Đánh giá về đội ngũ trí thứ cở Hà Tĩnh hiện nay
2.2.2. Về đào tạo đội ngũ trí thức
• Công tác đào tạo đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh trong thời gian qua, đặc
biệt là từ sau nghị quyết 27 khóa X của Bộ chính trị (8/2008) đã được tỉnh quan tâm.
• Đội ngũ trí thức của Hà Tĩnh thời gian qua được đào tạo theo nhiều
nguồn khác nhau, phương thức đào tạo đa dạng. Trước đây chưa có trường đại học đội ngũ trí thức Hà Tĩnh được đào tạo chủ yếu ở ngoài tỉnh. Sau nhiều năm chuẩn bị, năm 2007, Đại học Hà Tĩnh đã được thành lập, là cơ sở để phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng..
• Tuy nhiên, do thiếu sự quy hoạch đào tạo lâu dài, lại mới tách tỉnh
nên đội ngũ trí thức bậc cao vừa ít lại vừa cao tuổi, điều này sẽ dẫn đến sự hụt hẫng khi lớp cán bộ trẻ kế cận chưa đáp ứng được. “Số đông trí thức được đào tạo theo cơ chế cũ, vừa học vừa làm hụt hẫng về kiến thức hệ thống, do vậy đòi hỏi cần phải tiếp tục đào tạo, đào tạo lại trong thời gian tới”.
Ngành Tổng số trí thức Trong đó Giáo dục đào tạo Y tế Văn hóa xã hội Công nghiệp Nông nghiệp Các ngành khác 100,0(%) 45,5 26,5 8,2 8,8 6,5 4,5
2.2.1. Về số lượng, chất lượng và cơ cấu
Bảng 2.3: Cơ cấu ngành nghề đội ngũ trí thức Hà Tĩnh năm 2009
(Nguồn: Tổng cục thống kê Hà Tĩnh)
sự phân bố đội ngũ trí thức trong từng ngành cũng không đồng đều
nhau. Trí thức ở ngành giáo dục và y tế chiếm tới 72%.
Giới tính và Nhóm tuổi Trong đó KXĐ Tổng số trí thức Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ 26720 568 30 4 26849 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
16035 10341 387 152 22 818 - 19 3 6 0 0 0 0 0 9 18 - 19 3 6 0 0 0 0 0 9 20 - 24 561 976 0 12 0 0 4 1537 25 - 29 2702 2915 32 56 3 0 0 5617 30 - 39 4866 2998 126 61 0 0 0 7864 40 - 49 2297 1326 137 16 3 8 0 3623 50+ 6496 1121 92 7 16 0 0 7627
2.2.1. Về số lượng, chất lượng và cơ cấu
Bảng 2.4: Trí thức Hà Tĩnh chia theo giới tính và nhóm tuổi năm 2009
Đơn vị hành chính, nhóm tuổi và giới tính Tổng dân số 15 tuổi trở lên
Trình độ chuyên môn kỷ thuật (CMKT) cao nhất được đào tạo
Chưa đào tạo CMKT Sơ cấp nghề Trung cấp nghề THCN Cao đẳng nghề Cao đẳng Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Không xác định Tổng số 903594 781247 18385 24427 35511 3294 13597 26720 568 30 174 15-17 tuổi 98864 98868 137 14 21 5 - - - - - 18-19 tuổi 39901 38985 346 327 133 33 44 15 - - 15 20-24 tuổi 74196 85635 1897 4381 4891 791 1935 1621 12 - 32 25-29 tuổi 77221 57661 2103 3831 4720 567 2464 5729 101 3 20 30-34 tuổi 81608 67827 1976 1090 2489 294 1823 5158 125 - 7 35-39 tuổi 84198 74283 1884 1531 2203 182 1097 2932 75 - 11 40-44 tuổi 77655 70194 1436 1413 2003 175 699 1661 69 - 4 45-49 tuổi 83278 73288 1711 1805 3133 174 1047 2017 88 11 5 50 tuổi + 287035 241667 6893 9216 15918 1073 4487 7587 99 16 80
2.2.3. Về đào tạo đội ngũ trí thức
Bảng 2.5. Dân số Hà Tĩnh từ 15 tuổi trở lên chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật đã được đào tạo năm 2009 ( Đơn vị tính người)
2.2.3. Về sử dụng đội ngũ trí thức
• Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực số cán bộ được làm công việc đúng
chuyên môn, chuyên ngành đào tạo không nhiều do vậy đã phần nào ảnh hưởng tới sự phát huy năng lực cá nhân của họ. Cùng với quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì thực tế hiện nay đội ngũ trí thức trẻ có năng lực, được đào tạo cơ bản ít được làm việc trong các cơ quan Đảng và Nhà nước.
• Mặt khác, trong công tác quản lí và sử dụng đội ngũ trí thức còn rất
lỏng lẻo. Một số cán bộ của Đảng và chính quyền chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò cũng như chưa đánh giá, sử dụng đúng trình độ, năng lực của trí thức đã làm hạn chế sự cống hiện của đội ngũ trí thức cho xã hội.
2.2.3. Về sử dụng đội ngũ trí thức
•Hiện nay, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn tỉnh vẫn không thu
hút được nhiều trí thức, dẫn đến tình trạng thừa cứ thừa nhưng thiếu vẫn cứ thiếu. Trong khi đó, đội ngũ trí thức thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật, tự nhiên của tỉnh vẫn còn mỏng. Điều này một mặt gây ra sự thất thoát đội ngũ trí thức, mặt khác làm giảm hiệu quả sử dụng lực lượng trí thức. Việc triển khai thực hiện chính sách đãi ngộ, tôn vinh đối với trí thức, khai thác trí thức Việt kiều chưa được thực hiện một cách thực sự hiệu quả.
•Để khắc phục được những hạn chế này, tỉnh đã ban hành nhiều chủ
trương chính sách và bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Qua thực hiện chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài của tỉnh bước đầu đã khuyến khích được một bộ phận cán bộ, công chức tích cực học tập nâng cao trình độ về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý. Đã thu hút được một số sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, thạc sĩ về công tác tại tỉnh.
2.2.3. Về sử dụng đội ngũ trí thức
•Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách đào
tạo, thu hút sử dụng cán bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhất định. Chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” của tỉnh trong những năm vừa qua mặc dù đã có những đổi mới nhưng chỉ mới dừng ở một vài chính sách cơ bản, chỉ dừng lại ở phong trào hô hào là chính, nhất thời tại từng thời điểm, không thường xuyên liên tục, chưa thực sự đi vào cuộc sống, chưa có một quy hoạch xây dựng, thu hút đội ngũ trí thức mang tầm quy mô và chiến lược.
• Chính sách đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc
thiểu số có kết quả chưa cao. Tỉnh cũng chưa thu hút được lực lượng cán bộ có học hàm, học vị cao như giáo sư, tiến sĩ, cán bộ chuyên môn giỏi, chuyên gia đầu ngành về công tác tại tỉnh do điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, môi trường hoạt động ở tỉnh chưa phù hợp với ngành nghề và mức thu nhập thấp.
2.2.4. Đánh giá về đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh hiện nay
•Cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, đặc biệt là về
giáo dục và đào tạo, số lượng trí thức Hà Tĩnh được bổ sung nhanh chóng.
•Đội ngũ trí thức Hà Tĩnh có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh,
gắn bó với Đảng và nhân dân.
•Tuy nhiên, nhìn một cách toàn diện chúng ta thấy rằng, đội ngũ trí
thức Hà Tĩnh còn nhiều bất cập, hạn chế. Bên cạnh việc số lượng chưa đáp ứng đủ yêu cầu của sự phát triển thì đội ngũ trí thức Hà Tĩnh hiện nay vẫn có cơ cấu chưa đồng bộ. Trí thức tập trung chủ yếu vào hai ngành chính là giáo dục - đào tạo và y tế. Trí thức bậc cao làm việc tại Hà Tĩnh lại không nhiều và đang thiếu các chuyên gia giỏi, nhất là ở các lĩnh vực quản lý kinh tế, ngoại ngữ, tin học.
2.2.4. Đánh giá về đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh hiện nay
•Một điều đáng quan tâm nữa là do tỉnh vừa mới tái lập, nên đội ngũ trí
thức bị phân tán nhiều. “Trí thức Hà Tĩnh chưa có sự phối hợp cao trong các hoạt động khoa học công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, từ đó khó tập trung được năng lực trí tuệ tập thể để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
•Một bộ phận trí thức chưa yên tâm với công việc, thiếu sự say mê sáng
tạo, thậm chí còn có những hiện tượng kìm giữ nhau, làm suy giảm lòng tin đối với cấp trên và nhân dân”.
•Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của việc đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi Hà Tĩnh phải đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đa dạng hóa, về lĩnh vực, phong phú về ngành nghề nhằm góp phần vào việc phát triển đội ngũ trí thức cho tỉnh.
•Hy vọng rằng, những chính sách chiêu hiền, đãi sĩ của tỉnh và sự thành
công của các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ trí thức Hà Tĩnh trong những năm tới.
2.3. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển đội ngũ trí thức ở Hà Tĩnh hiện nay