Tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, là một vấn đề xã hội, chính trị, tư tưởng phức tạp. Các thế lực thù địch chống phá CNXH coi tôn giáo như một công cụ hữu hiệu để thực hiện ý đồ của chúng, để ngăn chặn âm mưu này một mặt phải đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng cho đồng bà; mặt khác, phải chống lại có hiệu quả việc lợi dụng tôn giáo của kẻ thù; đoàn kết rộng rãi đồng bào có đạo và không có đạo, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên- lực lượng nòng cốt của cách mạng, là chủ trương lớn của Đảng và là yêu cầu cấp bách về vấn đề tôn giáo ở Huế. Để thực hiện mục đích trên, tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
- Về mặt nhận thức:
Các tổ chức Đảng và các cấp chính quyền phải nhận thức đúng sự tồn tại của tôn giáo nói chung và Gia Đình Phật Tử nói riêng. Trước hết phải thấm nhuần các quan điểm, chính sách của Đảng về vấn đề tôn giáo, thấy được những đống góp to lớn của đồng bào có đạo với sự nghiệp cách mạng. Thực tế cho thấy đã có thời kỳ sau 1975 một số địa phương trong đó có Thừa Thiên Huế đã thực hiện chính sách có thể nói là định kiến tôn giáo dẫn đến tình trạng giải quyết các vấn đề tôn giáo không đồng bộ, không thống nhất giữa các ban ngành, địa phương đẫ làm giảm hiệu quả đối với công tác tôn giáo, không phát huy được sức mạnh tổng hợp.
Điều khó khăn hiện nay là làm sao với một chính sách đúng đắn phải kết hợp với một nghệ thuật lãnh đạo khôn khéo, tài tình để cho những người có đạo thấy được niềm tin tôn giáo của họ không bị xúc phạm và họ có thể chấp nhận cùng chung sống dưới chế độ đang sống, cùng nhau góp sức xây dựng quê hương. Tôn giáo là một vấn đề rất nhạy cảm, rất dễ trở thành ngòi nổ, làm ảnh hưởng đến tình hình chính trị quốc gia. Nhận thức không đúng, đụng chạm đến tín ngưỡng tôn giáo sẽ dẫn tới hậu quả khó lường trước được.
Vấn đề đặt ra cấp bách hiện nay là cần quan niệm đúng thế nào là tôn giáo và vai trò của nó trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. quan niệm có đúng mới thấy được thực tiễn phong phú, đa dạng
của nó, mới thấy được tôn giáo là một nhu cầu còn tồn tại lâu dài, phải biết cách vừa chung sống với nó vừa từng bước cải tạo nó. Như thế mới có cơ sở khoa học cho chính sách biện pháp.
- Về việc quản lý sinh hoạt gia đình phật tử:
Khi đã thừa nhận Gia Đình Phật Tử là nhu cầu của thanh thiếu niên tín đồ Phật tử vấn đề còn lại là làm sao quản lý sinh hoạt Gia Đình Phật Tử để phát huy những mặt tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó.
+ Từ thực tiễn quá trình phục hồi hoạt động của Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên Huế cho thấy một số huynh trưởng rất tâm huyết và có kinh nghiệm trong việc duy trì sinh hoạt, phát triển tổ chức. Có thể sử dụng ngay số huynh trưởng cốt cán, song phải có lai lịch trong sạch không liên quan đến chế độ cũ, là con em của gia đình có công cách mạng, những người có thái độ chính trị tốt, sẽ là thành phần chính có lợi nhiều cho chính quyền địa phương.
+ Gia Đình Phật Tử là hình thức sinh hoạt có tổ chức của thanh thiếu niên Phật tử và là nhu cầu tín ngưỡng của một bộ phận quần chúng. Do vậy, dù dưới hình thức nào cũng đựoc coi là một phật sự quan trọng của giáo hội. Ơ Thừa Thiên Huế, do ban trị sự đã sử dụng một số thành viên trong ban hướng dẫn cũ không được đại hội huynh trưởng tín nhiệm, tuy có nhiều xu hướng khác nhau nhưng do số huynh trưởng đều lấy lý do không tín nhiệm số thành viên ban hướng dẫn do ban trị sự lập ra, nên không cộng tác chứ không phải chống giáo hội. Cách làm trên cũng chưa đúng với tinh thần của thông bạch 455/hđts, do đó để quản lý được, trước mắt cần để cho các ban đại diện thành phố, huyện trực tiếp nắm và quản lý sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử. Mặt khác, phải củng cố ban trị sự đủ sức điều hành các phật sự hiện nay. Trước hếtlà phải giải quyết mâu thuẫn nội bộ Phật giáo Huế, vì như vậy mới xóa bỏ được cơ sở xã hội làm chỗ dựa cho các hoạt động vượt rào, ngoài sự quản lý của ban trị sự, trái pháp luật.
+ Huynh trưỏng là lực lượng nòng cốt để duy trì, phát triển tổ chức, có vai trò quyết định sự tồn vong củat Gia Đình Phật Tử, đây cũng là đối tượng mà giáo hội cũng như những phần tử xấu muốn chi phối để nắm lấy Gia Đình Phật Tử. Do vậy phai coi trọng, giải quyết tốt vấn đề
huynh trưởng, phải thường xuyên thực hiện tranh thủ số huynh trưởng cốt cán có uy tín để chi phối, chỉ đạo sinh hoạt Gia Đình Phật Tử trong sự quản lý của giáo hội, đúng pháp luật, tạo điều kiện cho số tiến bộ tham gia sinh hoạt, nắm giữ vị trí trọng yếu trong tổ chức, phân hóa số quá khích. Nên có biện pháp răn đe số có thái độ chính trị xấu, hạn chế hoạt động trong Gia Đình Phật Tử.
+ Quản lý Gia Đình Phật Tử phải đi đôi với đấu tranh chống các hoạt động trái với hiến chương của GHPGVN, trái với pháp luật, xâm phạm đến an ninh quốc gia, an toàn xã hội với phương châm đấu tranh để quản lý. Vì vậy, phải chủ động nắm chắc diễn biến tình hình và hoạt động của Gia Đình Phật Tử, phát hiện và đấu tranh kịp thời vớ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng sinh hoạt Gia Đình Phật Tử để chống phá cách mạng. Khảo sát, phân loại, đánh giá số huynh trưởng cốt cán, có uy tín, xác định đối tượng cần quản lý chặt chẽ, đấu tranh ngay tại cơ sở.
- Một số kiến nghị với các cấp chính quyền ở Thừa Thiên Huế: +Với cơ quan có thẩm quyền như Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh... các tổ chức này cần có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên để xây dựng lực lượng chính trị quần chúng nhất là tập trung khoanh vùng được quần chúng có đạo và nhất là cần có những hướng dẫn chỉ đạo cụ thể đối với cấp ủy các cấp để thực hiện tốt công tác tôn giáo và công tác thanh niên, để có sự thống nhất đánh giá và có thái độ đúng dắn với công tác này. Tỉnh ủy cần nhanh chóng chỉ đạo đoàn thanh niên đổi mới mạnh mẽ và toàn diện một mặt để lôi cuốn thật đông đảo thanh niên, mặt khác xây dựng lực lượng nòng cốt trong Gia Đình Phật Tử, thanh thiếu niên tín đồ Phật tử nói riêng và trong tôn giáo ở Thừa Thiên Huế nói chung để nắm quần chúng thanh thiếu niên trong những tổ chức tôn giáo .
Các cấp chính quyền cần phải có giải pháp hạn chế sự phát triển của Gia Đình Phật Tử lên vùng núi, vùng chưa có Gia Đình Phật Tử bởi ở những vùng này dân trí còn thấp, dễ bị kích động bởi những phần tử xấu lợi dụng tổ chức này để lôi kéo quần chúng. cần đầu tư hơn nữa đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ở những vùng khó khăn, trọng điểm và tạo ra những sân chơi văn hóa cho thanh thiếu niên ở các vùng thị trấn, thị tứ để thu hút thanh thiếu niên vào các hoạt động lành mạnh,
hạn chế bớt những ảnh hưởng của các tổ chức thanh thiếu niên các tôn giáo. Chính quyền các cấp cần phối hợp tốt với ban trị sự tỉnh, ban đại diện GHPG của thành phố, huyện giải quyết những vấn đề mới nảy sinh của Gia Đình Phật Tử ở cơ sở.
Bên cạnh đó, Đảng và các tổ chức chính quyền phải luôn chú trọng đến công tác cán bộ; Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: ”cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, ”công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”
Thừa Thiên Huế là trung tâm của tôn giáo và cũng là nơi có nhiều biến động tôn giáo nhất cả nước, do vậy, đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ tư tưởng nói riêng cần phải được quan tâm, luôn được kiện toàn cả về số lượng lẫn chất lượng và năng lực nghề nghiệp. Chỉ có với đội ngũ có số lượng, chất lượng và có năng lực nghề nghiệp vững vàng mới có khả năng đáp ứng được những yêu cầu do thực tiễn ở Thừa Thiên Huế đặt ra, chính lực lượng cốt cán này sẽ trực tiếp trong việc tham mưu cho cấp trên để có thể đưa ra những quyết sách hợp lý khi đứng trước những vấn đề nhạy cảm của tôn giáo nhưng lại không làm “Cái nhọt thành cái u” đối những vấn đề tôn giáo ở Thừa Thiên Huế.
Trong thành phần cán bộ, phải chú trọng nhất đến đội ngũ cán bộ tuyên giáo. Đội ngũ cán bộ tuyên giáo ở Thừa Thiên Huế đồi hỏi phải được kiện toàn đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu về công tác tôn giáo, phải được trang bị những hiểu biất sâu sắc về tôn giáo, nhất là Phật giáo bởi thực trạng Phật giáo ở Thừa Thiên Huế cho thấy các chức sắc tôn giáo thường được đào tạo kỹ, có vốn kiến thức sâu rộng cho nên ngoài khả năng thuyết phục vận động được đội ngũ chức sắc này thì dội ngũ cán bộ tuyên giáo cũng phải được đào tạo cơ bản, phải được trang bị lý luận và phải có bề dày thực tiễn. đồng thời phải đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đoàn, hội, đội các cấp, để có một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có khả năng vận động, thuyết phục, tập hợp rộng rãi thanh thiếu niên có đạo và không có đạo.
+ Đối với các tổ chức Đoàn, Đội ở địa phương:
Tiếp tục đổi mới, củng cố tổ chức đoàn các cấp và nâng cao chất lượng đoàn viên có đủ phẩm chất chính trị, có tư cách đạo đức tốt. rà soát lại đội ngũ cán bộ, có quy trình tuyển chọn và đào tạo cán bộ Tỉnh
Đoàn theo hướng tinh gọn; xây dựng đội ngũ cán bộ và lực lượng đoàn viên ở cơ sở có đủ khả năng cơ bản để vận dụng chủ trương của Đoàn vào phong trào. Cần đưa những nội dung công tác tôn giáo vào chương trình bồi dưỡng, đào tạo hàng năm cho cán bộ đoàn, hội, đội.
Luôn củng cố và xây dựng cơ sở đoàn, hội, đội làm sao cho những chi đoàn, chi hội, đội trở thành “tổ ấm” đối với thanh thiếu niên. cần xây dựng các phong trào và mô hình hoạt động thích hợp để tập hợp thanh thiếu niên kể cả thanh thiếu niên tôn giáo. Tập trung xây dựng mô hình công tác xã hội rộng rãi hơn nhất là trong sinh viên, học sinh. Cùng với công tác xã hội, kết hợp tăng cường củng cố, hình thành các câu lạc bộ kỹ năng ở các trường đại học, cao đẳng, phổ thông, mở rộng các trung tâm thanh nữ có những mô hình hoạt động lý thú để thu hút thanh thiếu niên tham gia sinh hoạt một cách có hiệu quả.
Phát động những phong trào xã hội như ”Thanh niên lập nghiệp”, ”Tuổi trẻ giữ nước” để tăng sức tập hợp thanh thiếu niên có như thế mới khơi dậy được lòng nhiệt tình của tuổi trẻ, đem lại lòng tin vào cuộc sống cho những thanh thiếu niên trầm tư, bi quan vốn đã ăn sâu trong tâm thức tuổi trẻ ở Thừa Thiên Huế.
Chú trọng lựa chọn và kết hợp phân công cán bộ trong lĩnh vực đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo. Lựa chọn những cán bộ có năng lực tiếp cận với các huynh trưởng, tăng ni trẻ để lôi cuốn họ đến với đoàn, hội, đội. Tranh thủ các thành viên trong ban trị sự, ban hướng dẫn gia đình Phật tử để tác động, thu phục thanh thiếu niên Phật giáo, bên cạnh đó tuyên truyền, giáo dục thanh thiếu niên Phật giáo nhận thức đúng, thực hiện tốt phương châm “Đạo và Đời”, đấu tranh với những nhận thức sai tráivà âm mưu lợi dụng Phật giáo của những kẻ xấu.
KẾT LUẬN
Qua các nội dung trình bày trên, ta có thể khái quát, rút ra một số kết luận sau:
Phật giáo là một tôn giáo đã du nhập vào nước ta khá sớm, với số lượng tín đồ đông đảo nhất, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống nhân dân HUÊ. Trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, cộng đồng Phật giáo đã có những đống góp to lớn trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Anh hưởng của Phật giáo đến đạo đức lối sống và xã hội của thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế khá sâu sắc thông qua giáo lý, giới luật và chủ yếu thông qua đội ngũ tăng ni, qua Gia Đình Phật Tử... Đạo đức Phật giáo có một số điểm phù hợp với xã hội mới và có tác động tích cực trước mắt đối với việc hình thành nhân cách thanh thiếu niên hiện nay. Song nó cũng có những mặt hạn chế nhất định, nhất là vấn đề thế giới quan. Vì vậy, đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo đối với thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế phải toàn diện, không phiến diện,
thành kiến, hoặc thổi phồng và không thể thoát ly các điều kiện cụ thể của hoàn cảnh khách quan.
Gia Đình Phật Tử là một hình thức giáo dục thanh thiếu niên của Phật giáo. Mục đích, tôn chỉ và nội dung giáo dục của Gia Đình Phật Tử có nhiều điểm còn phù hợp với hoạt động của Đoàn Thanh Niên và Đội Thiếu Niên Tiền Phong. Hoạt động của Gia Đình Phật Tử có tác động nhất định đến việc giáo dục thanh thiếu niên về nếp sống, lòng nhân ái... nhưng cũng không tránh khỏi sự rườm rà, nội dung thiếu hiện đại, thậm chí có phương pháp phản khoa học... chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của thanh thiếu niên. Gia Đình Phật Tử có quá trình phát triển lâu dài, gắn với GHPG gần hơn 60 năm qua. Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên Huế có thời kỳ gắn bó với phong trào đấu tranh của nhân dân Huế, phong trào sinh viên đô thị Huế. Song, cũng như quá trình phát triển lịch sử, hiện nay nó chứa đựng nhiều phe nhóm phức tạp; đặc biệt là những thủ đoạn chia rẽ của một số huynh trưởng cũ tạo nên những ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên mà trước hết là thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo. Vì vậy khi xem xét, nhìn nhận ảnh hưởng của Phật giáo, của Gia Đình Phật Tử đối với thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế phải xem xét đầy đủ các yếu tố tích cực và tiêu cực. Phải thấy các mặt tích cực nhất định của Gia Đình Phật Tử, nhưng phải luôn chủ động hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của Gia Đình Phật Tử đối với thanh thiếu niên , đặc biệt phải cảnh giác với những âm mưu lợi dụng Phật giáo của các phần tử xấu và các thế lực thù địch.
Tuyệt đại đa số thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo, đoàn sinh Gia Đình Phật Tử Thừa Thiên Huế là con em của nhân dân lao động, sinh ra và lớn lên trong chế độ mới, mang bản chất và truyền thống của thanh thiếu niên Thừa Thiên Huế. Hơn 50% đoàn sinh Gia Đình Phật Tử hiện nay là đoàn viên, hội viên, đội viên. Những đặc diểm nhu cầu, nguyện vọng cơ bản của thanh thiếu niên tín đồ phật giáo cũng giống như các tầng lớp thanh thiếu niên khác một số ít trong họ nhận thức về thời sự, thái độ chính trị thấp và xuất hiện các hiện tượng bị lôi kéo vào những hoạt động chia rẽ.
Để tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên trong những năm trước mắt ngoài việc thực hiện tốt các quyết sách của Đảng, Nhà
nước về công tác thanh thiếu niên, về công tác tôn giáo; Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên tỉnh cần nhận thức rõ ngọn cờ đoàn kết thanh thiếu niên có đạo và không có đạo để cùng nhau chung sức, chung lòng thực hiện mục tiêu” dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân