TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU 1 Tài sản cố định

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (Trang 51 - 54)

- Tác dụng của ghi sổ kép

002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công hộ Chi tiết theo yêu cầu

4.3. TÍNH GIÁ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU 1 Tài sản cố định

4.3.1. Tài sản cố định

- Tài sản cố định là những tư liệu sản xuất có giá trị lớn; thời gian sử dụng lâu dài. Tính giá tài sản cố định được chính xác sẽ là căn cứ để kế toán tính khấu hao tài sản được đúng đắn, đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác.

- Giá trị các tài sản cố định phản ánh ở sổ sách kế toán đều bằng nguyên giá (giá trị ban đầu). Giá trị còn lại của tài sản cố định sẽ được tính bằng nguyên giá của tài sản trừ đi giá trị hao mòn của tài sản đó.

- Nguyên giá tài sản cố định được tính cho từng loại tài sản khác nhau do sự hình thành khác nhau:

A. Tài sản cố định hữu hình

a. Đối với tài sản cố định mới mua vào: Nguyên giá gồm:

- Giá mua ghi trên hoá đơn cả thuế VAT và thuế nhập khẩu nếu có

- Các phí tổn trước khi sử dụng TSCĐ bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chỉnh sửa, chạy thử, thuế chước bạ, chi phí khác…

b. Đối với TSCĐ được điều từ nơi khác đến (giữa các doanh nghiệp Nhà nước): Nguyên giá TSCĐ bao gồm:

- Giá trị ghi trên sổ của đơn vị cũ (lấy nguyên giá - phí tổn lắp đặt lần trước) - Các phí tổn lắp đặt kỳ này.

Các TSCĐ dù mới hay cũ, nguyên giá đều được tính như trên. c. Đối với TSCĐ do đơn vị xây dựng cơ bản:

Nguyên giá được xác định bằng giá thành thực tế hay giá dự toán của công trình đã hoàn thành bàn giao đơn vị sử dụng.

d. Đối với TSCĐ là tặng phẩm:

Nguyên giá là giá trị tài sản tương đương có mặt trên thị trường cộng thêm phí tổn chi ra trước khi sử dụng (chi phí tiếp nhận và chuẩn bị hoạt động).

e. Chú ý: Theo quy định chung của Nhà nước thì tất cả TSCĐ của doanh nghiệp đều phải hạch toán theo nguyên giá. Nhưng có một số trường hợp làm thay đổi nguyên giá TSCĐ:

- Đánh giá lại TSCĐ theo hướng dẫn của Nhà nước cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại.

- Nếu nguyên giá ban đầu mới tạm ghi theo giá hạch toán thì phải căn cứ vào giá thực tế để điều chỉnh lại giá tạm hạch toán trước.

- Sửa sang hoặc trang bị thêm một bộ phận thiết bị làm tăng cường giá trị của TSCĐ và tăng năng lực hoạt động của tài sản.

- Tháo bớt, dỡ bỏ một số bộ phận của TSCĐ khi thấy không cần thiết.

B. Tài sản cố định vô hình

Một cách chung nhất, nguyên giá là toàn bộ chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chi ra để mua quyền đặc nhượng, bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hóa …

4.3.2. Vật liệu

a. Khi nhập kho:

Được xác định tuỳ theo từng nguồn nhập như sau: - Mua ngoài:

Giá thực tế nhập =

Giá mua ghi trên hoá đơn và các khoản thuế được quy định tính vào giá vật liệu +

Chi phí thu mua _

Khoản giảm giá hàng mua + Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, chi phí bảo hiểm, chi phí thuê kho, chi phí của bộ phận thu mua độc lập…

+ Giảm giá hàng mua xảy ra khi hàng đã mua không đủ chất lượng hoặc sai quy cách nên người cung cấp phải giảm trừ một khoản tiền cho đơn vị hoặc là khoản tiền giảm trừ của người cung cấp cho đơn vị, do đơn vị mua hàng với số lượng lớn hoặc là khách hàng thường xuyên của người cung cấp.

- Tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến: Giá

thực tế nhập

=

Giá thực tế NVL xuất chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế

biến

+

Chi phí chế biến hoặc chi phí thuê ngoài gia công chế biến (kể cả chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và sau khi chế biến xong chuyển về đơn vị) - Nhận góp vốn liên doanh hoặc vốn góp cổ phần:

Giá thực tế nhập là giá do hội đồng định giá xác định. b. Khi xuất kho (áp dụng được cả cho hàng hóa, sản phẩm):

* Để quản lý hàng tồn kho nói chung, nguyên vật liệu nói riêng thì tuỳ theo đặc điểm của hàng tồn kho mà doanh nghiệp có thể sử dụng một trong hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Các phương pháp này có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính giá hàng tồn kho.

- Phương pháp kê khai thường xuyên: Là phương pháp theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của vật liệu, hàng hóa, thành phẩm trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hoặc xuất. Mối quan hệ giữa nhập, xuất, tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên được thể hiện qua công thức sau:

Trị giá tồn cuối kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá xuất trong kỳ

- Phương pháp kiểm kê định kỳ: Là phương pháp mà trong kỳ kế toán chỉ tổ chức theo dõi các nghiệp vụ nhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho, định giá rồi từ đó mới xác định trị giá hàng đã xuất trong kỳ. Mối quan hệ giữa trị giá nhập, xuất, tồn được thể hiện qua công thức: Trị giá xuất trong kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá tồn (hiện có) cuối kỳ

Chú ý: Khi sử dụng phương pháp này phải hết sức cẩn thận với hàng tồn kho cuối kỳ.

Nếu bị sai sót thì điều này gây nên sự sai lầm về trị giá hàng xuất dùng, giá vốn của hàng hóa bán ra, lãi gộp, thu nhập thuần, tài sản hiện hành và vốn chủ sở hữu không những của kỳ này mà liên tục cho các kỳ tiếp theo vì hàng tồn kho cuối kỳ này chính là hàng tồn kho đầu kỳ tiếp theo. Hơn nữa, giá trị của hàng tồn kho rất lớn nên sự sai lầm này có thể làm thiệt hại một cách rõ ràng đến tính hữu dụng của các báo cáo tài chính. Phương pháp này được khuyến cáo cho nhiều doanh nghiệp không nên sử dụng nhất là trong điều kiện ngày nay đã có sự trợ giúp đắc lực của công cụ xử lý là máy tính.

Phương pháp này thường chỉ áp dụng thích hợp ở các đơn vị thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại quy cách (như công ty bách hoá, công ty thực phẩm…) và các đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ chỉ sản xuất và tiêu thụ duy nhất một loại sản phẩm.

* Các phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu (sản phẩm, hàng hóa):

Để tính giá xuất kho vật liệu cũng như sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp:

- Phương pháp thực tế đích danh: Khi xuất hàng, giá vốn của hàng được xác định giá trị đích danh từng chiếc, từng lô theo nguyên lúc nhập vào. Phương pháp này được sử dụng với những đơn vị ít hàng trong kho hay các doanh nghiệp có mặt hàng giá trị như: vàng, bạc, đá quý…được sắp xếp cụ thể, riêng biệt.

- Phương pháp nhập trước - xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này giả thiết rằng số hàng nào nhập trước thì được xuất trước, xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau theo tuần tự. Như vậy, giá thực tế của hàng mua trước sẽ được dùng để tính giá thực tế hàng xuất trước.

- Phương pháp nhập sau - xuất trước (LIFO): Theo phương pháp này, trị giá hàng mua sau cùng được lấy giá để tính cho hàng xuất lần đầu tiên. Phương pháp này ngược với phương pháp FIFO.

- Phương pháp bình quân gia quyền (Đơn giá bình quân): Theo phương pháp này có công thức:

Đơn giá bình quân

= Trị giá hàng tồn kho + Trị giá hàng mua vào trong kỳ Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ + Số lượng hàng mua vào trong kỳ

Ví dụ:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w