Kiểm tra đai V của quạt và máy phát (hình 5.39)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp xây dựng bài giảng chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô (Trang 25 - 27)

1. Kiểm tra bằng quan sát đai V xem nó có bị quá mòn, xước không. Nếu phát hiện tháy hư hỏng, hãy thay đai V.

Hình 5.36

Lắp đúng Lắp sai Lắp sai

Hình 5.39

Chú ý : nếu tìm thấy hư hỏng hãy thay đai V.

Các vết nứt một bên đường gân đai vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng nếu mất một đoạn gân đai thì phải thây thế dây đai.

2. Kiểm tra rằng đai V đã lắp chính xác với rãnh puly.

Chú ý :dùng tay, kiểm tra rằng đai V không bị trượt ra khỏi các rãnh ở đáy puly. 3. Kiểm tra độ chùng hoặc độ căng của đai V (hình 5.40).

Không có điều hòa không khí Có điều hòa không khí Hình 5.40

Thông số Hạng mục Điều kiện tiêu chuẩn

Độ chùng Đai mới Từ 8.0÷9.0 mm(0.31÷1830c) Đai cũ Từ 12.5÷13.5 mm (0.49÷5.3 in) Lực căng Đai mới Từ 700÷800 N (71÷82 Kg ; 157÷180 lb) Đai cũ Từ 300÷400 N (31÷41 Kg ; 67÷90 lb) Nếu độ chùng dây đai V không như tiêu chuẩn hãy điều chỉnh nó.

Chú ý :

Tiến hành kiểm tra và điều chỉnh đai V khi động cơ nguội.

Độ căng và độ chùng của đai V phải được kiểm tra ngay sau khi lắp đai mới và sau khi khởi động động cơ khi kiểm tra đai cũ.

Kiểm tra độ trùng đai V tại điểm giữa của các puli chỉ định ở vị trí có độ chùng lớn nhất. Khi lắp đai mới hãy để độ căng của đai đến giá trị giữa của phạm vi tiêu chuẩn.

Khi kiểm tra độ chùng của đai V, hãy tác dụng một lực căng 98 N(10 kgf) lên nó. Nên kiểm tra độ căng hoặc độ chùng của đai V sau khi quay trục khuỷu 2 vòng.

Khi dùng đồng hồ đo độ căng đai, trước hết hãy kiểm tra độ chính xác bằng cách dùng dưỡng kiểm tra.

Khi kiểm tra đai đã được dùng trên động cơ quá 5 phút, hãy sử dụng các tiêu chuẩn đối với đai cũ.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp xây dựng bài giảng chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w