Tài khoản chi tiết:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (Trang 36 - 38)

- Tài khoản tổng hợp:

Trong hạch toán kế toán tổng hợp là việc phản ánh, giám đốc một cách tổng quát về các loại tài sản, nguồn vốn và các đối tượng kế toán khác trong doanh nghiệp. Kế toán tổng hợp được thực hiện trên các tài khoản cấp 1.

- TK cấp 1 là TK phản ánh tổng quát về tài sản, nguồn vốn hay kết quả kinh doanh. Nó là các TK tổng hợp, chỉ dùng đơn vị đo lường bằng tiền để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. TK cấp 1 có 3 chữ số.

Vây, tài khoản tổng hợp là tài khoản được dùng để phản ánh tổng quát về tình hình hiện có và biến động của từng đối tượng kế toán

Ví dụ: Phản ánh tổng quát về tình hình nợ phải thu của khách hàng (TK131), tài khoản này chỉ phản ánh tổng số nợ phải thu qua từng kỳ nhưng không chi tiết cụ thể là phải thu của ai, thu về khoản nợ nào….

- Tài khoản chi tiết:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh nếu chỉ nắm một cách tổng quát tình hình tài sản, nguồn vốn thì không thể quản lý được hoặc quản lý không có hiệu quả. Vì thế muốn nắm chắc tình hình hiện có và tình hình dữ trữ vật tư cho sản xuất thì kế toán phải phản ánh một cách chi tiết từng loại vật tư, tài sản đó và được phản ánh vào các tài khoản cấp 2, cấp 3…Đó chính là tài khoản chi tiết có thể sử dụng cả thước đo giá trị và hiện vật

Vậy, tài khoản chi tiết là tài khoản kế toán được dùng để ghi chép một cách tỉ mỉ chi tiết các đối tượng đã được theo dõi trên tài khoản tổng hợp

Tài khoản chi tiết sẽ ghi chép tỉ mỉ và cụ thể hoá các loại tài sản, nguồn vốn, quá trình sản xuất kinh doanh đã phản ánh tổng quát ở tài khoản tổng hợp

Ví dụ: TK “Tiền mặt, (TK111) có 3 TK cấp 2:

+ “Tiền Việt Nam, (TK1111) + “Ngoại tệ, (TK1112)

+ “Vàng bạc, kim khí quý, đá quý, (TK1113)

Chú ý: Trong một số trường hợp đặc biệt Nhà nước còn quy định một số TK cấp 3. Mối quan hệ giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết

- 2 tài khoản có nội dung kết cấu giống nhau - 2 tài khoản này có quan hệ mật thiết với nhau.

Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì ghi đồng thời vào tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết. Người ta gọi cách ghi chép này là ghi chép song song

- Khi đối chiếu phải đảm bảo mối quan hệ:

+ Số dư (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) của TK tổng hợp = tổng số dư (đầu kỳ hoặc cuối kỳ) của các TK chi tiết

+ Tổng số phát sinh Bên Nợ của tài khoản tổng hợp = tổng số phát sinh Bên Nợ của các tài khoản chi tiết

+ Tổng số phát sinh Bên Nợ của tài khoản tổng hợp = tổng số phát sinh Bên Nợ của các tài khoản chi tiết

- Giữa các tài khoản tổng hợp có mối quan hệ đối ứng với nhau, nhưng giữa các tài khoản tổng hợp không có quan hệ đối ứng vì chúng cùng phản ánh một hiện tượng kinh tế phát sinh của cùng một đối tượng kế toán.

Sổ tài khoản chi tiết đã có mẫu quy định riêng cho từng đối tượng hạch toán. Mỗi đối tượng hạch toán có yêu cầu quản lý khác nhau, do đó nội dung và kết cấu cũng khác nhau, tuỳ doanh nhgiệp mở sổ theo mẫu hướng dẫn.

Quan hệ về mặt số liệu này giúp cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các loại sổ sách kế toán được chính xác và chặt chẽ.

3.2. GHI SỔ KÉP3.2.1. Khái ni m 3.2.1. Khái ni m

Ghi sổ kép là một phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản kế toán theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ và theo mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng cụ thể có liên quan của kế toán

- Ghi kép là ghi ít nhất vào hai tài khoản có liên quan (2 tài khoản tổng hợp) vì mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều liên quan đến ít nhất 2 đối tượng kế toán hay 2 tài khoản kế toán

- Ghi Nợ vào tài khoản này thì phải ghi Có vào một hoặc nhiều tài khoản khác và ngược lại Ví dụ:

3.2.2. Nội dung của ghi sổ kép- Nguyên tắc của ghi sổ kép - Nguyên tắc của ghi sổ kép

Ghi kép là việc ghi đối ứng vào các tài khoản có liên quan theo những mối quan hệ nhất định nhưng phải theo nguyên tắc:

+ Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi ít nhất vào 2 tài khoản kế toán có liên quan + Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi ghi vào tài khoản luôn luôn phải đảm bảo quy luật: tổng số tiền ghi vào bên Nợ = tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản. Ví dụ:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH (Trang 36 - 38)