Vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Slide phát triển đội ngũ trí thức ở hà tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 31 - 35)

hóa, hiện đại hóa

Trước hết là trí thức trong chủ nghĩa tư bản, đối với sự phát triển xã hội. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dần tước hết “Vòng hào quang thần thánh” mà chế độ Phong kiến đã khoác lên cho nhân dân lao động. Trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, trí thức đã đóng vai trò tích cực. Trí thức tham gia vào quá trình cách mạng hóa lực lượng sản xuất để hình thành nên nền sản xuất công nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa. Do vậy, góp phần vào phát triển văn hóa văn minh nhân loại lên một bước mới.

Tất nhiên, vai trò của trí thức đối với phát triển xã hội trong chủ nghĩa tư bản bị hạn chế rất nhiều. Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” C.Mác và Ph.Ăngnghen viết: “Bác sĩ, luật gia, tu sĩ, thi sĩ, bác học đều bị giai cấp tư sản biến thành những người làm thuê được trả lương của nó”.

Ngày nay, trong các nước tư bản chủ nghĩa, số lượng trí thức tăng lên nhiều. Thành phần trí thức phong phú và phân hóa phức tạp hơn. Nhưng trong thực tế chỉ có một số lượng trí thức đã tư sản hóa, còn lại phần lớn là những người lao động làm thuê và bị giai cấp tư sản bóc lột không kém phần nặng nề. Nói chung trí thức vẫn là một lực lượng cách mạng xã hội.

C.Mác - Ph.Ăngghen, V.I.Lênin còn đặc biệt đánh giá cao vai trò,

vị trí của tầng lớp trí thức trong cách mạng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì, chủ nghĩa xã hội cần một lực lượng trí thức lớn hơn cả chủ nghĩa tư bản để không chỉ điều hành bộ máy nhà nước, mà còn xây dựng và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những người Cộng sản phải biết học tập tiếp thu những tinh hoa của chủ nghĩa tư bản, phải biết sử dụng các chuyên gia tư sản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

•V.I.Lênin sẵn sàng đổi một tá người Cộng sản không biết làm việc

lấy một chuyên gia tư sản giỏi. Từ việc xác định tầm quan trọng của trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin chủ trương phải xây dựng một đội ngũ trí thức từ giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đồng thời cải tạo tầng lớp trí thức củ theo hướng xã hội chủ nghĩa.

1.2. Vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa

1.2. Vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thấm nhuần quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về

vai trò của trí thức đối với sự phát triển xã hội, Hồ Chí Minh không những khẳng định, trí thức là một bộ phận trong lực lượng cách mạng mà “trí thức còn là vốn liếng quý báu của dân tộc. Ở nước khác như thế, ở Việt Nam càng như thế”. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được.

Trong bối cảnh hiện nay, đội ngũ trí thức ngày càng khẳng định được vai

trò to lớn của mình và được thể hiện những điểm sau:

Thứ nhất: Đội ngũ trí thức xây dựng những luận cứ khoa học góp phần

quan trọng trong việc hoạch định, phản biện và hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần làm sáng tỏ con đường phát triển của đất nước và giải đáp những vấn đề phát sinh trong sự nghiệp đổi mới

Thứ hai: Trí thức là lực lượng có vai trò quan trọng, quyết định trong sự

nghiệp giáo dục và đào tạo, trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài

1.2. Vai trò của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp hóa, hiện đại hóa

• Thứ ba: Trí thức là lực lượng trực tiếp góp phần thực hiện nội dung

của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

• Thứ tư: Trí thức là lực lượng trực tiếp góp phần duy trì và phát triển

những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu nền văn hóa, văn minh nhân loại.

• Thứ năm: Trí thức là lực lượng hàng đầu đóng vai trò thực hiện tư

vấn giám định xã hội về khoa học và công nghệ để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu Slide phát triển đội ngũ trí thức ở hà tĩnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(59 trang)