Các dự án đầu tư khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau nên việc sử dụng chung một quy trình thẩm định sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy nên ngân hàng nói chung và chi nhánh Thủ Đô nói riêng cần nghiên cứu, đưa ra quy trình thẩm định thích hợp cho từng loại.
Tổ chức, phân công công việc và trách nhiệm một cách hợp lý và khoa học trong quy trình thẩm định sẽ hạn chế được các công đoạn không cần thiết, tránh sự chồng chéo và trùng lặp, đồng thời phát huy được khả năng của từng cá nhân.
Trong quá trình xem xét cho vay, cần tập trung thẩm định, phân tích kỹ phương án kinh doanh, dự án đầu tư, đảm bảo khả năng tài chính và nguồn trả nợ của khách hàng, đặc biệt là mục đích sử dụng vốn, tránh tình trạng chỉ dựa vào tài sản bảo đảm để giải quyết cho vay.
Đánh giá kế hoạch trả nợ: để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh Thủ Đô phải xem xét khách quan tránh tình trạng chỉ chú trọng vào kế hoạch trả nợ, đánh giá tài chính dự án theo quan điểm của người cho vay và coi năng lực trả nợ là hàng đầu. Phải phân tích toàn bộ thời gian tồn tại của dự án, đánh giá một cách khách quan.
trình chung thì hầu hết các khoản vay đều vượt quyền Giám đốc và Ban tín dụng Chi nhánh (lớn hơn 1 tỷ đồng). Vậy nên để tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định, tránh lãng phí không đáng có, thì đối với các dự án xây dựng, chi nhánh có thể quyết định chấp thuận các dự án vay vốn dưới 10 tỷ. Điều này sẽ tạo nên lợi thế cho ngân hàng trong thời đại cạnh tranh hiện nay.
Qua những phân tích trên đây tôi xin đưa ra một mô hình cho quy trình thẩm định tín dụng mới như sau:
Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp của khách hàng vay vốn.
Bước 2: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, đúng, đủ của các số liệu trong các bảng, mẫu đưa ra trong dự án.
Bước 3: Xác định tổng nhu cầu vốn đầu tư của dự án.
Bước 4: Tiến hành xem xét phương án vốn của dự án, tiến độ bỏ vốn.
Bước 5:Tính toán hiệu quả tài chính của dự án.
Bước 6: Đánh giá kế hoạch trả nợ.
Bước 7: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ sử dụng vốn vay của dự án.