Nhận Định Đánh Giá Anh Hưởng Của Gia Đình Phật Tử Trong Thanh Thiếu Niên Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó trong thanh thiếu niên ở thừa thiên huế (Trang 39 - 43)

Để đánh giá ảnh hưởng của Gia Đình Phật Tử trong thanh thiếu niên phải đứng trên quan điểm toàn diện, khách quan, gạt bỏ những thành kiến để nhận định, đánh giá. để đánh giá được vấn đề đó cần phải nhìn nhận ở khía cạnh sau:

- Về nội dung giáo dục của Gia Đình Phật Tử:

Gia Đình Phật Tử là một hình thức giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Phật giáo. Mục đích, tôn chỉ và nội dung giáo dục của Gia Đình Phật Tử có tác động nhất định đến việc giáo dục thanh thiếu niên về nếp sống, lòng nhân ái, quan hệ với thiên nhiên và xã hội... Vói những nội dung giáo dục của Gia Đình Phật Tử, từ các giáo lý của Phật

giáo đã chứa đựng những giá trị đạo đức có ích rất nhiều trong việc xây dựng đạo đức và xã hội ổn định. Với những giáo lý đó, Gia Đình Phật Tử sử dụng để hướng dẫn thanh thiếu niên sống với cái nhìn trí tuệ, nhận thức được khổ đau và con đường thoát khổ. Thanh thiếu niên nhận thấy được lý Duyên sanh vô ngã của mọi hiện tượng thế giới tâm lý, vật lý đều nằm trong mối tương quan nhau để tồn tại và nhờ giáo lý đó đã thức tĩnh thanh thiếu niên nhận thức được mối liên hệ mật thiết giữa con người với con người, giữa con người với động vật, giữa con người với thiên nhiên, xã hội...

Giáo lý “Nhân quả nghiệp báo” giúp cho họ ý thức được cái nhìn hữu ngã, dục vọng chấp thủ luôn đem đến con người sự khổ đau và xã hội luôn chiến tranh, bạo loạn, tiêu cực xã hội ... Nếu tránh xa những dục vọng tầm thường đó, sẽ là nguyên nhân dẫn đến khổ đau, sanh tử, xây dựng cho thanh thiếu niên nếp sống tự do, cao thượng, nghĩa hiệp, không còn bị nô lệ bởi địa vị, danh vọng, lợi lộc và luôn phát huy tinh thần trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung, xem khổ đau của mình chính là khổ đau của mọi người, hạnh phúc của mình có được chính là hạnh phúc của mọi người có được, phải luôn nuôi dưỡng tâm Từ - Bi - Hỷ - Xả, tôn trọng sự sống của mình, của người khác và của thiên nhiên xung quanh mình..., xây dựng cho họ nếp sống làm chủ cuộc sống của mình, hòa điệu giữa mình và người khác, bằng lời nói và hành động đem lại lợi ích, hạnh phúc thiết thực, làm chủ hành động tránh khỏi mọi lỗi lầm của Thân - Khẩu - Y, hướng đến cuộc sống cao thượng.

Từ những nội dung giáo dục cơ bản đó mang đậm những giá trị đạo đức phù hợp với những giá trị đạo đức của người Việt Nam nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng luôn hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Vì vậy, Gia Đình Phật Tử đã tạo ra được niềm tin cho thanh thiếu niên tham gia rèn luyện do đó nó có sức thu hút lớn đến thanh thiếu niên.

- Về phương pháp giáo dục của Gia Đình Phật Tử:

Gia Đình Phật Tử đã xây dựng một chương trình đào tạo, học tập khá hoàn chỉnh, với mục đích trang bị những kiến thức tương đối toàn diện cho thanh thiếu niên, no vừa phù hợp với lứa tuổi, trình độ, giới tính, đảm bảo tính chất giáo dục mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Phương pháp giáo dục thanh thiếu niên Gia Đình Phật Tử chia ra làm 3 ngành phù hợp với 3 trạng thái tâm lý khác nhau: ngành đồng, ngành thiếu và ngành thanh với những châm ngôn, điều luật quy định phù hợp với từng lứa tuổi.

Đối với đồng niên với châm ngôn và 3 điều luật phù hợp với tâm sinh lý trẻ em hướng họ vào đời sống tập thể, một cuộc sống tin yêu, hòa thuận với anh chị em, yêu mến, kính trọng cha mẹ; tạo ra cho các em một cuộc sống đầy tình thương với mọi người xung quanh.

Đối với thanh thiếu niên cũng vậy với châm ngôn và 5 điều luật phù hợp với tâm sinh lý của thời kỳ phát triển, thời kỳ bước vào đời. Họ được giáo dục về tình thương, trí tuệ về sức mạnh của trí tuệ và tình thương, giúp cho họ nhận thấy rằng trí tuệ mà không có tình thương là trí tuệ xảo trá; có tình thương mà không có trí tuệ là tình thương mù quán. những điều luật của thanh thiếu niên đã đánh thức về tình yêu, tri thức và hiệp sĩ và đó cũng là khát vọng của tuổi trẻ của chúng ta.

Chính sự đào tạo có bài bản, khoa học theo chuỗi lôgich từ bé đến lớn của Gia Đình Phật Tử đã tạo nên sự thu hút mạnh mẽ thanh thiếu niên tin theo.

Bên cạnh đó, Gia Đình Phật Tử còn tạo ra những sân chơi lý thú, Gia Đình Phật Tử thường tổ chức các trò chơi mang tính “chơi mà học” như những trò chơi được “Phật hóa”, kích thích sự phát triển trí tuệ như trò tìm mật thư, các hoạt động văn nghệ, các hoạt động ứng dụng thực tiễn như thiêu thùa, may vá, làm bánh, cắm hoa, y tế... thường tổ chức các ngày hạnh, ngày dũng . Điều đó cũng tạo nên sự thú vị khi tham gia và có thể trang bị cho thanh thiếu niên những hành trang cần thiết để có thể mạnh bước vào cuộc sống.

Chính cách đào tạo, giáo dục tốt của Gia Đình Phật Tử mà hiện nay có những người đã trở thành những con người có ích cho xã hội. Những hiện thân của người Phật tử trong xã hội hiện nay ở Thừa Thiên Huế theo như tôi được biết họ xuất thân từ Gia Đình Phật Tử như đồng chí Ngô Yên Thi, bác sĩ Vũ (khoa sản bệnh viện trung ương), thầy giáo Trương Viên (ĐHSP), bác sĩ Hải Thủy, và còn nhiều người khác...

Nếu nhìn nhận như vậy thì đó là ưu điểm lớn của Gia Đình Phật Tử song cần phải khách quan đánh giá rằng Gia Đình Phật Tử cũng có

những hạn chế của nó; nhất là về nội dung giáo dục của Gia Đình Phật Tử:

Với những giáo lý đạo Phật được giảng dạy của Gia Đình Phật Tử cũng tác động tiêu cực tới thanh thiếu niên. Do phủ nhận vai trò của con người đối với xã hội và thế giới quan cùng với phương pháp luận để giải quyết các vấn đề xã hội của đạo Phật là phương pháp tư duy chủ quan. Ơ một góc độ nào đó, nó làm giảm tính tích cực xã hội của thanh thiếu niên, không động viên thanh thiếu niên đấu tranh, tham gia xây dựng xã hội mới. Nhận thức luận của đạo Phật có hạn chế, gần với thuyết “bất khả tri”, vạn vật là vô thủy, vô chung, không nên đặt vấn đề tìm cái thủy, cái chung của vạn vật nên lối sống thanh thiếu niên Huế thường có thái độ hưởng thụ, không mạnh dạn trong cuộc sống như thanh thiếu niên ở các tỉnh khác. Hơn nữa, do quá đề cao chữ "Nhẫn” của đạo Phật nên thanh thiếu niên Huế nhiều khi thụ động, trầm lặng, cam chịu bất công, khó nhận thức được con người chân chính để giải phóng cá nhân, giải phóng xã hội.

Phương pháp giải thoát sự khổ, giải trừ tam độc trong Tứ diệu đế mang nặng tư tưởng duy tâm chủ quan. Đâu phải nguồn gốc vạn khổ trong đời sống con người, nguồn gốc của các “tội lỗi”, hành vi phạm tội trong xã hội, chỉ cần dùng Giới- Định- Tuệ là giải quyết được. Hơn nữa, nó làm cho thanh thiếu niên dễ bằng lòng với hiện tại, không khuyến khích thanh thiếu niên xây dựng những ước vọng, hoài bảo, phát huy sức lực, tài năng của mình cho sự tiến bộ xã hội, cho sự phát triển đất nướcvà tỉnh nhà.

Như vậy, qua nghiên cứu ảnh hưởng của Gia Đình Phật Tử trong thanh thiếu niên ở Thừa Thiên Huế, có thể thấy rằng Gia Đình Phật Tử có ảnh hưởng lớn đến thanh thiếu niên cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần phải phân biệt rõ ràng ảnh hưởng đó đến thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế để từ đó phát huy tính tích cực còn phù hợp với đạo đức truyền thống cũng như quan điểm của Đảng về xây dựng con người mới đồng thời phải chủ động hạn chế những tác động tiêu cực của nó. Có như thế mới có được những giải pháp kịp thời, hữu hiệu trước những âm mưu lợi dụng tôn giáo để thực hiện chống phá chế độ cũng như âm mưu lợi dụng tôn giáo để lôi kéo thanh thiếu niên

đi ngược với đường lối của Đảng, cản trở sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Một phần của tài liệu Gia đình phật tử và ảnh hưởng của nó trong thanh thiếu niên ở thừa thiên huế (Trang 39 - 43)