Thành phần và cấu trúc các loại vi sinh vật tham gia xử lý n−ớc thả

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường PGS TS nguyễn xuân thành (Trang 95 - 96)

IV. Các ph−ơng pháp xử lý n−ớc thả

2. Xử lý n−ớc thải bằng biện pháp sinh học

2.3. Thành phần và cấu trúc các loại vi sinh vật tham gia xử lý n−ớc thả

Yếu tố quan trọng nhất của biện pháp sinh học để xử lý n−ớc thải là sử dụng bùn hoạt tính (activated sludge) hoặc màng vi sinh vật.

Bùn hoạt tính hoặc màng vi sinh vật là tập hợp các loại vi sinh vật khác nhau. Bùn hoạt tính là bông màu vàng nâu dễ lắng, có kích th−ớc 3- 150 àm. Những bông này bao gồm các vi sinh vật sống và cơ chất rắn (40%). Những vi sinh vật sống bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, một số nguyên sinh động vật, dòi, giun...

Màng sinh vật phát triển ở bề mặt các hạt vật liệu lọc có dạng nhầy dày từ 1- 3 mm hoặc lớn hơn. Màu của nó thay đổi theo thành phần của n−ớc thải, từ vàng sáng đến nâu tối. Màng sinh vật cũng bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc và nguyên sinh động vật khác. Trong quá trình xử lý, n−ớc thải sau khi qua bể lọc sinh vật có mang theo các hạt của màng sinh vật với các hình dạng khác nhau, kích th−ớc từ 15 - 30 àm có màu vàng xám và nâu.

Muốn đ−a bùn hoạt tính vào các thiết bị xử lý, cần thực hiện một quá trình gọi là "khởi động" là quá trình làm cho loại bùn gốc ban đầu (th−ờng kém về khả năng lắng và hoạt tính) đ−ợc nuôi d−ỡng để trở thành loại bùn có hoạt tính cao và có tính kết dính tốt. Có thể gọi đó là quá trình “hoạt hóa” bùn hoạt tính. Cuối thời kỳ “khởi động” bùn sẽ có dạng hạt. Các hạt này có độ bền cơ học khác nhau, có mức độ vỡ ra khác nhau khi chịu tác động khuấy trộn. Sự tạo hạt của bùn ở dạng này hay dạng khác phụ thuộc vào tính chất và nồng độ của bùn gốc, chất l−ợng môi tr−ờng cho thêm vào để hoạt hóa bùn, ph−ơng thức hoạt hóa và cuối cùng là thành phần các chất có trong n−ớc thải.

Loại bùn gốc tốt nhất lấy ở các thiết bị xử lý n−ớc thải đang hoạt động. Nếu không có loại này thì có thể lấy loại bùn ch−a thích nghi nh− từ các bể xử lý theo kiểu tự hoại, bùn cống rãnh, kênh rạch ô nhiễm nhiều, bùn phân lợn, phân bò đã phân huỷ...Các vi sinh vật chứa trong bùn này nghèo về số l−ợng, nh−ng đa dạng về chủng loại.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường PGS TS nguyễn xuân thành (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)