Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Sacombank – ch

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank – chi nhánh thủ đô (Trang 33 - 40)

chi nhánh Thủ Đô.

Cán bộ thẩm định cũng như người lập dự án phân tích tài chính của dự án nhằm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả chắc chắn của dự án trong tương lai. Vì vậy, có thể nói, đây là bước quan trọng nhất luôn được các chủ đầu tư cũng như ngân hàng quan tâm đặc biệt. Thẩm định tài chính dự án đầu tư bao gồm rất nhiều nội dung:

 Thẩm tra tổng vốn đầu tư

Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng và là giới hạn chi phí vốn tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư.

Tổng mức vốn đầu tư cho dự án bao gồm: vốn cố định (vốn đầu tư xây lắp, vốn đầu tư thiết bị, chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí quản lý dự án, chi phí lãi vay, chi phí dự phòng,…) và vốn lưu động.

Việc xác định hợp lý vốn đầu tư của dự án rất cần thiết, tránh hai khuynh hướng, tính quá cao hoặc quá thấp. Sau khi xác định hợp lý tổng vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo lịch trình tiến độ đầu tư. Việc này đặc biệt cần thiết với công trình có thời gian xây dựng dài.

Ví dụ cụ thể về nội dung thẩm định tổng vốn đầu tư tại chi nhánh Thủ Đô

Phân tích tài chính dự án “Nhà máy sản xuất thép tấm mạ An Dương”

Xác định tổng vốn đầu tư

Theo quyết định số 534 TCT/HĐQT ngày 22/06/2002 của HĐQT Tổng Công ty Thép An Phú Gia đã phê duyệt:

Tổng vốn đầu tư: 390.000.000.000 đồng (390 tỷ đồng) = 256.578.947 USD với tỷ giá USD/VNĐ = 15.200.

Thời gian hoạt động của dự án: 25 năm.

Nguồn vốn VNĐ USD

1. Vốn xây lắp 55.421.359.143 3.646.142

2. Vốn mua sắm thiết bị 256.642.525.180 16.884.377

3. Chi phí khác 9.933.705.833 653.533

3.1. CP giai đoạn chuẩn bị đầu tư 888.454.343 584.51 3.2. CP giai đoạn thực hiện đầu tư 8.085.600.383 531.947 3.3. Cp giai đoạn kết thúc xây dựng 959.651.107 63.135

4. Vốn lưu động 35.000.000.000 2.302.632

Tổng vốn đầu tư 356.998.690.000 23.486.684

Nguồn: Báo cáo thẩm định - phòng quan hệ khách hàng

Trong đó, Vốn được đầu tư bằng:

 Vốn tín dụng trung – dài hạn của Ngân hàng: 300.000.000.000 đồng.

 Vốn tự có (23%):90.000.000.000 đồng.

Nguồn vốn đầu tư có kết cấu như sau:

 Vốn cố định, vay với lãi suất 0.74%/tháng = 8.88%/năm.  Vốn lưu động, vay với lãi suất 0.62%/tháng = 7.44%/năm. Doanh nghiệp chịu thuế suất theo quy định:

 Thuế VAT : 5%.  Thuế TNDN : 25%.

Tỷ giá ngoại tệ: USD/VNĐ = 15.200

Cơ cấu vốn chi tiết:

 Vốn cố định:

+ Vốn thiết bị: 256.942.515.180 đồng

+ Vốn đầu tư xây lắp (có VAT = 5%): 53.479.035.810 đồng  Vốn lưu động: 35.000.000.000 đồng

Sau khi xem xét kỹ hồ sơ của doanh nghiệp vay vốn, cán bộ tín dụng đã đi đến thống nhất với doanh nghiệp vay vốn về nguồn vốn của dự án đầu tư như sau:

Để có đủ vốn cần thiết, doanh nghiệp đã huy động vốn từ các nguồn sau:  Vốn tự có của Doanh nghiệp (chiếm 23%): 90.000.000.000 đồng.

 Vốn vay tại hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank là: 210.000.000.000 đồng.

Vốn vay tại Chi nhánh Thủ Đô là: 90.000.000.000 đồng

Như vậy, nguồn vốn đầu tư của dự án chủ yếu là vốn vay chiếm tới 77%, đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư.

 Thẩm tra nguồn vốn và cơ cấu huy động vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn: Căn cứ vào các nguồn vốn có thể huy động cần phân tích, đánh giá khả năng giải ngân theo đúng tiến độ (vốn tự có của doanh nghiệp, vốn trợ cấp của ngân sách, vốn vay ngân hàng, vốn vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả,…)

Đánh giá lịch trình cung cấp vốn từ các nguồn vốn và phương án vay – trả nợ: lịch trình cung cấp từ các nguồn phải phù hợp với tiến độ thi công xây lắp công trình và phương án trả nợ phải tương ứng với mức khấu hao hàng năm, lợi nhuận và các nguồn thu khác.

 Thẩm tra chi phí hàng năm của dự án

Việc thẩm định chi phí hàng năm đối với các dự án xây dựng cần phải rất chính xác nhưng không phải là một vấn đề dễ dàng. Căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch đầu tư của dự án, bằng phương pháp so sánh đối chiếu với các văn bản pháp luật và các dự án đã và đang hoạt động, dựa vào kinh nghiệm của bản thân, cán bộ thẩm định đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lý chi phí của dự án.

 Thẩm tra doanh thu hàng năm và khả năng trả nợ của dự án.

Bộ phận thẩm định xác định doanh thu của dự án trên cơ sở chi phí sản xuất giá bán buôn sản phẩm dịch vụ của dự án, trong đó các chỉ tiêu tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, công suất hoạt động luôn được chú ý xem xét,… Từ các kết quả tính toán khác nhau về doanh thu, chi phí, chi nhánh xác định khả năng trả nợ của dự án.

Ví dụ cụ thể thẩm định chi phí, giá sản phẩm và doanh thu của dự án: Đầu tư đổi mới thiết bị cho Phân xưởng sợi của Công ty may Hà Nội.

Thẩm định doanh thu của dự án: Với mức công suất thức tế như trên, dự án có thể sản xuất ra 12.088.465 kg sợi/ năm và có thể đem lại doanh thu khoảng 27.173.938 USD/ năm.

Thẩm định chi phí của dự án:

Chi phí biến đổi:

- Chi phí nguyên liệu chính (bông, xơ): là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (65%) trong tổng chi phí hàng năm của dự án. Chi phí trên được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên liệu bông, xơ của Tổng công ty cho từng loại mặt hàng với đơn giá bông bình quân là 1,3 USD/ 01 kg và 1,4 USD/ 01 kg xơ.

- Chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, điện sản xuất: được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao của đơn vị và đơn giá hiện tại.

- Chi phí bán hàng, quản lý chung: chiếm khoảng 3% doanh thu.

- Lãi vay vốn lưu động: Với vòng quay vốn lưu động ước tính bằng 3 vòng khi dự án đi vào hoạt động (bằng vòng quay vốn lưu động hiện tại của Tổng công ty) và cân đối với vốn lưu động tự có của khách hàng có thể tham gia vào dự án, chi phí lãi vay vốn lưu động được tính cụ thể cho từng khoản mục.

- Chi phí sửa chữa thường xuyên: ước tính bằng 2.00% tổng doanh thu của dự án.  Chi phí cố định: các khoản chi phí cố định của dự án gồm:

- Khấu hao tài sản cố định: căn cứ theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính về Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và tình hình thực tế sử dụng tài sản cố định của Công ty.

- Lãi vay đầu tư: theo kế hoạch trả nợ.

- Chi phí quản lý cố định và bán hàng: tính bằng 3% doanh thu. - Chi phí sửa chữa lớn: ước tính bằng 2.00% doanh thu.

Chi phí khác: Ước tính bằng 2% doanh thu.

 Thẩm tra tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án Tỷ suất “r” được tính bằng chi phí sử dụng vốn bình quân:

k m 1 k k k m 1 k I r * I r     

Trong đó:

Ik: số vốn đầu tư của nguồn thứ k (k = 1,m) rk: lãi suất tương ứng của nguồn đó

m: số nguồn vốn huy động được cho dự án

Tuy nhiên, trên thực tế, cũng có thể tính tỷ suất “r” bằng với lãi suất vay vốn để công việc tính toán được đơn giản nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các chỉ tiêu tài chính.

 Thẩm tra dòng tiền của dư án

Dòng tiền là dòng đầu vào (nguồn lực) và đầu ra (kết quả) hàng năm được quy thành đơn vị giá trị (tiền). Dòng tiền là cơ sở cho việc xác định tính khả thi của dự án đầu tư. Vậy nên, cán bộ thẩm định cần kiểm tra kỹ kết quả tính toán.

Dòng tiền ròng = Tổng các khoản thu trong kỳ - Tổng các khoản chi trong kỳ NCF = B - C

Trong đó:

B: Các khoản thu trong kỳ bao gồm doanh thu thuần của các năm trong kỳ, giá trị thanh lý tài sản cố định ở các thời điểm trung gian (khi các tài sản này hết tuổi thọ quy định) và ở cuối đời dự án,…

C: Các khoản chi trong kỳ bao gồm chi phí vốn đầu tư ban đầu để tạo ra tài sản cố định và vốn lưu động ở thời điểm đầu, tạo ra tài sản cố định ở các thời điểm trung gian, chi phí hàng năm của dự án (không bao gồm khấu hao và lãi vay).

 Thẩm tra các chỉ số hiệu quả tài chính

Có rất nhiều các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, tùy quy mô và tầm quan trọng của dự án để xác định các chỉ tiêu. Thông thường, các dự án bắt buộc phải xác định 3 chỉ tiêu cơ bản sau:

Giá trị hiện tại của thu nhập thuần NPV (Net Present Value)

NPV là thu nhập ròng có được do thực hiện dự án tính ở thời điểm hiện tại. Chỉ tiêu NPV cho phép ta đánh giá được một cách đầy đủ quy mô lãi của cả đời dự án. Với ý nghĩa như vậy, NPV được xem như là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá và lựa chọn dự án.

C0 i ) r 1 ( CF NPV n i 1 i      Trong đó:

CFi: dòng tiền ròng của dự án năm thứ i (i = 1,n) Co: vốn đầu tư ban đầu của dự án

r : lãi suất chiết khấu n : tuổi thọ của dự án

Điều kiện chấp thuận dự án khi sử dụng chỉ tiêu NPV để đánh giá: chỉ chấp nhận các dự án có NPV ≥ 0, bác bỏ khi dự án có NPV < 0. Nếu lựa chọn dự án trong một tập hợp các dự án được chọn thì chọn dự án có NPV lớn nhất.

Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR (Internal Rate of Returns)

IRR còn gọi là tỷ suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn hay suất thu hồi nội bộ. Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất mà nếu dùng nó làm lãi suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu và chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại, thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, hay nói cách khác là NPV = 0.

IRRdự án được tính theo công thức:

0 ) 1 ( ) 1 ( 0 0         i i n i i i n i r C r B Trong đó:

Bi : khoản phải thu của dự án năm i (i = 1,n) Ci : khoản phải chi của dự án năm i

r : lãi suất chiết khấu n: tuổi thọ của dự án

Sau khi tính được IRR, cán bộ thẩm đinh so sánh với chi phí vốn bình quân của dự án. Nếu IRR lớn hơn chi phí vốn bình quân của dự án thì chấp nhận dự án. Ngược lại, IRR nhỏ hơn chi phí vốn bình quân của dự án thì bác bỏ dự án.

Thời gian hoàn vốn PP (Payback Period)

Thời gian hoàn vốn của dự án là khoảng thời gian cần thiết để dự án hoạt động thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian cần thiết để hoàn

trả số vốn đầu tư ban đầu bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần và khấu hao thu hồi hàng năm.

Thời gian hoàn vốn có thể được tính theo hai cách: thời gian hoàn vốn giản đơn (không chiết khấu) và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

 Thời gian hoàn vốn giản đơn:

0 0 0       i T i i T i B C Trong đó:

T: thời gian hoàn vốn chưa tính đến yếu tố thời gian của tiền.

Chỉ tiêu này cho phép tính toán nhanh nhưng không xét đến thời giá của đồng tiền nên không mang nhiều ý nghĩa thực tiễn.

 Thời gian hoàn vốn có chiết khấu:

0 ) 1 ( ) 1 ( 0 0         i i T i i i T i r C r B Trong đó:

T: khoảng thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

Các ngân hàng thương mại sử dụng thời gian hoàn vốn để đánh giá dự án bằng cách thiết lập chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cần thiết và thời gian hoàn vốn tối đa có thể chấp nhận được của dự án. Những dự án có thời gian hoàn vốn lớn hơn thời gian cho phép tối đa sẽ bị loại bỏ. Khi chọn một trong nhiều dự án loại trừ nhau thì chấp nhận dự án có thời gian hoàn vốn nhỏ hơn thời gian quy định và thời gian hoàn vốn nhỏ nhất.

 Thẩm tra độ nhạy và độ an toàn của dự án

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, hệ số hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy giúp chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với yếu tố nào để từ đó có biện pháp quản lý chúng. Dự án có độ an toàn cao là những dự án vẫn đạt được hiệu quả khi những yếu tố tác động đến nó thay đổi theo những chiều hướng không có lợi.

Cách phân tích độ nhạy:

 Đo lường phần trăm thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính.  Chia tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho tỷ lệ thay đổi của mỗi yếu tố, ta được chỉ số nhạy cảm.

Có nhiều phương pháp để phân tích độ nhạy, nhưng đơn giản và chính xác nhất là các hàm, lệnh trên Excel như: Table, Crystalball, What – If,…

Nếu hầu hết các tình huống đưa ra đều cho kết quả NPV > 0 và IRR > r thì có thể tiến hành thực hiện dự án. Và ngược lại thì tạm kết luận mức rủi ro dự tính cao và cần xem xét lại trước khi ra quyết định hoặc có thể điều chỉnh lại lãi suất chiết khấu cho phù hợp. Việc thẩm định mức độ tin cậy của dự án giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn chính xác về dự án để từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư dự án.

 Đánh giá rủi ro trong dự án

Đánh giá khả năng xảy ra của một biến cố không chắc chắn trong các giai đoạn của dự án. Rủi ro tiềm ẩn trong mọi giai đoạn của dự án. Do vậy, thẩm định đúng rủi ro sẽ tạo điều kiện thực hiện dự án đúng như đã định.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank – chi nhánh thủ đô (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)