của khách hàng. Đ−ợc thanh toán các chi phí hợp lý để thực hiện các công việc đầu t− do khách hàng uỷ thác.

+ Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu và ph−ơng tiện cần thiết để thực hiện công việc đầu t− do khách hàng uỷ thác.

+ Đề nghị TTGDCK làm trung gian hoà giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp cho sinh viên kinh tế: Giải pháp hoàn thiện giữa công ty chứng khoán và khách hàng (Trang 48 - 55)