Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường PGS TS nguyễn xuân thành (Trang 52 - 53)

Đất có tính đệm và lọc vì vậy có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự phân tán của các chất ô nhiễm. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghiệp hoá học và các ngành công nghiệp nh−: khai khoáng, chế tạo máy, công nghiệp sơn... sự phát tán của các chất ô nhiễm đã v−ợt quá khả năng tự cân bằng của đất gây nên hiện t−ợng tích tụ và làm ảnh h−ởng xấu đến hệ sinh thái. Trong số các chất gây ô nhiễm đất trồng ng−ời ta quan tâm nhiều đến các kim loại nặng, các thuốc hoá học bảo vệ thực vật hữu cơ. Tái sinh đất ô nhiễm bằng ph−ơng pháp sinh học không chỉ giải quyết về mặt môi tr−ờng mà còn có tác dụng nâng cao năng suất và chất l−ợng cây trồng. Chúng ta đều biết, các acid hữu cơ có thể hoà tan và làm linh động hơn các hợp chất kim loại nặng không tan. Trong tự nhiên một số vi sinh vật vùng rễ cây trồng có khả năng sản sinh ra các acid hữu cơ và tạo phức với kim loại nặng hoặc các kim loại độc hại với cây trồng (nhôm, sắt...), một số khác có khả năng phân huỷ hợp chất hoá học nguồn gốc hữu cơ. Công nghệ vi sinh vật trong cải tạo đất bị ô nhiễm là sử dụng các loại vi sinh vật có khả năng phân giải hoặc chuyển hoá các chất gây ô nhiễm trong đất qua đó tạo lại cho đất sức sống mới. Ngoài ra, các vi sinh vật sử dụng còn có khả năng phân huỷ các phế thải hữu cơ cung cấp các chất dinh d−ỡng cho cây trồng, đồng thời giúp cây chống lại các tác nhân gây bệnh nguồn gốc từ đất, tạo ra các chất kích thích sinh tr−ởng thực vật làm ổn định cấu trúc đất ở vùng rễ cây trồng. Các vi sinh vật th−ờng dùng trong cải tạo đất thoái hoá, đất có vấn đề do ô nhiễm có thể kể đến là nấm rễ nội cộng sinh (VAM-Vascular Abuscular Mycorhiza) và vi khuẩn Pseudomonas. Sản phẩm Agrobacter sản xuất ở Đức từ 2 loại vi sinh vật trên đã đ−ợc nghiên cứu thử nghiệm sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Kết quả cho thấy có thể khôi phục vùng đất phèn mặn, vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng hay các vùng cát đang bị sa mạc hoá bằng chế phẩm vi sinh này. Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật để tái sinh, phục hồi đất có vấn đề và nâng cao độ phì của đất đang đ−ợc đẩy mạnh ở nhiều n−ớc trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ch−ơng sáu

Chế phẩm sinh vật dùng trong bảo vệ thực vật

Để đáp ứng nhu cầu về l−ơng thực, thực phẩm cung cấp cho con ng−ời ngày một tăng, quá trình sản xuất nông nghiệp ngày càng đ−ợc phát triển. Đồng thời với quá trình phát triển sản xuất thì sự xuất hiện của dịch hại là nguyên nhân gây bất ổn đến năng suất và chất l−ợng nông sản, gây thiệt hại tới 20 - 30% sản l−ợng, đôi khi còn cao hơn. Để phòng chống dịch hại bảo vệ cây trồng con ng−ời đã sử dụng các biện pháp khác nhau: biện pháp thủ công, biện pháp vật lý, biện pháp hoá học, biện pháp sinh học... Trong thời gian qua biện pháp hoá học đ−ợc coi là biện pháp tích cực cho hiệu quả cao, nhanh, đơn giản, dễ sử dụng. Nh−ng biện pháp này cũng bộc lộ nhiều tồn tại.

Mặt trái của thuốc hoá học thể hiện ở chỗ nếu sử dụng thuốc không hợp lý, không đúng, sử dụng lâu dài sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề nh−: ảnh h−ởng tới sức khoẻ ng−ời và động vật, tăng khả năng hình thành tính kháng thuốc của sâu bệnh, tiêu diệt hệ thiên địch, phá vỡ cân bằng sinh học, gây ra nhiều vụ dịch hại mới, gây hậu quả xấu tới môi tr−ờng... Chính vì những hạn chế này mà nhiều tác giả đã đề nghị cần thay đổi quan điểm trong phòng chống và kiểm soát dịch hại, đặc biệt là cần giảm số l−ợng thuốc hoá học.

Hiện nay h−ớng nghiên cứu chính trong kiểm soát dịch hại là biện pháp quản lý tổng hợp dịch hại (IPM), trong đó biện pháp sinh học là biện pháp quan trọng. Các sinh vật nh−: virus, vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm, tuyến trùng, ong , nhện, ... đ−ợc ứng dụng rất rộng rãi trong việc hạn chế tác hại của các sinh vật gây hại cho cây trồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường PGS TS nguyễn xuân thành (Trang 52 - 53)