Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank – chi nhánh thủ đô (Trang 61 - 64)

2.3.2.1. Hạn chế còn tồn tại.

Bên cạnh những thành công đã đạt được thì việc chỉ rõ những hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư là vấn đề quan trọng nhằm tìm ra những giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định, hạn chế rủi ro, tránh cho ngân hàng phải đối mặt với khả năng

không thu hồi được nợ. Những hạn chế đó là:

 Cán bộ phần lớn là cán bộ mới vào ngành còn chưa có kinh nghiệm nghiệp vụ trong khi đó khối lượng thẩm định dự án là rất lớn và rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực, do đó đòi hỏi cán bộ phải có trình độ nhất định về nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về các vấn đề của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội.

 Một số nội dung hướng dẫn còn chung chung, dàn trải, không chi tiết, cụ thể khiến cán bộ thẩm định lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình tra cứu và áp dụng.

 Các phương pháp được áp dụng chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống, không đổi mới sáng tạo nên khó đáp ứng được trong tình hình hiện nay.

 Chất lượng thông tin phục vụ công tác thẩm định có độ chính xác không cao, ngân hàng chủ yếu dựa vào hồ sơ mà chủ đầu tư cung cấp, thiếu thông tin thẩm định thực tế do chi phí thẩm định thấp nên thường thiếu tính khách quan.

 Ngân hàng còn quá coi trọng việc bảo lãnh, thế chấp trong quyết định cho vay nên nhiều khi công tác thẩm định tài chính dự án không mang nhiều ý nghĩa thực sự, có thể làm mất đi cơ hội cho vay, mất đi uy tín với khách hàng,…

2.3.2.2. Nguyên nhân.

 Nguyên nhân khách quan

Lĩnh vực tín dụng của ngân phải tuân theo các quy định pháp lý, cơ chế chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Nhiều văn bản ban hành có nội dung không sát với thực tế, chậm sửa đổi để bắt kịp với thị trường. Nhiều chính sách lại thay đổi nhanh khiến doanh nghiệp cũng như ngân hàng không kịp thời đưa ra được các biện pháp khắc phục. Hơn nữa, tình trạng chồng chéo, thiếu đồng bộ và nhất quán khiến cán bộ thẩm định khó khăn trong việc tham khảo và vận dụng.

 Nguyên nhân chủ quan

 Chi nhánh mới thành lập được hơn 5 năm, vì vậy những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm rất ít, phần lớn là đội ngũ cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm.

 Áp lực về thời gian và khối lượng công việc quá lớn tác động làm cán bộ thẩm định không thể thu thập đủ những thông tin cần thiết, dễ dẫn đến tình trạng phỏng đoán

theo cảm tính. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.

 Kinh phí phục vụ cho công tác thẩm định còn hạn chế, chỉ được thanh toán chi phí đi lại nên cán bộ thẩm định thường ít thẩm định thực tế, chủ yếu thẩm định trên giấy tờ, sử dụng thông tin do khách hàng cung cấp hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng khác. Vậy nên chất lượng thông tin không cao, thiếu tính xác thực, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định dự án.

 Chi nhánh chưa ứng dụng những phần mềm công nghệ thông tin hiện đại để tính toán, phân tích mà chủ yếu vẫn chỉ sử dụng Excel để thẩm định lại các chỉ tiêu tài chính của dự án.

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Sacombank – Chi nhánh Thủ Đô.

Một phần của tài liệu Chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín sacombank – chi nhánh thủ đô (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)