VỀ PHƯƠNG DIỆN SINH HOẠT XÃ HỘ

Một phần của tài liệu Gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó trong thanh thiếu niên ở thừa thiên huế (Trang 28 - 30)

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, một hình thái ý thức xã hội mang tính chất lịch sử. Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức tôn giáo cũng có chức năng phản ánh, chức năng phản ánh thế giới quan; nhân sinh quan; chức năng điều chỉnh hành vi con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, mặc dù có những mặt hạn chế nhưng phật giáo cũng đã tạo ra một hệ thống chuẩn mực giá trị đạo đức có tác dụng

giáo dục lớn đến thanh thiêu niên sống trong xã hội. Gia Đình Phật Tử có vai trò tích cực trong việc giáo dục ứng dụng Phật pháp vào cuộc sống.

Trên nền tảng đạo đức Phật giáo, Gia Đình Phật Tử đã giúp cho thanh thiếu niên nhận thấy được rằng sống trong một cộng đồng, dù nhỏ hay lớn dù còn phôi thai hay đã phức tạp nếu như mọi người thù ghét nhau, tàn hại nhau thì làm sao cộng đồng đó có thể tồn tại được, xã hội không tồn tại làm sao cá nhân có thể tồn tại được. Do vậy, chúng ta phải có lòng từ bi, nó là thứ tình cảm hoàn toàn vị tha cốt đem lại sự yên vui và làm vơi cạn nổi khổ đau cho người khác. Đạo từ bi còn đòi hỏi một tình thương nhân loại, thể hiện tình thương ấy phải bằng sự cứu giúp tận tâm, tận lực, san sẻ, đùm bọc nhau, không vụ lợi, không đòi hỏi đợi chờ sự đền đáp. Sự đùm bọc nhau trong những khi ”tối lửa, tắt đèn” là một nghĩa cử cao đẹp trong tình làng nghĩa xóm.

Để có một xã hội an vui, Gia Đình Phật Tử hướng thanh thiếu niên làm những điều thiện, ở hiền, sống lành, tránh xa những điều ác. Thiện và ác có thể điều chỉnh hành vi của mỗi người trong quan hệ với những người khác vì những hạnh phúc của mỗi người thường đi sau. Những ý nghĩ và hành vi phúc thiện và những khổ đau của mỗi người thường đi sau ý nghĩ và hành vi độc ác. Mỗi ý nghĩ thiện thường nhen lên trong chúng ta những hành vi đúng đắn, chẳng những không hại mình, hại người mà còn góp phần tạo ra cho xã hội một trật tự xã hội tốt đẹp. Cái ác của con người là do tham- sân- si, đó cũng là đầu mối của sự rối ren, bất công trong xã hội. Do đó, thanh thiếu niên cần phải xây dựng nếp sống vô tham, vô sân, vô si đó là nếp sống tự do, cao thượng, không còn bị nô lệ bởi địa vị, danh vọng, lợi lộc, uy quyền... Có như vậy, mỗi người trong xã hội đối xử với nhau bằng hành động, nghĩa cử cao đẹp và thân thiết hơn. Những tư tưởng của ”ngũ giới” như không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu đó là những giới luật của đạo Phật song nó rất có giá trị đối với từng người, từng gia đình và toàn xã hội.

Nhìn vào đời sống xã hội Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng hiện nay, sau một số năm đổi mới, với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng Xã Hội Chủ

Nghĩa, với việc mở rộng giáo lưu quan hệ quốc tế, đã giúp cho tình hình kinh tế, chính trị, xã hội được giữ vững và ổn định ở mức độ nhất định. Song bên cạnh đó, những vấn đề xã hội đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, chúng ta thấy được rằng hiện nay ở Thừa Thiên Huế cũng như cả nước, nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí của công, nạn mại dâm, cờ bạc, rượu chè, chặt phá rừng, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng, văn hóa phẩm độc hại lan tràn, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng... Thì việc giáo dục thanh thiếu niên của gia đình phật tử về giáo lý tam độc- ngũ giới là có ý nghĩa thiết thực.

Như vậy, qua nghiên cứu sự ảnh hưởng của Gia Đình Phật Tử trong thanh thiếu niên ở Thừa Thiên Huế chúng ta thấy được rằng, hoạt động của Gia Đình Phật Tử là một hình thức phát sinh từ chùa hay ở niệm phật đường, nhưng tổ chức này đã thu hút đông đảo thanh thiếu niên Huế tham gia, bởi Gia Đình Phật Tử tồn tại gần gũi, thực tế. Nó là sự kết hợp đạo và đời, hướng cho thanh thiếu niên tìm đến một cuộc sống hòa thuận, ổn định và an toàn xã hội, hướng thanh thiếu niên tìm đến những điều thiện, tránh xa những điều ác trên một số mặt của đời thường. Để giữ được bản chất tốt đẹp đó thì những âm mưu lưọi dụng nó để chống phá chế độ thì cần được ngăn chặn kịp thời.

Một phần của tài liệu Gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó trong thanh thiếu niên ở thừa thiên huế (Trang 28 - 30)