- Tác dụng của ghi sổ kép
B: Nguồn vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Quỹ đầu tư phát triển Tæng céng nguån vèn 850.000 700.000 100.000 50.000 6.150.000 6.100.000 50.000 7.000.000
* Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến cả hai bên tài sản và nguồn vốn tức là ảnh hưởng đến một khoản thuộc tài sản một khoản thuộc nguồn vốn, nếu làm cho khoản tài sản giảm thì đồng thời làm cho khoản nguồn vốn giảm tương ứng. Trong trường hợp
này số tổng cộng của BCĐKT sẽ giảm xuống, còn tỷ trọng của tất cả các loại tài sản, nguồn vốn đều có sự thay đổi.
Ví dụ 4: Dùng tiền gửi ngân hàng để trả khoản phải trả khác là 20.000 nghìn đồng
Nghiệp vụ này làm cho tiền gửi ngân hàng giảm xuống 20.000 nghìn đồng thời làm cho khoản phải trả khác cũng giảm 20.000 nghìn đồng. Số tổng cộng của BCĐKT giảm xuống 20.000 sẽ là 7.000.000 - 20.000=6.980.000 nghìn đồng. Riêng tỷ trọng của các loại tài sản, các loại nguồn vốn đều có sự thay đổi do số tổng cộng thay đổi.
Sau khi có 4 nghiệp vụ kinh tế trên phát sinh tình hình tài sản và nguồn vốn của đơn vị đã có sự thay đổi và được thể hiện trên BCĐKT như sau:
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A: TSNH1. Tiền mặt 1. Tiền mặt
2. Tiền gửi ngân hàng 3. Nguyên vật liệu 4. Công cụ, dụng cụ 5. Thành phẩm B: TSDH 1. TSCĐ hữu hình Tổng cộng tài sản 1.480.000 48.000 772.000 500.000 60.000 100.000 5.500.000 5.500.000 6.980.000 A: Nợ phải trả 1. Vay ngắn hạn
2. Phải trả cho người bán 3. Phải trả khác
B: Vốn chủ sở hữu
1. Nguồn vốn kinh doanh 2. Quỹ đầu tư phát triển
Tæng céng nguån vèn 830.000 700.000 100.000 30.000 6.150.000 6.100.000 50.000 6.980.000 Nhận xét:
- Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều làm ảnh hưởng đến ít nhất 2 khoản mục trong BCĐKT.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có phức tạp đến mấy cũng không ngoài 4 trường hợp: + Tài sản này tăng – Tài sản khác giảm
+ Nguồn vốn này tăng – Nguồn vốn khác giảm + Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng
+ Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm
- Tổng số tài sản và nguồn vốn luôn ở trạng thái cân bằng (Tài sản = Nguồn vốn)
5.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (BC THU NHẬP)5.2.1. Khái niệm và tác dụng 5.2.1. Khái niệm và tác dụng
- Bảng Báo cáo kết quả kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo lợi tức – là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp
- Vì lợi nhuận là mục đích quan trọng nhất của doanh nghiệp nên việc cung cấp các thông tin về sự lãi, lỗ của doanh nghiệp trên BCKQHĐKD có tác dụng quan trọng trong việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp cũng như những người liên hệ đến hoạt động của doanh nghiệp, giúp cho việc quản trị được hữu hiệu và xây dựng các kế hoạch cho tương lai được hợp lý.
5.2.2. Nội dung và kết cấu
Nội dung của báo cáo thu nhập là chi tiết hoá của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh:
Doanh thu – Chi phí = Lợi nhuận
Kết quả kinh doanh của một dơn vị gồm:
- Hoạt động kinh doanh chính: hoạt động theo chức năng của đơn vị
- Hoạt động kinh doanh tài chính: Cho thuê tài chính, kinh doanh chứng khoán, tín dụng, cho vay, gửi tiền…
- Hoạt động khác: hoạt động kinh doanh không thường xuyên
Mẫu biểu Báo cáo kết quả kinh doanh như sau:
Đơn vị:………… Mẫu số B01-DN
Địa chỉ:………… Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHNăm…. Năm…. Đơn vị tính: ….. Chỉ tiêu Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-03)
01 02 10
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính
7. Chi phí tài chính Trong đó: Lãi vay phải trả 8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30 = 20 + (21-22) - (24+25)]
11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
14. Tổng lợi nhuận trước thuế (50=30+40)
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 16. Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51-52) 18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)
11 20 21 22 23 24 25 30 31 32 40 50 51 52 60 70 Lập, ngày ….tháng… năm…..
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
5.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (BÁO CÁO NGÂN LƯU)5.3.1. Khái niệm và tác dụng 5.3.1. Khái niệm và tác dụng
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào, lưu lượng tiền ra của doanh nghiệp
- Báo cáo lưu chuyển luân chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chỉ ra các lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa, thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn
5.3.2. Nội dung và kết cấu
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tổng hợp bởi 3 dòng ngân lưu ròng, từ 3 hoạt động của doanh nghiệp
- Hoạt động kinh doanh: Hoạt động chính của doanh nghiệp: sản xuất, thương mại và dịch vụ….
- Hoạt động đầu tư: Trang bị, thay đổi TSCĐ, đầu tư chứng khoán…
- Hoạt động tài chính: Những hoạt động làm thay đổi cơ cấu tài chính, thay đổi trong vốn chủ sở hữu, nợ vay…