chính phù hợp với nhân dạng của những nhà đầu cơ. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng điều này không đúng vì nhiều lý do. Đầu tiên, phần lớn công ty đã nêu rõ trong các báo cáo tài chính rằng họ không sử dụng sản phẩm phái sinh với mục đích đầu cơ. Thứ hai, nếu có thì giải thích thay thế này sẽ tạo ra độ lệch so với nghiên cứu của chúng tôi. Đặc biệt là nếu các nhà đầu cơ được phân loại nhầm thành các nhà phòng ngừa rủi ro hiệu quả thì sẽ rất khó khăn cho chúng tôi để tài liệu hóa kết quả hoạt động vượt mức của nhóm này.
Ở đây chúng tôi tập trung chủ yếu vào 3 nhóm công ty đầu tiên vì có rất ít điều được suy ra liên quan đến giá trị phòng ngừa rủi ro trong danh mục đầu tư của các công ty không có rủi ro tài chính và do đó không thực hiện phòng ngừa. Trong trường hợp đầu tiên, chúng tôi xem xét sự khác nhau về kết quả hoạt động giữa nhóm các công ty có phòng ngừa rủi ro với nhóm các công ty không phòng ngừa rủi ro (đó là Nhóm 1 và Nhóm 3). Như đã đề cập, nguồn gốc của giá trị phòng ngừa rủi ro là giảm thiểu tính biến động của tỷ suất sinh lợi. Theo đó, chúng tôi mong đợi rằng nhóm các công ty phòng ngừa rủi ro hiệu quả sẽ thành công trong việc loại bỏ biến động của tỷ suất sinh lợi theo sự biến động của tỷ giá hối đoái để thực hiện tốt hơn nhóm các công ty không có phòng ngừa rủi ro - nhóm từ bỏ phòng ngừa rủi ro tài chính.
Mặt khác, kết quả hoạt động liên quan của nhóm các công ty phòng ngừa rủi ro không hiệu quả và nhóm các công ty không phòng ngừa rủi ro thì khó dự báo hơn (đó là Nhóm 2 và Nhóm 3). Trong khi đó, chúng tôi mong đợi rằng việc phòng ngừa rủi ro tài chính sẽ ít nhiều giảm thiểu được các rủi ro tài chính cho các công ty phòng ngừa rủi ro không hiệu quả, việc họ vẫn gặp các rủi ro tài chính nghiêm trọng hoài nghi rằng liệu các khoản lợi từ sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro có lớn hơn chi phí triển khai chúng không. Vì vậy, kết quả hoạt động liên quan của 2 nhóm công ty này là vấn đề của bằng chứng thực nghiệm. Việc phân loại tốt những công ty vào nhóm phòng ngừa rủi ro hiệu quả và nhóm phòng ngừa rủi ro không hiệu quả còn cho phép chúng tôi thực hiện các thử nghiệm về sự khác nhau về mức độ của kết quả thực hiện. Các công ty biến động thấp hơn trong tỷ suất sinh lợi được kỳ vọng là ít rủi ro, rủi ro kiệt quệ tài chính thấp, và theo đó, được thị trường định giá cao hơn. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng nhóm những công ty phòng ngừa rủi ro hiệu quả thực hiện tốt hơn nhóm những công ty phòng ngừa rủi ro không hiệu quả.
Để thực hiện các thử nghiệm này, chúng tôi sử dụng mô hình 3 nhân tố của Fama -French và xây dựng 3 danh mục đầu tư theo tháng dựa trên những
đặc tính của nhóm các công ty phòng ngừa rủi ro hiệu quả, nhóm các công ty phòng ngừa rủi ro không hiệu quả, và nhóm các công ty không phòng ngừa rủi ro được mô tả bên trên. Với mỗi tháng dương lịch, chúng tôi liệt kê vào trong danh mục đầu tư toàn bộ những công ty IPO đại chúng trong vòng 10 năm qua cho tới ngày đầu tiên của mỗi tháng.17 Vì vậy, các danh mục đầu tư bắt đầu từ tháng 02/2004 (các công ty IPO được quan sát đầu tiên trong mẫu niêm yết trong tháng 02/1994) và kết thúc trong tháng 12/2009, giai đoạn 62 tháng. Mỗi tháng, tỷ suất sinh lợi của mỗi danh mục trong 3 danh mục đầu tư được tính toán bằng việc sử dụng trọng số bình quân bằng cách lấy giá trị trung bình của tất cả các tỷ suất sinh lợi của các công ty IPO. Theo cách thay thế, chúng tôi tính toán tỷ suất sinh lợi trọng số vốn hóa thị trường cho danh mục đầu tư bằng cách sử dụng giá trị vốn hóa thị trường của từng công ty IPO riêng lẻ trong tháng có tỷ suất sinh lợi được dùng làm trọng số. Vì thế, các biến trong mô hình 3 nhân tố của Fama - French được ước tính như sau:
RIHEDGERS,t− RNONUSERS,t=α +β(RMt−RFt) +sSMBt+hHMLt+ε (4) REHEDGERS,t−RNONUSERS,t=α +β(RMt−RFt) +sSMBt+hHMLt+ε (5) REHEDGERS,t−RIHEDGERS,t=α +β(RMt−RFt) +sSMBt+hHMLt+ε (6)
Trong đó, RIHEDGERS,t là tỷ suất sinh lợi trong tháng t đối với danh mục các công ty IPO có sử dụng các sản phẩm phái sinh, nhưng có rủi ro tài chính đáng kể. REHEDGERS,t là tỷ suất sinh lợi trong tháng t đối với danh mục các công ty IPO