Brav và Gompers (1997), cùng các nhà nghiên cứu khác đã xâydựng những danh mục đầu tư hàng tháng gồm các công ty IPO đại chúng trong 5 năm trước đó.Tuy nhiên, vì quy mô mẫu nhỏ

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro hiệu quả bằng công cụ tài chính phái sinh và kết quả hoạt động của các công ty IPO trong dài hạn (Trang 34 - 36)

hàng tháng gồm các công ty IPO đại chúng trong 5 năm trước đó.Tuy nhiên, vì quy mô mẫu nhỏ nên chúng tôi cần quan sát nhiều hơn để đảm bảo rằng mỗi danh mục đầu tư bao hàm đủ số lượng các công ty IPO.

có sử dụng sản phẩm phái sinh và không có rủi ro tài chính. RNONUSERS,t là tỷ suất sinh lợi trong tháng t đối với danh mục các công ty không sử dụng sản phẩm phái sinh và có rủi ro tài chính đáng kể. RMt là tỷ suất sinh lợi trong tháng t theo chỉ số ASX Small Resources Index, và RFt là lãi suất phi rủi ro trong tháng t. SMBt là chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi trên danh mục đầu tư những cổ phiếu công ty nhỏ và danh mục đầu tư những cổ phiếu công ty lớn. HMLt là chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi trên danh mục đầu tư vào những cổ phiếu có giá trị thị trường trên giá trị sổ sách cao và danh mục đầu tư vào những cổ phiếu có giá trị thị trường trên giá trị sổ sách thấp. Hệ số lãi suất trong các mô hình hồi quy này là α, và giá trị α dương có ý nghĩa thống kê cho thấy kết quả hoạt động vượt mức, trong khi giá trị α âm nói lên kết quả hoạt động dưới mức.

3.4. Mô hình hồi quy chéo (Cross-sectional regression)

Để khảo sát xa hơn vai trò của quản trị rủi ro doanh nghiệp trong việc xác định kết quả hoạt động của các công ty IPO trong dài hạn, chúng tôi sử dụng mô hình hồi quy chéo trong đó tỷ suất sinh lợi bất thường từ mua và giữ trong dài hạn (BHAR) được hồi quy theo các sản phẩm phái sinh thông qua sử dụng biến giả và một số biến kiểm soát. Cụ thể, mô hình hồi quy chéo của chúng tôi được xác định như sau:

BHARi,t = α + β1DerUsei + ∑βiControlVariablesi + ε

(7)

Trong đó, BHAR là tỷ suất sinh lợi bất thường từ mua và giữ được tính toán theo phương trình (1). DerUse là biến giả. Nó bằng 1 nếu công ty sử dụng sản phẩm phái sinh trong bất kỳ lúc nào trong 5 năm sau khi niêm yết và ngược lại thì bằng 0. Các biến kiểm soát bao gồm lnTA (ln của tổng tài sản), MTBV (giá trị thị trường trên sổ sách), Tỷ suất sinh lợi ban đầu (giá đóng cửa vào ngày đầu tiên niêm yết chia cho giá cơ sở trừ 1), Thời điểm niêm yết (khoảng thời gian từ khi

đăng ký trên bản cáo bạch đến khi niêm yết trên ASX), ROE (tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu), và Bảo lãnh phát hành (là biến giả có giá trị bằng 1 nếu các công ty IPO được bảo lãnh và ngược lại sẽ bằng 0). Sự lựa chọn các biến kiểm soát này dựa vào các nghiên cứu trước đây. Chúng tôi cũng vận hành một biến thể của phương trình (7) để tiến tới nghiên cứu sâu hơn vai trò của việc sử dụng các sản phẩm phái sinh trong kết quả hoạt động của công ty trong 1 tập hợp các công ty có rủi ro tài chính đáng kể đối với biến động theo tỷ giá hối đoái. Mô hình hồi quy được xác định như sau:

BHARi,t = α + β1DerUsei * FxExpi + ∑βiControlVariablesi

+ ε (8)

Trong đó FxExp là biến giả có giá trị bằng 1 nếu công ty có rủi ro tỷ giá còn sót lại đáng kể và ngược lại là bằng 0.Các định nghĩa của các biến khác giống phần trên.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro hiệu quả bằng công cụ tài chính phái sinh và kết quả hoạt động của các công ty IPO trong dài hạn (Trang 34 - 36)