Dựa Trên Lập Trường Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác Lênin Đối Với Tôn Giáo

Một phần của tài liệu Gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó trong thanh thiếu niên ở thừa thiên huế (Trang 30 - 39)

Lênin Đối Với Tôn Giáo

Trong thời kỳ xa xưa, tôn giáo nảy sinh từ các quan niệm sơ khai, không hiểu biết của con người về bản chất của chính mình và bản chất

của giới tự nhiên xung quanh họ. Mác nói ”Con người luôn luôn tạo ra cho mình những quan niệm sai lầm về bản thân, về mình hiện đang như thế hoặc sau này sẽ là như thế nào. Họ đã xây dựng những quan hệ của họ căn cứ vào những quan niệm của họ về thần, về kiểu mẫu của con người... những sản phẩm của bộ óc của họ đã trở thành kẻ thống trị họ. Là những người sáng tạo, họ lại phải cúi mình trước những cái họ sáng tạo ra” [22; 14].

Nguyên nhân của những tín ngưỡng tôn giáo xuất hiện là do cơ sở kinh tế thấp kém, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào giới tự nhiên, bất lực trước những hiện tượng tự nhiên và xã hội theo Ph. Ăngngen ”trong những thời kỳ đầu của lịch sử, chính những lực lượng thiên nhiên là cái trước tiên được phản ánh như thế và trong quá trình phát triển hơn nữa thì những dân tộc khác nhau, lực lượng tự nhiên ấy đã được nhân cách hóa một cách hết sức nhiều vẻ và hết sức hỗn tạp... Bên cạnh những lực lượng thiên nhiên lại còn có cả những lực lượng xã hội tác động- những lực lượng này đối lập với con người một cách cũng xa lạ lúc đầu cũng không thể hiểu được đối với họ, và cũng thống trị họ” [22;17-18].

Bởi vì, khi xã hội xuất hiện giai cấp đối kháng thì giai cấp thống trị nắm lấy tôn giáo, sử dụng tôn giáo như một công cụ hữu hiệu để thống trị đời sống tinh thần các giai cấp bị trị. Có thể nói bất cứ tôn giáo nào cũng mang tính hoang đường. Ph. Ăngghen nói: ”tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc của con người, của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế ” [ 22; 12-13 ]. Đây là vấn đề mà giai cấp thống trị lợi dụng nhằm mê hoặc quần chúng, để quần chúng cam chịu thân phận bị bóc lột, giai cấp thống trị đã cố tình bóp méo, xuyên tạc tôn giáo nguyên thủy, cho rằng con người sinh ra đa được định sẵn số phận kẻ ngèo, người giàu là do số phận quy định, con người không thể thay đổi được địa vị của chính mình Lê Nin nhận định” sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia” [22; 26 ], họ tin rằng sau khi chết họ sẽ được sống kiếp khác sung sướng hơn.

Đối lập với những quan điểm duy tâm, hoang đường, Chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra rằng ”Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [22; 58]. Tôn giáo trở thành công cụ của giai cấp bóc lột: ”tôn giáo là một trong những hình thức áp bức về tinh thần, luôn luôn và bất cứ ở đâu cũng đè nặng lên quần chúng nhân dân khốn khổ vì phải lao động suốt đời cho người khác hưởng , vì phải chịu cảnh bần cùng cô độc” [22; 92 ].

Tôn giáo làm tê liệt tinh thần đấu tranh của nhân dân với thuyết định mệnh của nó “đối với ai suốt đời vẫn lao động và sống trong cảnh thiếu thốn, tôn giáo dạy cho họ phải sống theo tinh thần cam chịu và nhẫn nhục trong cuộc sống dưới trần gian, bằng cách làm cho họ hy vọng sẽ được đền đáp khi lên thiêng đường. Còn đối với những kẻ sống bằng lao động của người khác, tôn giáo dạy cho họ hãy làm điều thiện ở thế gian, biện hộ một cách rất rẻ tiền cho toàn bộ cuộc đời bóc lột của chúng và bán rẻ cho chúng những tấm thẻ để lên thiêng đường của những người hạnh phúc” [22; 92-93]. Chính vì lẽ đó, Chủ nghĩa Mác- Lênin chỉ ra rằng trong bất cứ trường hợp nào hình thức tôn giáo cũng đều mâu thuẫn với nội dung cách mạng của phong trào cách mạng.

Triết học Mác- Lênin coi tôn giáo là một hiện tượng xã hội bao gồm: lễ nghi tôn giáo, tổ chức tôn giáo, ý thức tôn giáo. Trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, hoạt động tôn giáo buộc phải mang và được diễn đạt theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Nó mang tính chất một hệ tư tưởng có vai trò chỉ đạo, củng cố, phát triển tâm lý tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là điều kiện cho tư tưởng, giáo lý xâm nhập vào quần chúng. Ý thức tôn giáo thuộc thế giới quan duy tâm. Cho nên tôn giáo là biểu hiện đặc thù của thế giới quan duy tâm, chủ nghĩa duy tâm là cơ sở triết học của tôn giáo.

Đạo phật là một tôn giáo lớn, một hệ thống triết học lớn, có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam và nhiều vùng trên thế giới. Thế giới quan Phật giáo là duy tâm khi coi ”vạn pháp” đều là ảo, là giả, là do tâm của con người tạo ra. Bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Chủ nghĩa Mác- Lênin đã không những chỉ ra nguồn gốc xuất hiện của

tôn giáo, giai cấp trong lịch sử mà còn khẳng định sự diệt vong tất yếu của chúng những người Mác Xít xem tôn giáo và giai cấp đều là những phạm trù lịch sử; giai cấp sẽ mất đi khi cơ sở tồn tại của nó- chế độ tư hữu- mất đi và từ đây có thể nhận thấy rằng sự tồn tại của tôn giáo nói chung, của Phật giáo nói riêng cùng với sự ảnh hưởng của nó trong quần chúng sẽ mất đi, khi những điều kiện xã hội làm cơ sở cho việc nhận thức và hành động của quần chúng thoát khỏi ”vòng hào quang thần thánh”, thoát khỏi ”hạnh phúc hư ảo”, để thực sự đạt được hạnh phúc đích thực của mình trong đời sống hiện thực.

Như vậy, quan điểm duy vật mang tính khoa học của Chủ nghĩa Mác- Lênin đối lập với những quan điểm duy tâm và tính chất hư ảo của tôn giáo. Người mác xít không thể dung hòa với tôn giáo; song, trong điều kiện hiện nay, tôn giáo vẫn còn cơ sở để tồn tại và còn tồn tại lâu dài trong lịch sử xã hội loài người. Do vậy, tôn giáo tồn tại là một tất yếu, chúng ta không thể nóng vội xóa bỏ tôn giáo ma ” chuyên chính vô sản kiên trì thực hiện việc giải phóng thực sự quần chúng lao động ra khỏi thiên kiến tôn giáo bằng cách tuyên truyền và nâng cao giác ngộ của quần chúng... chú ý tránh không xúc phạm gì đến tình cảm tín đồ trong quần chúng và tránh làm tăng thêm lòng cuồn tín tôn giáo” [22; 137]. Phải khéo léo hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó, tránh đối đầu với tôn giáo; nếu không, sẽ là thời cơ để kẻ thù lôi kéo quần chúng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng, chống lại sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác- Lênin về vấn đề tôn giáo, đánh giá tổ chức hoạt động của Gia Đình Phật Tử ở Thừa Thiên Huế, chúng ta thấy rằng: cùng với sự vận động của lịch sử xã hội Việt Nam, Phật giáo và Gia Đình Phật Tử cũng thăng trầm, chìm nổi. Có những thời kỳ lịch sử, Phật Giáo trở thành quốc giáo và Gia Đình Phật Tử phát triển rất mạnh mẽ, song cũng có thời kỳ Phật Giáo bị Thiên Chúa Giáo chèn ép vì vậy Gia Đình Phật Tử cũng phải ngừng hoạt động. Qua đó, ta thấy rằng Gia Đình Phật Tử hưng thịnh hay suy vong cùng với đạo Phật. Ngày nay, Gia Đình Phật Tử đang bị phân hóa, chia rẽ, bị lợi dụng, lôi kéo.

Thực trạng hoạt động của tổ chức Gia Đình Phật Tử ở Thừa Thiên Huế, có thể đánh giá như sau:

Trước năm 1975, ở Thừa Thiên Huế, Gia Đình Phật Tử đã phát triển mạnh mẽ về quy mô tổ chức với số lượng lớn huynh trưởng, đoàn sinh tham, gia sinh hoạt. Tuy thuộc Tổng vụ thanh niên GHPGVNTN, nhưng Gia Đình Phật Tử hoạt động tương đối độc lập theo tổ chức từ cấp trung ương xuống từng “gia đình” và trở thành một lực lượng chính trị của GHPGVNTN trong phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Mỹ- Ngụy những năm 1963-1966.

Sau năm 1975, Gia Đình Phật Tử có sự phân rã về tổ chức, số cốt cán cầm đầu thăm dò thái độ của chính quyền, không dám công khai hoạt động mà ngấm ngầm sinh hoạt dưới hình thức đi lễ chùa, các ngày lễ vía Phật, kỵ giỗ... Năm 1981, khi các hệ phái cả nước thống nhất trong GHPGVN, thì danh xưng Gia Đình Phật Tử không được ghi nhận trong hiến chương của giáo hội. Số cốt cán trong Ban hướng dẫn Thừa Thiên (cũ) tuy không dám chống đối song vẫn âm thầm duy trì và tổ chức sinh hoạt như những năm trước1975.

Từ sau năm 1986, lợi dụng chủ trương đổi mới, Gia Đình Phật Tử ở Thừa Thiên Huế đã từng bước công khai tổ chức và hoạt động, lôi kéo hầu hết số huynh trưởng cũ trở lại. Trước tác động tiêu cực của tình hình thế giới (1989-1991) và sự kích động của bọn cực đoan và số có tư tưởng khôi phục lại GHVNTN, Gia Đình Phật Tử ở Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều hoạt động như: củng cố lại ban hướng dẫn, mở nhiều loại hình đào tạo huynh trưởng các cấp, phô trương lực lượng để khẳng định sự tồn tại và sức sống của Gia Đình Phật Tử mà lâu nay GHPGVN đã ”bỏ rơi”, “không thừa nhận”. Sự kích động của các phần tử cực đoan nhằm vào tâm tư, tình cảm của đa số huynh trưởng Gia Đình Phật Tử, với nhiều xu hướng khác nhau, nhưng trước hết là tạo áp lực với Đại hội III GHPGVN.

Từ năm 1992 đến nay, là thời kỳ mà Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên Huế chịu nhiều ảnh hưởng, tác động đến tư tưởng của đông đảo huynh trưởng cốt cán, trước hết và trực tiếp nhất là: hoạt động phục hồi GHPGVNTN do Huyền Quang phát động qua tang lễ (4/1992), lễ Tiểu tường hòa thượng Thích Đôn Hậu, vụ gây rối ngày 24/5/1995 tại Huế

của nhóm tu sĩ chùa Linh Mụ; sự mâu thuẫn của nội bộ Phật giáo Thừa Thiên Huế, việc tăng bất hòa dẫn đến sự ra đời của ”tăng đoàn” và vụ gây rối ngày 27/11/1994 tại chùa Báo Quốc; năm 2001 một số đông tăng ni, Phật tử phát động tuần hành vào Quảng Ngãi để đón Thích Nhất Hạnh và Thích Quảng Độ là những phần tử phản động đòi xây dựng một nước ”Việt Nam tự do mới”... Gần đây là việc giáo hội chủ trương quản lý hoạt động của Gia Đình Phật Tử. Trong bối cảnh đó, hoạt động và sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên Huế được ghi nhận trên một số nét sau:

- Tiếp tục củng cố bộ máy điều hành hoạt động cho phù hợp với tình hình và đặc điểm địa bàn khi chưa có pháp lý: + Nguyễn Sĩ Thiều với tư cách là huynh trưởng Ban hướng dẫn cũ đã lập ra bên cạnh mình một ban thường vụ gồm nhiều huynh trưởng cấp tấn, số này định kỳ sinh hoạt vào thứ 5 hàng tuần tại nhà riêng của Thiều ở số 6 Đào Duy Từ- Huế. + Bên cạnh Ban hướng dẫn Gia Đình Phật Tử các quận, huyện, Nguyễn Sĩ Thiều còn chỉ đạo thành lập và ra mắt hội đồng huynh trưởng cấp tấn để điều hành, tổ chức các hoạt động thường niên của từng đơn vị huyện trong tỉnh và hướng dẫn duy trì sinh hoạt ở từng Gia Đình Phật Tử và tu học của huynh trưởng cấp tấn. Đây là hình thức mới mà trong quy chế cũ của GHPGVN không quy định.

Hình thức trên đã chỉ đạo, điều hành hoạt động khá chặt chẽ và sâu sát với từng đơn vị xã, huyện trong tỉnh. Số này trực tiếp chỉ đạo mà mọi việc lại như là “nhu cầu” của cơ sở, của từng “gia đình” để tránh sự quản lý của chính quyền.

- Duy trì thường xuyên, có nề nếp các hình thức sinh hoạt truyền thống như tổ chức ngày ”Dũng”, ngày ”Hạnh”, thi vượt bậc hiệp kỵ của Gia Đình Phật Tử hàng năm.

Tính đến nay, sự tham gia của 23.96 huynh trưởng, 16.548 đoàn sinh tham gia của 152 đơn vị Gia Đình Phật Tử trong tỉnh. Đặc biệt là việc đào tạo, bồi dưỡng huynh trưởng, nay được phân cấp cho các đơn vị tỉnh thành, quận, huyện theo điều kiện của từng địa phương vận dụng linh hoạt hình thức tổ chức theo kế hoạch chỉ đạo của ban hướng dẫn tỉnh.

- Dưới danh nghĩa bảo vệ và thực hiện theo nội quy của Gia Đình Phật Tử Việt Nam và quy chế của huynh trưởng cũ các hình thức hoạt động của Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên Huế, dưới sự điều hành của Nguyễn Sĩ Thiều, tuy chưa công khai nhưng có những biểu hiện rõ nét thái độ ủng hộ sự phục hồi GHPGVNTN của nhóm Huyền Quang.

+ Việc phong cấp, xếp cấp cho số huynh trưởng được thực hiện theo nội quy, quy chế cữ không chấp hành sự quản lý của GHPGVN, mà lại trình cho ban hướng dẫn của Nguyễn Châu và Huyền Quang với tư cách là quyền viện trưởng Viện hóa đạo chuẩn y, phê duyệt.

+ Trong dịp lễ tang, tiểu tường Hòa thượng Thích Đôn Hậu, lực lượng huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên Huế đã tổ chức phúng điếu có gần 1.000 người tham dự với tâm niệm về vị chánh thư ký kiêm xử lý Viện tăng thống GĐPTVN.

+ Các tài liệu của nhóm Huyền Quang, Quảng Độ và tay sai cũng như các loại tài liệu khác từ nước ngoài vào nước ta có nội dung kích động chống chế độ XHCN; xuyên tạc, nói xấu GHPGVN đòi phục hồi GHPGVNTN và các tài liệu khác phát tán trong nhiều đối tượng huynh trưởng Gia Đình Phật Tử.

+ Từ đầu năm 1993, khi nội bộ tăng ni ở Huế bất hòa, phân hóa, tuy bên ngoài tỏ ra trung lập, song số cốt cán của Gia Đình Phật Tử vẫn ngầm đưa một số tu sỹ cực đoan vào trong tăng đoàn. Mọi sinh hoạt đều có sự móc nối của Thích Thanh Huyền (Tp HCM). Mặt khác, Nguyễn Sĩ Thiều với tư cách là trưởng ban hướng dẫn, đã tỏ thái độ bất hợp tác với Ban trị sự, phát động huynh trưởng tuyên thệ: sống chết với nội quy và quy chế cũ.

- Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên Huế hiện nay đang phân hóa sâu sắc, thực trạng của quá trình phục hồi sinh hoạt trước đây luôn có sự phân hóa do sự tác động bởi xu hướng: trung thành với nội quy và quy chế cũ với sự thay đổi cho phù hợp, hoặc do bè phái dẫn đến sự loại bỏ một số thành viên trong Ban hướng dẫn (cũ). Sự phân hóa trên càng trở nên sâu sắc khi ban trị sự triển khai thực hiện Thông bạch số 445/TB- HĐTS thì ”lịch sử của Gia Đình Phật Tư Thừa Thiên Huế chuyển sang một giai đoạn mới”, với sự tồn tại của hai ban hướng dẫn Gia Đình Phật Tử bởi Giáo hội lại quan tâm đến Gia Đình Phật Tử.

Từ diễn biến tình hình trên, vẫn ghi nhận là cả hai ban hướng dẫn đều quyết tâm bảo vệ nội quy, quy chế của Gia Đình Phật Tử và cũng có xu hướng duy trì tổ chức theo hệ thống dọc điều đó thể hiện qua việc góp ý kiến cho bản dự thảo nội quy, quy chế mới. Còn sự phân hóa về tổ chức và lực lượng chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn giữa các thành viên trong ban hưỡng dẫn cũ. Nhóm Nguyễn Sĩ Thiều dựa vào thực lực và truyền thống của Gia Đình Phật Tử để sinh hoạt. Nhóm Nguyễn Xuân Quyền dựa vào Ban trị sự để có pháp lý hoạt động cạnh tranh sự ảnh

Một phần của tài liệu Gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó trong thanh thiếu niên ở thừa thiên huế (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w