Kevin Aretz and Söhnke M Bartram, 2010, “Phòng ngừa rủi ro trong doanh nghiệp và giá trị cho cổ đông” Tạp chí nghiên cứu tà

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro hiệu quả bằng công cụ tài chính phái sinh và kết quả hoạt động của các công ty IPO trong dài hạn (Trang 52 - 56)

6. Phần mở rộng các bài nghiên cứu liên quan trước đây

6.3.Kevin Aretz and Söhnke M Bartram, 2010, “Phòng ngừa rủi ro trong doanh nghiệp và giá trị cho cổ đông” Tạp chí nghiên cứu tà

trong doanh nghiệp và giá trị cho cổ đông” Tạp chí nghiên cứu tài chính, mục 33, số 4, trang 317-371.

Theo lý thuyết tài chính, phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp có thể làm tăng giá trị cổ đông trong thị trường vốn không hoàn hảo như chi phí trực tiếp và gián tiếp của kiệt quệ tài chính, thuế và các chi phí bên ngoài. Bài viết này trình bày một đánh giá toàn diện các tài liệu thực nghiệm hiện đã được thử nghiệm các lý thuyết, tài liệu tổng thể hỗ trợ thực nghiệm cho các lý do cơ bản của phòng ngừa rủi ro với các công cụ phái sinh ở cấp độ doanh nghiệp. Bằng chứng gần đây cho thấy rằng việc sử dụng các công cụ phái sinh có liên quan đến mức độ và kỳ hạn nợ, chính sách cổ tức, nắm giữ tài sản lưu động, và mức độ phòng ngừa rủi ro

hoạt động. Hơn nữa, các công ty không chỉ sử dụng các công cụ tài chính phái sinh, mà chủ yếu còn dựa vào sự truyền dẫn, phòng ngừa rủi ro hoạt động, và nợ ngoại tệ để quản lý rủi ro tài chính.

Mặc dù quản trị rủi ro công ty không thể làm tăng giá trị cổ đông trong một thế giới M & M, nhưng phòng ngừa rủi ro ở cấp độ doanh nghiệp có thể tạo ra giá trị mang lại lợi ích cho các cổ đông trong thị trường vốn không hoàn hảo thực trên thế giới, như chi phí trực tiếp và gián tiếp của kiệt quệ tài chính, thuế và các chi phí bên ngoài. Bài nghiên cứu này phân tích các bằng chứng còn tồn tại về vấn đề này được chọn lọc từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm, nêu lên các điểm không rõ ràng và cần được nghiên cứu thêm. Nhìn chung, biến chủ yếu nhất được sử dụng để kiểm tra liệu phòng ngừa rủi ro doanh nghiệp có làm giảm chi phí đại diện, như vấn đề đầu tư dưới mức hoặc vấn đề thay thế tài sản.

Kết luận tương tự có thể được rút ra từ các kiểm tra liệu quản trị rủi ro doanh nghiệp có làm giảm bớt các xung đột của vấn đề đại diện giữa các nhà quản lý và các cổ đông. Cụ thể, trong khi các chương trình chia sẻ quản lý trong nhiều trường hợp thuyết phục các công ty phòng ngừa rủi ro, rất ít bằng chứng thuyết phục rằng chương trình quyền chọn cổ phiếu cho ban giám đốc dẫn đến mâu thuẩn quyền lợi.

Cuối cùng, quản lý rủi ro doanh nghiệp có thể làm tăng giá trị cổ đông bằng cách ổn định thu nhập chịu thuế, do đó giảm gánh nặng thuế trung bình của các công ty. Điều này có thể là do thực tế rằng các ưu đãi về thuế để phòng ngừa rủi ro là nhỏ so với các lý do cơ bản tích cực khác, chẳng hạn như sự gia tăng khả năng nợ.

6.4. Bartram, S., Brown, G., and Conrad, J. năm 2011, “Ảnh hưởng của các công cụ tài chính phái sinh đến rủi ro và giá trị của Công ty", Tạp các công cụ tài chính phái sinh đến rủi ro và giá trị của Công ty", Tạp chí Phân tích tài chính và định lượng

Tác giả sử dụng một mẫu lớn gồm các công ty phi tài chính từ 47 quốc gia để kiểm tra tính hiệu quả của việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh đến rủi ro và giá trị công ty. Tác giả kiểm soát các yếu tố nội sinh bằng cách kết hợp các công ty sử dụng và không sử dụng công cụ tài chính phái sinh trên cơ sở có xu hướng tự phòng ngừa rủi ro. Tác giả cũng sử dụng một kỹ thuật mới để ước tính sự ảnh hưởng của độ sai lệch trên các biến bị bỏ qua đến kết luận của mình. Tác giả tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh làm giảm thiểu cả rủi ro tổng quát và rủi ro hệ thống. Hiệu quả của việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh đến giá trị doanh nghiệp là khá tích cực nhưng nhạy cảm hơn với các yếu tố nội sinh và sự quan tâm đến các biến bị bỏ qua. Tuy nhiên, việc phòng ngừa rủi ro thông qua các công cụ tài chính phái sinh mang lại giá trị cao hơn đáng kể và lợi nhuận lớn hơn trong suốt giai đoạn suy thoái kinh tế vào năm 2001 – 2002.

Trong các thử nghiệm đơn biến, tác giả thấy việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh phổ biến hơn ở các công ty nhạy hơn với rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa. Mặc dù vậy, các công ty sử dụng công cụ tài chính phái sinh có giá trị ước tính thấp hơn cả về rủi ro tổng quát và rủi ro có hệ thống, cho thấy rằng các công cụ tài chính phái sinh được sử dụng để phòng ngừa rủi ro hơn là để đầu cơ. Có sự khác biệt đáng kể giữa công ty sử dụng và không sử dụng công cụ tài chính phái sinh trên các phương diện khác, nhấn mạnh tầm quan trọng của các kiểm tra đa biến.

Tác giả sử dụng ba cách kiểm tra đa biến khác nhau nhưng đều tập trung vào xu hướng có điểm số phù hợp nhau, trong đó công ty sử dụng và không sử dụng công cụ tài chính phái sinh được kết hợp trên cơ sở ước tính có xu hướng sử dụng các công cụ tài chính phái sinh. So với các công ty không sử dụng các

công cụ tài chính phái sinh, tác giả thấy rằng các công ty có phòng ngừa rủi ro thì có dòng tiền biến động thấp hơn, biến động đặc trưng riêng và rủi ro hệ thống, kết quả này là khá thuyết phục đến số lượng các đặc điểm phù hợp khác nhau và sự khác biệt là khá đáng kể cả về hai mặt thống kê và kinh tế. Điều này cho thấy các công ty phi tài chính nhìn chung sử dụng các công cụ tài chính phái sinh với động cơ và hiệu quả của giảm thiểu rủi ro. Phù hợp với bằng chứng của Allayannis và Weston (2001), sử dụng công cụ tài chính phái sinh có liên quan với một phí bảo hiểm giá trị, mặc dù ý nghĩa thống kê phí bảo hiểm này là yếu.

Tác giả cũng ước tính tầm quan trọng tiềm năng của sai lệch trong việc chọn lựa những kết luận rút ra từ các kiểm tra của mình bằng cách ước tính giới hạn xa hơn nữa là những kết luận sẽ thay đổi. Kết quả cho thấy các tác động ước tính của việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh đến mức độ đo lường rủi ro là khá mạnh mẽ: trong khi chúng ta không thể loại trừ khả năng sai lệch trong việc chọn lựa ảnh hưởng đến kết quả của chúng tôi, bất kỳ biến kiểm soát bị bỏ qua nào đều sẽ có ảnh hưởng đáng kể đối với nguy cơ thay đổi những suy luận rằng rủi ro của các công ty có sử dụng các công cụ tài chính phái sinh là thấp hơn. Ngược lại, ảnh hưởng giá trị của việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh là khá nhạy cảm với độ sai lệch chọn lựa. Kết quả này có thể giải thích sự khác biệt trong các kết luận của các bài nghiên cứu – thậm chí một sự khác biệt nhỏ trong cách xây dựng mẫu, các biến điều khiển và phương pháp thử đều có thể thay đổi kết quả ước tính.

Cuối cùng, tác giả cho rằng việc giảm thiểu rủi ro mà chúng ta phát hiện ra là tùy thuộc vào từng giai đoạn chọn mẫu cụ thể, tuy nhiên, tác giả thấy rằng beta thị trường thay đổi phù hợp với các công ty phòng ngừa rủi ro thấp. Betas thấp hơn có thể cho biết phòng ngừa rủi ro có ảnh hưởng đến chi phí vốn của một công ty và do đó ảnh hưởng đến chính sách đầu tư và lợi nhuận kinh tế của một doanh nghiệp. Điều này có thể giải thích tại sao một số bằng chứng cho thấy

các công ty có phòng ngừa có giá trị cao hơn và lợi nhuận mang lại đã được điều chỉnh bởi rủi ro thị trường.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro hiệu quả bằng công cụ tài chính phái sinh và kết quả hoạt động của các công ty IPO trong dài hạn (Trang 52 - 56)