- Tác dụng của ghi sổ kép
002 Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, gia công hộ Chi tiết theo yêu cầu
4.3.3. Sản phẩm sản xuất ra
* Nội dung tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất
Quá trình sản xuất chính là quá trình kết hợp 3 yếu tố: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để cho ra sản phẩm. Đồng thời, quá trình sản xuất cũng chính là quá trình tiêu hao bản thân các yếu tố cơ bản đó. Do quá trình sản xuất được tiến hành liên tục nên tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình sản xuất, bên cạnh bộ phận sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành cũng tồn tại lượng sản phẩm, dịch vụ dở dang.
Thực chất tính giá sản phẩm, hàng hoá sản xuất chính là xác định bộ phận chi phí tiêu hao để sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ đó.
Để tính giá sản phẩm dịch vụ hoàn thành, kế toán nhất thiết phải xác định giá trị sản phẩm dở dang.
* Xác định đối tượng tính giá thành
- Trong công tác tính giá thành sản phẩm, việc xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
- Đối tượng tính giá thành là phạm vi, giới hạn của chi phí liên quan đến kết quả sản xuất đã hoàn thành của quy trình sản xuất.
Ví dụ: - Doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định là đối tượng tính giá
thành.
- Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm thì mỗi loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành….
Chú ý: - Có những ngành có nhiều sản phẩm chính thì phải quy đổi các loại sản phẩm chính về
một hệ số để tính giá thành.
- Đối với các sản phẩm phụ là những sản phẩm tận thu của các ngành sản xuất cần phải tính toán cụ thể để làm giảm trừ chi phí cho sản phẩm chính.
* Xác định kỳ tính giá thành (xác định phạm vi về thời gian)
Kỳ tính giá thành phụ thuộc hoàn toàn vào đối tượng tính giá thành và đặc điểm của ngành sản xuất.
- Đối với ngành công nghiệp: Tính theo tháng - Đối với ngành nông nghiệp: Tính theo mùa vụ
- Đối với xây dựng cơ bản: Tính theo công trình hoàn thành
* Trình tự tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất
Việc tính giá sản phẩm, dịch vụ sản xuất ra có thể tiến hành theo trình tự sau:
- Bước 1: Tập hợp các chi phí trực tiếp (vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp) có liên quan đến từng đối tượng tính giá (sản phẩm, dịch vụ)
- Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tính giá có liên quan.
- Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Bước 4: Tính ra tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm. Công thức tính giá thành Tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành = Giá trị sản phẩm dịch vụ dở dang kỳ trước chuyển sang + Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang chuyển kỳ sau (1) Tổng giá thành sản phẩm chính = Tổng giá thành sản phẩm - Giá trị sản phẩm phụ (2)
Giá thành đơn vị = Tổng giá thành sản phẩm chính (3) Số lượng sản phẩm chính đã hoàn thành
Trong công thức (1) các chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp theo các khoản mục tính giá thành và theo đối tượng tính giá thành sản phẩm. Còn các giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ do kỳ trước chuyển sang và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ phải được tính toán cụ thể theo một trong những cách sau:
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương: Phải dựa theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang để quy sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành.
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Đối với phương pháp này giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị sản phẩm
dở dang =
Giá trị nguyên vật liệu chính có trong sản phẩm dở dang (theo
định mức)
+
50% chi phí chế biến so với thành
phẩm + Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính:
Theo cách này trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao, còn chi phí chế biến dồn hết cho sản phẩm đã hoàn thành.
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp:
Theo phương pháp này, trong giá trị sản phẩm dở dang chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp) mà không tính đến các chi phí khác.
+ Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch:
Căn cứ vào các định mức tiêu hao (hoặc chi phí kế hoạch) cho các khâu, các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.
Ngoài ra, trên thực tế người ta còn áp dụng các phương pháp khác để xác định giá trị sản phẩm dở dang như phương pháp thống kế kinh nghiệm, phương pháp tính theo chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ nằm trong sản phẩm dở …
* Các khoản mục chi phí để tính giá thành
- Giá thành sản xuất sản phẩm hoặc lao vụ, dịch vụ là giá thành công xưởng chỉ tính phần chi phí sản xuất ra sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Còn giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm chi phí sản xuất cộng thêm chi phí lưu thông (chi phí bán hàng) phân bổ cho sản phẩm đó.
Hiện nay, theo quy định chung các doanh nghiệp tiến hành tính giá thành sản xuất sản phẩm công nghệ, nghĩa là tính giá thành sản phẩm tại bộ phận sản xuất như phân xưởng, đội sản xuất. Các khoản mục tính giá thành được quy định gồm 3 khoản:
a, Chi phí NVL trực tiếp: Gồm NVL chính, NVL phụ đã chi ra để sản xuất sản phẩm mang tính chất trực tiếp.
b, Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương, các chi phí về bán hàng (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn)
c, Chi phí sản xuất chung tại phân xưởng: Là những chi phí có liên quan tới nhiều sản phẩm, phát sinh tại phân xưởng sản xuất gồm: lương quản đốc phân xưởng, cán bộ kỹ sư, kỹ thuật; Khấu hao TSCĐ tại phân xưởng; Các chi phí chung khác (dụng cụ dùng chung, bảo vệ…) Cuối kỳ, các chi phí sản xuất chung này cần phải được phân bổ cho các đối tượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoặc các nhóm sản phẩm theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý để tính giá thành sản phẩm. Được biết doanh nghiệp trên áp dụng phương pháp tính giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính tiêu hao.
Yêu cầu: Tính giá sản phẩm K?