KẾT LUẬN
•Cùng với đội ngũ trí thức cả nước, trí thức Hà Tĩnh đã được phát triển
lớn mạnh và có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
•Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của sự phát triển thì nguồn nhân nhân lực
nói chung và đội ngũ trí thức của tỉnh nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tỉnh cần thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức, đặc biệt là đội ngũ các nhà khoa học, kỷ thuật, công nghệ mũi nhọn tiêu biểu, vừa có đức, vừa có tài để đóng vai trò nòng cốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2020 phải xây dựng được đội ngũ trí thức đông về số lượng, cao về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần say mê nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo. Bằng và vượt tỷ lệ trí thức bình quân của cả nước như mục tiêu, phương hướng của tỉnh đã đề ra.
•Để làm được điều đó, Hà Tĩnh cần phải tiến hành nhiều đồng bộ
nhiều giải pháp. Phải mạnh dạn đổi mới cách đầu tư cho phù hợp với khuynh hướng chung của thế giới: Từ chú trọng về kinh tế chuyển sang tăng mạnh đầu tư cho con người, cho văn hóa, xã hội. Sự đầu tư đó trước hết cần tập trung giải quyết hai vấn đề là số lượng và chất lượng đội ngũ trí thức của tỉnh.
•Tin rằng trong thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh sẽ quan tâm hơn nữa trong
việc đào tạo, bồi dưỡng, phân phối sử dụng trí thức. Đồng thời có những giải pháp cụ thể, tạo điều kiện tốt cho trí thức các ngành phát huy, nâng cao năng lực của mình để phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.