II. Tố Hữu với tập thơ đầu lòng “Từ ấy”
3.3. Vấn đề không gian và thời gian của chuyện
Nếu không gian trong ca dao xa chủ yếu với đình làng , bờ ao, cây đa, giếng nớc, bờ ruộng, luỹ tre… đến thơ nôm Trung đại lại sử dụng không gian làng quê thôn dã nh những vần thơ của Nguyễn Trãi – một tấm lòng đêm ngày cuồn cuộn nớc triều đông; thì không gian , thời gian trong thơ Tố Hữu lại khác hẳn. Để phục vụ mục đích tuyên truyền cách mạng phản ánh sinh hoạt, tình cảm của con ngời chiến sĩ và để tố cáo tội ác của bon thực dân, tay sai; nên không gian sinh hoạt xuất hiện nhiều trong thơ Tố Hữu. Đó là không gian của chốn ngục tù, xóm làng; là nơi gặp gỡ, lao động và tranh đấu…bằng ngòi bút đa tài của mình Tố Hữu đã xây dựng đợc hình tợng nghệ thuật về sự đối lập giữa hai thế giới. Hình tợng “con đờng cách mạng” trở thành hình tợng trung tâm của thơ Tố Hữu những năm đầu cách mạng với không gian xã hội sinh động của những biến cố, sự chuyển biến của lịch sử.
Trong“Từ ấy”, Tố Hữu dựng lên sự đối lập giữa hai thế giới nh là trạng thái phổ biến của thời đại : Thế giới sung sớng , hạnh phúc và thế giới đau buồn và phiền muộn ; thế giới của tình thơng nhân tính, của cảm thông và thế giới của sự mất nhân tính, đầy “ cửa lòng lạnh ngắt” hay “hồn say cửa lòng không hé mở”, đầy “sơng sa gió lạnh”…
Nghiên cứu “Từ ấy”ta bắt gặp một không gian, thời gian tù ngục của xã hội cũ trong những vần thơ đầy lạc quan cách mạng:
“Tâm T Trong Tù”chính là câu chuyện về ngời chiến sĩ mới 19 tuổi trong những ngày bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế, mất tự do và đang thấm thía nỗi cô đơn và tha thiết yêu đời, khao khát tự do. Gắn với nó là sự xuât hiện của kiểu không gian tù ngục - đó là không gian của bốn bức tờng vôi xám xụt chỉ một ô cửa sổ đã nhỏ hẹp lại đợc rào kín bằng những song sắt kiên cố tạo nên cảm giác bức bối nơi chốn tù ngục, khiến cho ngời tù chiến sĩ ý thức rằng:
- “ Tôi chỉ là con chim non bé nhỏ Vứt trong lồng con giữa một lồng to” ( Tâm t trong tù)
Và đó cũng là không gian mà ngời tù chiến sĩ trong “Đời thợ” cũng đang ao ớc, chờ đợi thoát khỏi nó:
Mà lòng anh sao vẫn nặng trăm chiều Ngoài song giăng trăng sáng biết bao nhiêu Mà anh thấy trời đen nh vực thẳm ! ”
( Đời thợ)
Cũng trong nhiều bài thơ ta cũng thấy xuất hiện hình tợng “con đờng cách mạng” đó là biểu tợng của sự thống nhất về không gian và thời gian, là không gian vận động , không gian của con ngời đi tới và hình tợng không gian xuyên suốt trong thế giới thơ Tố Hữu kiểu không gian nh thế này luôn đợc gắn liền với những câu chuyện về cuộc đời cách mạng:
“ Đời cách mạng,từ khi tôi đã hiểu… Với cách mạng, tôi cha hề đùa bỡn” ( Trăng trối) Và : “Ta bớc tới chỉ một đờng: cách mạng Vững niềm tin sẻ nắm chắc thành công”
( Nh những con tàu)
Còn đến với “Tiếng hát Sông Hơng” ta cũng bắt gặp một kiểu không gian mới, đó là không gian thiên lộ gắn vớu câu chuyện của cô gái Sông Hơng. Đó là không gian đợc vận động từ hiện tại của sông nớc mây trời đến với không gian đêm trăng và không gian của gió ngàn phơng; không gian đầy ánh sáng, ánh nắng, ấm áp trong trẻo và cũng đầy gió:
“ Ngày mai gió mới ngàn phơng Sẻ đa cô tới một vờn đầy xuân”
( Tiếng hát Sông Hơng)
Dới ánh sáng này, mọi màu sắc, sự vật nh đều phát sáng, đó là ánh sáng của nắng tra, nắng hạ, nắng chói, đó là những luồng ánh sáng cực mạnh . Nắng thiên nhiên và nắng lý tởng nh hoà làm một. Có thể nói cái “nắng hạ” trong bài “Từ ấy”năm xa toả chiếu tng bừng trong không gian thơ Tố Hữu.
Còn thời gian chuyện trong thơ Tố Hữu và cụ thể trong tập “Từ ấy”lại khác với thơ ca dân tộc với nhiều biểu hiện phong phú. Đó là thời gian diễn tả những tình tiết, những biến động, vận động của cốt truỵên.
Chẳng hạn , thời gian trong bài “Bà Má Hậu Giang”là thời gian vận động trong đời sống ngày thờng của bà má từ lúc khởi đầu Má nấu cơm ,đến bọn Tây xuất hiện rồi bon Tây tra tấn ; và rồi má già không chịu khai ; để rồi đến lúc bọn Tây giết má :
“Má già trong túp lều tranh Ngồi bên bếp lửa , đun cành củi khô Một mình má, một nồi to Cơm vùa chín tới , vùi tro, má cời”...
Cùng với sự vận động của tthời gian là kéo theo sự biến đổi của một loạt sự kiện, hành động của câu chuyện.Tố Hữu là ngời đầu tiên gắn thời gian đời t vào hệ quy chiếu thời đại mới. Nếu trong Thơ mới ta bắt gặp kiểu thời gian nghệ thuật nh:
“ Xuân của đất trời nay mới đến Trong tôi xuân đã tới lâu rồi” Và: “ Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi Trong vờn thơm ngát cả hồn tôi”
( Nguyên Đán – Xuân Diệu) Thì với Tố Hữu:
“ Từ ấy trong tội bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vờn hoa lá
Rất đậm hơng và rôn tiếng chim”…
Theo Tố Hữu thì thời điểm đời t đợc tính bằng sự gặp gỡ với lý tởng cách mạng đợc giác ngộ lý tởng cộng sản vào rồi đem những lý tởng đócống hiến cho cách mạng; nhân dân. Trong “Từ ấy” hầu hết mọi thời điểm đời t đều có thể đợc tính lại trong thời gian cách mạng. Chính vơí thời gian truyện này những mãnh đời nh Cô gái Sông Hơng; Lão đầy tớ; Vú em… đều có thể đợc tái sinh trong xã hội “Ngày mai”:
“ Ngày mai trong giá trắng ngần Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ.
Ngày mai bao lớp đời dơ
Sẻ tan nh đám mây mờ đêm nay…”
( Tiếng hát Sông Hơng) “Đêm nay” và “ ngày mai” ở đây chính là quá trình vận động của thời gian chuyện, cũng là thời gian xã hội, khác với thời gian năm canh dày vò của đời t cô gái. mối giao hoà giữa con ngời với cuộc đời đã tạo nên mối liên hệ giữa thời gian cá nhân và thời gian lịch sử. Trong thơ Tố Hữu thời gian cá nhân và thời gian lịch sử đã hoà nhập thành một dòng duy nhất ; thời gian cá nhân là một hiện tợng cụ thể ; lịch sử. Trong đó mọi thời điểm đời t đều có thể trở thành lịch sử và mọi thời điểm lịch sử đều có thể trở thành thời điểm trữ tình:
“ Mỗi khi lòng ta xao xuyến,rung mình Môi ta thầm kêu : Bác Hồ Chí Minh Và mỗi trận mỗi mùa vui thắng lợi”
Mỗi thời gian lịch sử, mỗi mùa vui thắng lợi lại đợc tác giả điểm xuyết trong thơ đợc xem là kỷ niệm quý báu nhất, là những giây phút hạnh phúc nhất của vị lãnh tụ cách mạng; đó là thời điểm của mùa xuân, ất dậu với niềm tin của cuộc tổng khởi nghĩa nhất định sẻ thắng lợi :
“ Hỡi ngời bạn! vui lên đi ! ất dậu
Sẻ là năm khởi nghĩa năm thành công” (Xuân đến)
Tập thơ không những cho ta thấy con đờng đi của xã hội Việt Nam trớc cách mạng, mà còn thấy con đờng đi của thơ Việt Nam trong khoảng mời năm ấy.Đọc thơ Tố Hữu ta không thể tách rời xã hội anh đang sống, càng không thể tách rời nền thơ ca lúc bấy giờ. Tố Hữu không tìm đề tài trăng gió vu vơ xa xôi tách rời cuộc sống nhân dân nh phần lớn các nhà thơ lãng mạn hôì ấy, mà ở những cảnh trong xã hội con ngời mà các nhà thơ kia cho là “tầm thờng”:
“ Nó tầm thờng ? Nhng chính bởi hồn anh Chê chán kẻ bị đời vui hắt hủi”
Cũng không mơ ảo mộng ngàn xa:
“ Hãy cắt đứt những dây đàn ca hát Những sắc tàn vị nhạt của ngày qua Nâng đó lấy màu xanh hơng bát ngát Của ngày mai muôn thuở với muôn hoa” (Tháp Đổ)
Thời gian câu chuyện trong thơ không phải là thời gian của một thời khắc ngày tàn mà là thời gian của mời năm chiến đấu, mời năm hoạt động và không gian cũng không phải là không gian bó hẹp trong những tình cảm riêng tây mà là không gian của toàn xã hội.
Phần kết luận
Là một nhà thơ lớn, Tố Hữu không chỉ là ngời thể hiện sâu sắc tinh thần thời đại, mà còn là ngời đánh dấu một bớc phát triển mới của thơ ca dân tộc.
“Từ ấy” trở thành đề tài thu hút công sức nghiên cứu của đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nớc ta trong mấy chục năm qua. Việc nghiên cứu yếu tố văn xuôi tự sự trong “Từ ấy” cũng đã đợc một số nhà lý luận phê bình quan tâm. Tuy nhiên, những công trình đó mới chỉ dừng lại ở những ý kiến tổng quát, chung chung mà cha đi sâu vào các biểu hiện cụ thể của nó. Nối tiếp các công trình của ngời đi trớc, chúng tôi đã tìm hiểu biểu hiện cụ thể của yếu tố văn xuôi tự sự trong “Từ ấy ” và lý giải nguyên nhân dẫn tới hiện tợng đó. Không phải mọi nghiên cứu hình thức nghệ thuật đều là thi pháp học. Xem xét hình thức văn học nh những hiện tợng ngẫu nhiên, rời rạc, hứng thú nắm bắt một vài câu hay, từ đắt... chỉ nằm trong phạm vi thởng thức, thẩm bình. Khi đi vào nghiên cứu vấn đề này chúng tôi thấy “Từ ấy ” không chỉ đơn thuần là những bài thơ mang cảm xúc, tâm trạng là “bản tự thuậttâm trạng” mà còn là nỗi niềm của ngời chiến sỹ cách mạng. Thơ ca không chỉ đi vào thế giới nội tâm con ngời và gữi gắm thế giới nội tâm đó vào cảnh sắc thiên nhiên nhiên mà thực sự những đặc trng của thơ đã có những chuyển biến lớn lao.
Sự có mặt của các yếu tố tự sự trong “Từ ấy” làm cho thơ Việt Nam từ cõi siêu phàm thời trung đại trở về với hiện thức cuộc đời. Chính nhờ ảnh hởng của văn xuôi tự sự vào thơ giúp cho câu thơ trở nên trong sáng, mạch lạc, yếu tố văn xuôi tự sự đã tạo ra một bộ mặt mới cho “Từ ấy”. Một hiện tợng văn học đợc coi là mới mẽ bao giờ cũng không chỉ đem lại một hình thức cụ thể cảm tính độc đáo gắn liền với nội dung t tởng thẩm mĩ của tác phẩm đó, mà còn mở ra một giới hạn mới trong quan niệm của hình thức cho phép những đờng nét,
màu sắc mới của cuộc sống ùa vào tác phẩm. Chừng nào cha đợc làm phong phú hoặc đổi mới quan niệm bên trong thì cha thể nói đợc đến một trình độ mới của sự chiếm lĩnh hiện thực.
Qua đề tài này chúng tôi nhận thấy sự thâm nhập của yếu tố văn xuôi vào trong “Từ ấy” nói riêng và cả những tác phẩm thơ Tố Hữu sau này là một hiện tợng có tính quy luật. Nó chỉ xuất hiện khi có sự bề bộn của cuộc sống, có nhu cầu phản ánh tỉ mỉ, cụ thể mọi lĩnh vực trong đời sống của độc giả. Yếu tố văn xuôi tự sự cũng không thể hiển hiện nhiều trong “Từ ấy” nếu nh nó không đợc kế thừa kinh nghiệm trong thơ ca trớc đó hoặc cùng thời với nó.Với việc Tố Hữu học tập cách đa chuyện vào thơ của văn học dân gian, văn học cổ điển chứng tỏ nền văn học dân tộc là một dòng chảy liên tục, văn học giao đoạn sau bao giờ cũng có sự kế thừa và phát triển văn học của giai đoạn trớc. Trong “Từ ấy” Tố Hữu đã biết kết hợp một cách sáng tạo truyền thống văn học dân tộc với tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo nên một loại thơ trữ tình độc đáo có sự pha trộn của các yếu tố văn xuôi tự sự. Với sự thâm nhập của yếu tố văn xuôi tự sự vào thơ, cho thấy một ý nghĩa cần thiết trong quá trình hiện đại hoá văn học và dự báo về một hiện tợng giao thoa giữa các thể loại nói riêng và giao thoa giữa các nền văn hoá nói chung sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp.
Tài liệu tham khảo
1. Lê Đình Kỵ, Chuyên luận thơ Tố Hữu, NXBĐH-THCN, 1975 2. Lê Quang Hng- cái tôi độc đáo, tích cực của Xuân Diệu trong
phong trào thơ mới, tạp chí văn học, số 5/1950
3. Nhiều tác giả, Tố Hữu thơ và cách mạng, NXB hội nhà văn, Hà Nội 1996
4. Trần Đình Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, NXB Văn hoá thông tin-an ninh, Hà Nội, 1997.
5. Hà Minh Đức,Thơ và Mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,
NXBGD, Hà Nội, 1998
6.Trần Đình Sử, Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXBGD- Hà Nội, 1999
7. Đổ Lai Thuý, Con mắt thơ, NXBVH-TT,2000
8. Hoài Thanh- Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam, NXB văn học,2000 9. Trần Đình Sử, Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB ĐHQG Hà Nội 2001
10. Lê Bá Hán, Tinh hoa thơ mới- thẩm bình và suy ngẫm,NXBGD Hà Nội 2001
11. Nhiều tác giả, Lý luận văn học, NXBGD,2002.
12. Nhiều tác giả, Từ điển tiếng việt, NXB Đà Nẵng, 2002. 13. Viện văn học, Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, NXBCTQG,2002
14. Tố Hữu-tác gia- tác phẩm, NXBGD, 2003.
loại NXBĐHQG, Hà Nội 2003
16. Nhiều tác giả, Thơ Tố Hữu và những lời bình, NXB Văn hoá - thông tin, Hà Nội, 2003.
17. Hà Minh Đức, Tố Hữu cách mạng và thơ, NXBVH 2004
18.Nhiều tác giả,Thơ mới 1932-1945 tác giả và tác phẩm,NXB hội nhà văn, 2004
19. Tôn Thảo Nguyên, Từ ấy-tác phẩm và lời bình, NXB Văn học,2005.
20. Chế Lan Viên, Tố Hữu thơ, NXB văn học 2005
21. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học NXBGD, 2006.
Mục Lục
Trang
Phần mở đầu ....….... 1
I. Lý do chọn đề tài ...… 1
II. Lịch sử vấn đề ...… 3
III. Phơng pháp nghiên cứu... 6
IV. Phạm vi nghiên cứu... 7
V. Nhiệm vụ đề tàivà cái mới của đề tài... 7
VI. Cấu trúc luận văn... 8
Phần nội dung ... 9
Chơng1: Hiện tợng cộng sinh thể loại và sự thâm nhập chất văn xuôi vào thơ trong văn học hiện đại ...….. 9
I. Hiện tợng cộng sinh thể loại nhìn trong đặc điểm về tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại... 9
1.1. Tính năng động nghệ thuật của văn học hiện đại...…. 9
1.2. Tính năng động nghệ thuật của thể loại văn học hiện đại... 11
1.3. Hiện tợng cộng sinh thể loại- biểu hiện sinh động nhất tính năng động nghệ thuật của thể loại văn học hiện đại... 12
II. Tố Hữu với tập thơ đầu lòng- “Từ ấy” ... 20
1.1. Tố Hữu trong nền thơ cách mạng... 20
1.2. Một vài nét về tập thơ đầu lòng- “Từ ấy ”... 22
1.3. Khái quát về sự xâm nhập... 24
ChơngII: Ngôn ngữ văn xuôi trong Từ ấy “ ” ... 28
2.1. Ngôn ngữ văn xuôi... 28
2.2. Đối thoại và đối thoại trong văn học ... 28
2.3. Đối thoại trong tập ‘Từ ấy’’... 32
2.4. Câu thơ điệu nói trong “ Từ ấy”………. 39
Chơng III: Yếu tố chuyện kể trong Từ ấy“ ”...…. 43
3.1. Chi tiết, sự kiện...…...… 44
3.2. Câu chuyện ... 49
3.3. Vấn đề không gian và thời gian của chuyện... 54
Phần kết luận .... 65
Tài liệu tham khảo... 67