Phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Sacombank –

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank – chi nhánh thủ đô (Trang 40 - 58)

– Chi nhánh Thủ Đô.

Để tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã sử dụng nhiều phương pháp thẩm định khác nhau như: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích tối ưu, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp triệt tiêu rủi ro, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê kinh nghiệm. Các phương pháp này sẽ được cán bộ thẩm định vận dụng linh hoạt, kết hợp khoa học để đạt được các kết quả thẩm định chính xác.

 Phương pháp thẩm định theo trình tự.

Phương pháp thường được sử dụng đầu tiên và sử dụng nhiều nhất khi tiến hành quy trình thẩm định là phương pháp thẩm định theo trình tự, từ tổng quát đến chi tiết, lấy kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau.

Thẩm định tổng quát là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cơ bản của dự án để đánh giá, phân tích tính đầy đủ, tính phù hợp, tính hợp lý,... Thẩm định tổng quát các dự án trong lĩnh vực xây dựng cho phép hình dung một cách tổng quát về dự

án như: quy mô, tầm quan trọng của dự án trong chiến lược phát triển của đất nước,... Ngoài ra, các căn cứ pháp lý của dự án cũng là cơ sở để đảm bảo khả năng dự án được thực hiện và hoàn thành theo đúng dự kiến, đồng thời kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án. Vì vậy, khi thẩm định tổng quát, nếu dự án không phù hợp với các yêu cầu về pháp lý, không thỏa mãn các thủ tục quy định và không có lợi ích cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội chung thì dự án sẽ bị bác bỏ luôn. Từ đó, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho việc thẩm định chi tiết.

Tuy nhiên, để xem xét tổng quát các nội dung của dự án ở giai đoạn này thì khó phát hiện được các vấn đề cần bác bỏ, sai sót và bổ sung cho dự án. Vậy nên, từ những kết quả của quá trình thẩm định tổng quát, ngân hàng bắt đầu tiến hành thẩm định chi tiết từng nội dung của dự án như sự cần thiết của dự án, thị trường của dự án, phân tích kỹ thuật, phân tích tài chính, tổ chức quản lý,... Mỗi nội dung sẽ được phân tích, đánh giá và đưa ra kết luận một cách khách quan và chi tiết trên nhiều phương diện như chủ đầu tư, ngân hàng, xã hội,... Chi phí thẩm định các dự án trong lĩnh vực xây dựng rất lớn nên nếu trong quá trình thẩm định từng nội dung, thấy có nội dung cơ bản nào mà không khả thi thì có thể bác bỏ dự án ngay để tránh những chi phí không cần thiết khi thẩm định các nội dung tiếp theo sau này.

 Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng với hầu hết các nội dung thẩm định: từ khía cạnh pháp lý đến khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính, nhân sự,... Đặc biệt với các dự án trong lĩnh vực xây dựng, một lĩnh vực mang tính đặc thù mà các cán bộ thẩm định không có kiến thức chuyên môn nên việc so sánh, đối chiếu với các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, các định mức, giải pháp kỹ thuật của dự án với các chính sách, quy định của nhà nước, với các dự án thực tế đã và đang được thi công là rất cần thiết.

Phương pháp so sánh, đối chiếu tiến hành theo các chỉ tiêu sau:

Các định mức tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành và doanh nghiệp cùng loại.

Các số liệu và phương pháp áp dụng trong việc tính toán phù hợp với quy định của Bộ tài chính.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế và xây dựng với yêu cầu về sản phẩm của dự án và quy định của Bộ xây dựng cũng như quy hoạch về kiến trúc.

Quy chuẩn, tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị được sử dụng trong quá trình thi công cho phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp về mặt kỹ thuật của dự án.

Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư,... so với các dự án tương tự đã và đang thi công.

Các định mức về nguyên vật liệu, nhân công, quản lý,… theo các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành của ngành xây dựng.

Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư. Các chỉ tiêu mới phát sinh.  Phương pháp dự báo

Hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính lâu dài. Vậy nên việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng.

Phương pháp dự báo là phương pháp khoa học, tiên đoán những sự việc xảy ra trong tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được. Khi tiến hành dự báo, các nhà dự báo cũng như các cán bộ thẩm định đã căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng). Ngoài ra, những dự đoán chủ quan dựa trên trực giác, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định về tương lai (định tính) cũng là một phương pháp hữu hiệu. Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là: phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co giãn của cầu, phương pháp định mức, phương pháp kịch bản, phương pháp mô phỏng, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp dự báo tổng hợp,...

Phương pháp này thường được sử dụng trong nội dung thẩm định thị trường và tài chính để đánh giá cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm, nguyên vật liệu,… nhằm dự báo doanh thu và chi phí trong quá trình thi công dự án và vận hành kết quả đầu tư.

 Phương pháp phân tích độ nhạy

Với các dự án lớn và phức tạp, khi phân tích về hiệu quả tài chính và tính khả thi của dự án, cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để kiểm tra lại độ an toàn và tính vững chắc của dự án.

chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ,…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Trước tiên, cán bộ thẩm định phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Sau đó cho các nhân tố đó biến động theo thời gian như: chi phí tăng, doanh thu giảm, thay đổi chính sách thuế theo hướng bất lợi,… rồi đánh giá tác động của sự thay đổi đó với hiệu quả tài chính. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các bất trắc tuỳ điều kiện cụ thể và thường theo trực quan của cán bộ thẩm định. Tuy nhiên, mức độ sai lệch so với dự kiến thường được chọn là từ 5% – 20%.

Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả kể cả trong trường hợp các nhân tố bất lợi này gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính thì dự án có độ an toàn cao. Ngược lại thì cần xem xét lại tính khả thi của dự án và đề xuất biện pháp hữu hiệu để khắc phục hoặc hạn chế chúng. Áp dụng phương pháp này vào dự án, cán bộ thẩm định đã sử dụng phân tích độ nhạy một chiều và nhiều chiều để kiểm tra độ vững chắc của dự án.

Thông thường phương pháp phân tích độ nhạy một chiều được áp dụng nhiều hơn vì nó khá đơn giản, trong khi phân tích độ nhạy nhiều chiều rất phức tạp. Tuy nhiên, phân tích độ nhạy nhiều chiều sẽ giúp đánh giá chính xác hơn: dự án chủ yếu phụ thuộc vào công suất khai thác dự án, còn không phụ thuộc vào sự thay đổi giá bán của sản phẩm.

 Phương pháp triệt tiêu rủi ro

Các dự án đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng có đặc điểm là rất phức tạp, mức độ rủi ro rất cao do thời gian thi công và thời gian khai thác kinh doanh rất dài. Nhằm đảm bảo tính hiệu quả chắc chắn của dự án, nhất là khả năng trả nợ vay của ngân hàng, ngân hàng phải nhận diện, dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro và phân tán rủi ro. Ngân hàng không chỉ phải quản lý các rủi ro trong đầu tư dự án mà còn phải quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng.

2.2.4. Tình hình thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín – Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô.

Thành lập vào cuối năm 2005, khi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu sản xuất kinh doanh, xây dựng, tiêu dùng,... tăng cao. Nắm bắt được tình hình đó, chi nhánh Thủ Đô đã nỗ lực hết mình, phấn đấu không ngừng để huy động

vốn và tìm kiếm nhứng dự án trung và dài hạn khả thi. Sau 5 năm hoạt động, chi nhánh Thủ Đô đã trở thành một trong những chi nhánh xuất sắc nhất trong khu vực Hà Nội nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Sacombank nói chung. Chi nhánh đã thẩm định rất nhiều các dự án thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống như: sản xuất, thương mại, dịch vụ, xây dựng,…

Bảng 2.7: Số lượng các dự án đã thẩm định (không tính tái thẩm định) tại Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô

STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Theo quy mô 620 953 1321

1.1 Lớn ( > 50 tỷ) 37 54 65

1.2 Trung bình ( < 50 tỷ, > 5 tỷ) 105 197 258

1.3 Nhỏ ( < 5 tỷ) 478 702 998

2 Theo lĩnh vực 620 953 1321

2.1 Thương mại 205 291 385

2.2 Nông lâm nghiệp - 2 3

2.3 Sản xuất và gia công chế biến 20 63 78

2.4 Xây dựng 39 92 112

2.5 Dịch vụ cá nhân và cộng đồng 87 129 217

2.6 Kho bãi, giao thông vận tải và

thông tin liên lạc 170 205 255

2.7 Giáo dục và đào tạo - - -

2.8 Tư vấn, kinh doanh bất động sản 27 54 92

2.9 Nhà hàng, khách sạn 3 6 9

2.10 Các ngành nghề khác 69 111 170

Nguồn: Biên bản thống kê của phòng dịch vụ khách hàng

Là một chi nhánh mới được hoạt động, kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định còn nhiều thiếu sót nhưng các dự án đã được chi nhánh thẩm định theo đúng quy trình thẩm định, chủ động vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp thẩm định, đảm bảo đầy đủ nội dung thẩm định.

Các dự án đầu tư có đặc điểm chung là thời gian đầu tư tương đối dài (thường > 3 năm), mặt khác chi nhánh Thủ Đô mới đi vào hoạt động được hơn 5 năm nên đa số các

dự án đầu tư được cấp tín dụng đều đang trong quá trình giải ngân, một số đã đi vào hoạt động.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu các dự án đã được cấp tín dụng tại Chi nhánh Thủ Đô

Các dự án đang trong quá trình giải ngân

Các dự án đã đi vào hoạt động

74% 26%

Nguồn: Biên bản thống kê của phòng dịch vụ khách hàng

Bên cạnh các dự án đã thẩm định được cấp tín dụng còn tồn tại một phần không nhỏ những dự án không đủ điều kiện cấp tín dụng, qua đó góp phần hạn chế rủi ro tín dụng đối với chi nhánh Thủ Đô nói riêng và ngân hàng Sacombank nói chung.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu các dự án đã được thẩm định tại Chi nhánh Thủ Đô

Các dự án được cấp tín dụng Các dự án không được cấp tín dụng 82% 18%

Công tác thẩm định tài chính dự án xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm.

 Giới thiệu dự án

Tên dự án: Đầu tư xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm Chủ đầu tư: Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị

Mục đích đầu tư: Xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm Hình thức đâu tư: Đâu tư trực tiếp

Quản lý đầu tư: Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội. Thành lập ban dự án

Địa điểm đầu tư: Tỉnh lộ 35, thôn Bằng A, phường Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai và xã Thanh Liệt, Thanh Trì, TP.Hà Nội.

Sản phẩm dự án: Đất công cộng, đất thương phẩm, nhà ở cao tầng, nhà ở thấp tầng, nhà biệt thự.

Tổng vốn đầu tư: 1.935.383.922 nghìn đồng, trong đó :  Phần hạ tầng kỹ thuật: 854.498.300 nghìn đồng  Phần công trình trên đất: 1.080.885.622 nghìn đồng

Quy mô/Công suất dự án: dự án được thực hiện trên diện tích 76 ha Kế hoạch triển khai dự án: 6 năm, từ năm 2009 đến năm 2015 Các ưu đãi đầu tư: Được chậm nộp tiền sử dụng đất

 Quy trình thẩm định

Quy trình thẩm định dự án xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm của tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội cũng tuân theo đúng quy trình tín dụng của ngân hàng Sacombank Chi nhánh Thủ Đô gồm các bước:

Bước 1: Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội đến chi nhánh Thủ Đô xin vay vốn để đầu tư xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm.

Bước 2: Chi nhánh (phòng Dịch vụ khách hàng) tiếp nhận hồ sơ vay vốn của công ty, kiểm tra tính đầy đủ của các hồ sơ theo danh mục hồ sơ vay vốn mà ngân hàng Sacombank yêu cầu.

Bước 3: Phòng dịch vụ khách hàng phân công cho cán bộ Quan hệ khách hàng Hoàng Xuân Tòng và Cán bộ thẩm định Phạm Mạnh Sinh phụ trách hồ sơ. Cán bộ

thẩm định sẽ gặp trực tiếp Tổng giám đốc Nguyễn Đăng Nam để thẩm định tổng quát về dự án, đồng thời xem xét thực trạng kinh doanh của công ty.

Bước 4: Sau khi tiếp nhận hồ sơ hoàn chỉnh của công ty, Cán bộ thẩm định tiến hành công tác thẩm định tư cách pháp lý của công ty và ban lãnh đạo, năng lực kinh doanh, lịch sử dư nợ tín dụng và thẩm định tất cả các nội dung của dự án đầu tư dựa trên các phương pháp thẩm định truyền thống. Tiếp đến là thẩm định tài sản đảm bảo của dự án. Cuối cùng là sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng tự động của hệ thống ngân hàng Sacombank để đưa ra quyết định.

Bước 5: Ban lãnh đạo nhận thấy đây là một dự án khả thi nên quyết định cho vay. Nhưng nhu cầu vay vốn của dự án là 600 tỷ đồng, vượt quyền quyết định của Giám đốc Chi nhánh và của Ban tín dụng Chi nhánh nên ban lãnh đạo phải trình lên Hội sở dự án vay vốn với phương án cho vay theo hình thức cho vay đồng tài trợ.

Bước 6: Hội sở thẩm định lại hồ sơ một cách toàn diện và chuyên nghiệp hơn do có các ủy ban chuyên trách, kinh nghiệm.

Bước 7: Hội sở căn cứ vào kết quả thẩm định của phòng thẩm định ra quyết định cho dự án xây dựng khu đô thị mới Tây Nam Linh Đàm vay và ủy quyền cho chi nhánh tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Bước 8: Chi nhánh tiến hành các thủ tục cam kết giải ngân, chứng thực các văn bản liên quan đến tài sản đảm bảo và tiến hành giải ngân theo đúng tiến độ.

Bước 9: Cán bộ thẩm định đã được phân công kết hợp với phòng Hỗ trợ tín dụng để theo dõi, quản lý hồ sơ khách hàng để kiểm soát, hạn chế rủi ro có thể phát sinh.

 Phương pháp thẩm định

Cán bộ thẩm định Phạm Mạnh Sinh của chi nhánh Thủ Đô đã vận dụng rất linh hoạt các phương pháp thẩm định trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn của Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị Hà Nội như phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích dự báo, phương

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank – chi nhánh thủ đô (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)