Chi tiết, sự kiện

Một phần của tài liệu Yếu tố văn xuôi tự sự trong từ ấy của tố hữu (Trang 46 - 51)

II. Tố Hữu với tập thơ đầu lòng “Từ ấy”

3.1. Chi tiết, sự kiện

Chi tiết là một khái niệm đợc sử dụng tơng đối phổ biến trong tất cả các lĩnh vực, trong đời sống và trong văn chơng nghệ thuật. Trong quá trình thực hiện một vấn đề gì cũng đòi hỏi chi tiết, cụ thể, vậy “chi tiết” là gì? Theo “ Từ điển tiếng việt” nó có nhiều nghĩa, một trong những nghĩa đó là “Phần rất nhỏ, điểm nhỏ trong nội dung sự việc hoặc hiện tợng”[12,152]

Khi bàn đến khái niệm “chi tiết nghệ thuật” đã có không ít ý kiến bàn luận nh: Nhà văn Nguyễn Công Hoan quan niệm rằng: “ Chi tiết nghệ thuật là những hòn gạch để xây nên truyện, không có chi tiết không có truyện sinh động gây cảm xúc. Nó là cảnh, là ngời, là tiếng nói, giọng nói, việc làm của nhân vật”. Còn “Từ điển thuật ngữ văn học” cho rằng : Chi tiết nghệ thuật là “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và t tởng”. Đến với luận văn học thì: “chi tiết nghệ thuật là bộ phận rất nhỏ, nhỏ nhất có ý nghĩa của tác phẩm mới hiện ra một cách cụ thể, sinh động”.Tuy cách diễn đại của các ý kiến trên có khác nhau nhng đều thống nhất cho Chi tiết là những điểm nhỏ nhất, có ý nghĩa của tác phẩm. Nhng đến với Thơ Tố Hữu mà tiêu biểu trong “Từ ấy” lại khác, chi tiết – sự kiện ở đây đó là chi tiết – sự kiện của diễn biến các sự việc đời sống khách quan ùa vào thơ Từ ấy. Nếu ở thơ trung đại : chi tiết nghệ thuật chủ yếu từ trong cảm xúc chủ quan hình thành; thì ở đây d- ờng nh nhà thơ nhận ra những sự việc, sự kiện đời sống thực tại khách quan và đa nó vào thơ

Trong cuốn “Từ ấy và những lời bình” ngời ta đa ra bề bộn những chi tiết trong “Từ ấy”. Có chi tiết về thiên nhiên, về con ngời, về sinh hoạt; có những chi tiết miêu tả ngoại hình, tính cách nhân vật trữ tình…Việc xuất hiện yếu tố chi tiết, sự kiện trong thơ trữ tình tạo cho thơ trữ tình một nét mới “ cha bao giờ ngời ta thấy thơ trữ tình tiếng việt lại lắm chi tiết tạo hình nh thế…cứ gần nh mỗi câu thơ ta lại bắt gặp một hình ảnh mới” [18,163]

Ví dụ, “Tâm T Trong Tù” đầy rẫy những chi tiết, đó là “tiếng đời”, tiếng “chim reo”, tiếng “dơi chiều đập cánh”, là “lạc ngựa”, hình ảnh chi tiết “Đờng xa”, có “Tiếng guốc” trên đờng phố Huế hay “tiếng còi xa”trong gió rúc… Nó hoạt động sống động, dào dạt, tràn trề cảm xúc. Mặc dầu không đợc nghe bằng tai, thấy bằng mắt những hoạt động đời thờng nhng ngời tù – thi sĩ với một tâm hồn nhạy cảm đã cảm nhận đợc hơng vị của cuộc sống; thông cảm yêu mến cho trăm loài :

… “ Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

ở ngoài kia vui sớng biết bao nhiêu! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh Dới đờng xa nghe tiếng guốc đi về…”

“Tiếng guốc”đi về dới đờng phố Huế là một cảm nhận rất tinh tế. Nó hàm chứa một niềm khao khát đợc sống, đợc tự do trong cảnh ngục tù. Hoài Thanh đã nhận xét : “ Một tiếng guốc dới đờng xa nhà thơ ghi vội, đã bao nhiêu năm rồi còn vang mãi trong thơ” [19,340]

Hay với cái “say thần thánh” , “tim bổng hoá mặt trời” và hình ảnh “vàng sao”của những ngày “Huế tháng tám” đã thể hiện đợc niềm vui chiến thắng:

… “ Ai dám cấm ta say, say thần thánh?

Ngực lép bốn nghìn năm, tra nay cơn gió mạnh Thổi phồng lên. Tim bỗng hoá mặt trời…”

Đó là cái vui hả hê, sung sớng sau những năm tháng dài nô lệ tù đày, su thuế đói rét, bán vợ đợ con… của nhân dân lao động. Niềm vui sớng tột cùng đó, cái say sa thần thánh đó đợc diển tả bằng bút pháp phóng đại và lý tởng hoá của chủ nghĩa lãng mạn.

Rồi đến cái “ngạo mạn”, “ ngạo nghễ” , coi khinh cái chết, “kiêu hãnh” với tuổi trẻ anh hùng. Đó là thể hiện một quan niệm lãng mạn, một cách nhìn khác ngời, khác đời của ngời thanh niên đứng cao hơn cuộc đời cơm áo tầm thờng:

“ Bớc ngạo mạn trong đêm dày tử khí Quên nghe sơng rền rĩ dới chiến hài”

( Quyết đề kháng ) “ Chân kiêu căng không thoái bộ bao giờ ”

Tâm hồn yêu đời, lạc quan cách mạng của ngời chiến sĩ đã tạo nên cái hơng vị bồng bột, say sa, cái hấp dẫn, cổ vũ trong tập thơ “Từ ấy”. Nh Tố Hữu viết: “Tình, ý, giọng, lời trong nhiều bài thơ tỏ rõ tấm lòng thành và tâm hồn hăng hái của ngời thanh niên cách mạng, đồng thời cũng tỏ rõ con ngời non trẻ ấy còn non nớt biết chừng nào”. Những ngời cộng sản là những ngời “hiệp sĩ” của thời đại mới, hiên ngang giữa “sơng gió”, “ súng gơm” và khi bắt gặp hình ảnh lá “cờ hồng” trong “Đêm giao thừa” nh nỗi niềm đợc tháo gỡ:

… “ Nép lng vào miếu tranh nghèo Nao nao lòng lại mơ theo cờ hồng”

Hình ảnh lá “cờ hồng” là niềm tranh đấu của khách chinh phu, niềm tin chiến thắng vào ngày mai ra trận của ngời chiến sĩ cách mạng. ở đây Tố Hữu đã xây dựng đợc một hình ảnh “khách chinh phu”nhng lại khác “khách chinh phu” của Thế Lữ: Không phải “Rũ áo phong sơng trên gác trọ – lặng nhìn thiên hạ đón xuân sang” và cũng không phải với t thế đứng trên nghiêng mình nhìn xuống theo kiểu anh hùng cá nhân. Mà là ngời “chiến sĩ không nhà” ra đi giữa đêm giao thừa, pháo nổ:

“ Đêm nay pháo nổ giao thừa

đó còn là ngời lính xuất thân từ nông dân, là con ngời của làng xóm, quê hơng; của quần chúng lao khổ. Vốn là một ngời chiến sĩ yêu nớc Tố Hữu kêu gọi thanh niên hãy “dấn thân” vào cách mạng, tự nguyện dâng hiến tuổi thanh xuân cho lý tởng cộng sản.

Cũng không chỉ có những chi tiết nói về cuộc sống chiến đấu, lý tởng sống của ngời chiến sĩ cách mạng thời kỳ dân chủ, mà trong “Từ ấy ” còn có nhiều chi tiết nói về cuộc đời của những con ngời nghèo khổ, của những con ng- ời bất hạnh. Đó là số phận của những cô gái giang hồ:

“ Trăng lên, trăng đứng, trăng tàn

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng Thuyền em rách nát

Mà em cha chồng”

( Tiếng hát Sông Hơng)

Với chi tiết “chiếc thuyền nan” giữa “đêm trăng” lạnh lẽo hình ảnh “cô gái giang hồ” xuất hiện với lời than thân trách phận nh muốn nói với thi sĩ , với ngời đọc một nỗi niềm khó tả. Đó là thân phận của ngời kỷ nữ sau những năm tháng giang hồ, tình duyên lỡ dở giờ phải sống một cuộc sống lênh đênh trên sông nớc để kiếm sống. Đây là lời than của cô gái Sông Hơng hay cũng chính là lời kể khổ cho cô gái của chính tác giả , để từ đó ngời đọc thấy đợc tình cảm nhân văn cao đẹp của nhà thơ.

Từ ấy” ra đời giữa bao nhiêu biến cố, sự kiện, chính trị - xã hội lịch sử lớn lao của đất nớc và trên thế giới; với vai trò thơ ca luôn luôn phản ánh hiện thực đời sống cho nên “Từ ấy” luôn là bạn đồng hành với chính trị trong nhng ngày để phản ánh những sự kiện lịch sử nóng bỏng nhất. Đây thực sự là một thế mạnh của văn xuôi tự sự song nó lại đợc ẩn chứa trong cả thơ ca trữ tình tạo cho thơ một hơng vị văn xuôi rõ nét.

Theo lý luận văn học: “Sự kiện là sản phẩm quan hệ giữa con ngời và hoàn cảnh; quan hệ giữa con ngời với con ngời”. Yếu tố tự sự ở đây không phải là yếu tố mang tính sự kiện khách quan của hành động khách quan nh trong văn

xuôi tự sự. Mà sự kiện trong thơ trữ tình là sự kiện đã đợc tái hiện lại, đợc nhào nặn lại theo cơ chế khác - cơ chế nhận thức thẩm mỹ. Điều mà tác giả muốn gợi cho độc giả là qua sự kiện tác giả miêu tả phải gây cho họ một trạng thái tình cảm giống nh mình. Khiến cho ngời đọc, ngời nghe cảm nhận những tình cảm ấy không phải là do sự kiện ấy mang lại mà là sự phản ánh bên trong của chính bản thân mình. Đằng sau những cảnh, những sự việc, những bức tranh đời sống ấy xem ra có phần khách quan nhng thực ra là bức tranh chủ quan. Và đằng sau vẻ hồn nhiên của sự kiện ấy là cả một quan niệm sống, một quan niệm nghệ thuật về cuộc sống và con ngời.

Từ ấy” cũng chính là bờc ngoặt trong cuộc đời hoạt động của một ngời chiến sĩ tràn đầy lý tởng:

“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim”

Đây chính là thời điểm mà biết bao sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời, đó là bờc chuyển từ một con ngời bình thờng trở thành một ngời công sản. Đợc lý tởng cách mạng soi sáng và cũng từ lúc ấy tình cảm trong thơ Tố Hữu là tình cảm của một giai cấp đang tiến lên, tình cảm của một chiến sĩ cộng sản, luôn đứng trên lập trờng của Đảng mà đấu tranh, suy nghĩ, cảm xúc. Cuộc hội ngộ kỳ lạ này đã tạo nên chất men say của tình yêu đằm thắm với lý tởng cách mạng và cuộc đời, niềm vui bắt gặp lý tởng. Lý tởng cách mạng đã đem lại cho tâm hồn thi sĩ một cảm hứng mới. Bài thơ mang ý nghĩa là một tuyên ngôn nghệ thuật hay còn gọi là tuyên ngôn lý tởng sống. Và giờ đây Tố Hữu nh đang sống giữa hai con ngời trong một con ngời, đó là vừa vui sớng hạnh phúc khi đợc giác ngộ lý tởng, vừa lại bất mãn với hiện thực xã hội. Mặc cho phố Huế có đẹp bao nhiêu, thơ mộng khơi gợi đến nhờng nào thì thi sĩ vẫn bình thản đến vô cảm:

“ … Ta nện gót trên đờng phố Huế Dững dng không một cảm tình chi”

áo phợng chầu”. Tố Hữu căm ghét nhng trong khi trái tim mình lại ẩn chứa một tình yêu xứ Huế vô ngần.

Hay bài “ Ly rợu thọ” là bài thơ đợc dựa trên sự kiện có thật. Đây là năm 1937 nhân Tố Hữu đọc báo “ Đông Pháp” có đăng tin về bà mẹ của Mã Chiếm Sơn vì giận con đầu hàng quân Nhật xâm lợc nên đã đập tan ly rợu chúc thọ trong buổi mừng sinh nhật của Bà. Cảm kích cho hành động và tấm lòng yêu nớc của Bà, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ này có nhắc đến sự kiện ấy :

“ Và bàn tay run rẩy đỡ ly ngà

Bỗng quật xuống nền hoa: Ly rợu vỡ! Ly rợu vỡ tan tành. Ôi bỡ ngỡ

Ôi hãi hùng, Mã tớng run toàn thân ” Để rồi : “ … Ngời mẹ già hét lớn: Mã Chiếm Sơn!

Mã run lên, đâu giọt rợu căm hờn? ”

Đọc bài thơ ta tởng nh đó là bài thơ đơn thuần kể về ngời chiến sĩ Mã Chiến Sơn với ly rợu chúc thọ. Nhng thực chất cả bài thơ là lời kêu gọi “cứu nớc” mợn lời của ngời mẹ già lo cho vận mệnh đất nớc; Gợng kêu lên, hỡi ôi lời trăng trối: “Chiếm Sơn đâu, cứu nớc, Chiếm Sơn ơi!”.

Một phần của tài liệu Yếu tố văn xuôi tự sự trong từ ấy của tố hữu (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w