MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA TRÊN

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 (Trang 27 - 31)

THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

2.4.1.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới

Trong khoảng 200 năm trở lại đây tình hình chọn tạo cà chua trên thế giới đã có nhiều tiến bộ. Lịch sử nghiên cứu chọn tạo cà chua trên thế giới bắt đầu ở châu Âu. Người Italia là những người đầu tiên phát triển các giống cà chua mới, họ chọn các giống có sự khác nhau về tính trạng quả, chủ yếu là màu sắc quả.

Thế kỷ 20 đã đánh dấu những bước tiến to lớn trong công tác chọn tạo giống cà chua. Việc cải tiến năng suất, chất lượng luôn là hai mục tiêu hàng đầu và chung cho tất cả các chương trình chọn tạo giống. Trước năm 1925, việc cải tiến giống cà chua được thực hiện bằng cách chọn các kiểu gen ngay từ bản thân các giống - từ các đột biến tự nhiên, lai tự do hoặc tái tổ hợp của các biến thể di truyền đang tồn tại trong tự nhiên (theo Tigchelaar E.C, 1986) [31].

Lịch sử công tác chọn tạo giống cà chua trên thế giới bắt đầu ở Châu Âu với những tiến bộ ban đầu về dòng, giống. Năm 1860 những giống cà chua mới đã được giới thiệu ở Mỹ. Năm 1863, 23 giống cà chua được giới thiệu trong đó giống Trophy được coi là giống có chất lượng tốt nhất.

Chương trình thử nghiệm của Liberti Hyde Bailey tại trường nông nghiệp Michigan (Mỹ) bắt đầu từ năm 1886, tác giả đã tiến hành chọn lọc, phân loại

giống cà chua trồng trọt. Từ năm 1870 đến 1893, A.W.Livingston đã giới thiệu 13 giống cà chua trồng trọt được giới thiệu theo phương pháp chọn lọc cá thể. Cuối thế kỷ XIX có trên 200 dòng, giống cà chua đã được giới thiệu rộng rãi (theo Tạ Thu Cúc, Hồ Hữu An, Nghiêm Thị Bích Hà (2000) [20].

Nhiều công trình nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á (AVRDC) cho thấy những giống cà chua chọn tạo trong điều kiện ôn đới không thích hợp với điều kiện nống ẩm vì sẽ tạo những quả kém chất lượng như có màu đỏ nhạt, nứt quả, vị nhạt hoặc chua…(Kuo và cs, 1998) [33]

Các dòng cà chua của AVRDC đều được chọn theo hướng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn. Một số sâu bệnh khác như virus xoăn vàng lá (TYLCV), sâu đục quả. Các nhà khoa học đã xác định được các gen kháng virus ở nhiều loài cà chua. Bằng các phương pháp lai truyền thống và hiện đại đã dần chuyển được một số gen kháng virus sang loài cà chua trồng trọt. Các nhà nghiên cứu virus ở AVRDC đã nhận biết được nhiều vật liệu có mang gen kháng ToMV. Một số vật liệu chứa gen Tm2 đã được sử dụng cho chương trình lai tạo giống cà chua như L127, Ohio MR-12, MR-13 (theo Opera R.T., S.K. Green, N.S. Talekar and J.T. Chen, 1989) [34].

Theo ý kiến của Anpachev (1978), Iorganov (1971), Phiên Kì Mạnh (1961) (dẫn theo Kiều Thị Thư, 2006), [19] thì xu hướng chọn tạo giống cà chua mới là:

+ Tạo giống chín sớm phục vụ cho sản xuất vụ sớm.

+ Tạo giống cho sản lượng cao, giá trị sinh học cao, dùng làm rau tươi và nguyên liệu cho chế biến đồ hộp.

+ Tạo giống chín đồng loạt thích hợp cho cơ giới hóa. + Tạo giống chống chịu sâu bệnh

Các nhà chọn tạo giống trên thế giới đã sử dụng nguồn gen của các loài hoang dại làm nguồn gen chống chịu với các điều kiện bất thuận bằng nhiều con đường khác nhau như lai tạo, chọn lọc giao tử, hợp tử, đột biến nhân tạo…bước đầu đã thu được những thành công nhất định.

Bằng phương pháp lai Dialen một phần đã nghiên cứu di truyền tính kháng bệnh đốm lá ở cà chua làm giảm bệnh đốm lá ở con lai. Một chương trình lai phối hợp đưa vào Pháp và 7 nước Trung cận Đông ở Châu Phi nhằm tăng tính kháng bệnh virus xoăn vàng lá cà chua. Các loài hoang dại như Lycopersicon pimpinellifolium, L.hirsutum, L. peruvianum được sử dụng làm nguồn chống chịu [36

Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau Châu Á từ những ngày đầu thành lập (1972) đã bắt đầu chương trình chọn tạo nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cà chua với vùng điều kiện nóng ẩm. Và hầu hết các giống AVRDC lai tạo và các giống đã được cải thiện trong tập đoàn từ năm 1974 đến nay đều có khả năng chịu nhiệt cũng như chống chịu sâu bệnh tốt. Viện nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Malaysia (MARDI) đã phối hợp với AVRDC và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nhiệt đới (TARC) ở Nhật Bản để xúc tiến chương trình cải tiến giống cà chua triển vọng. Đã chọn được 6 dòng có khả năng chịu nhiệt và chống chịu vi khuẩn: MT1, MT2, MT3, MT4, MT5, MT6, MT10 [34]

Nhiều thử nghiệm về các giống cà chua được tiến hành ở AVRDC- TOP, trường đại học Kasestart, phân viện Kamphaeng Thái Lan chọn tạo nhiều giống được đánh giá là chất lượng tốt kết hợp với tính chịu nóng, năng suất cao và chống bệnh cụ thể là các giống cà chua anh đào CHT104, CHT92, CHT105 có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, màu sắc quả đẹp, hương vị ngon, quả chắc. Các giống PT225, PT3027, PT4165, PT446, PT4121 cho năng suất cao, chất lượng tốt, chống bệnh và chống nứt quả (Chu Jinping, 1994) [37ư

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm giống cà chua quả nhỏ đã được tiến hành ở AVRDC-TOP, Trường Đại học Kaset sart, phân viện Kamphaeng, Thái Lan. Trong đó có nhiều mẫu giống được đánh giá có chất lượng tốt kết hợp với đặc tính chịu nóng, năng suất cao và chống chịu bệnh như: các giống lai cà chua Anh đào CHT104, CHT92, CHT105… [19].

trình về các dòng tự phối hữu hạn và vô hạn có khả năng đậu quả cho phép ở giới hạn nhiệt độ cực đại 32-340C và cực tiểu 22-240C đã đưa được nhiều giống lai có triển vọng, được phát triển ở một số nước nhiệt đới như CLN 161L, CLN 2001C, CL5915-204DH, CL143…(dẫn theo Morris, 1998) [36].

Chương trình chọn giống cà chua trường Đại học Florida được bắtđầu từ năm 1925. Một loạt các giống mới năng suất, chất lượng được đưa ra như Tropic, Walter, Florida MH-1, Florađae, Floramerica…(dẫn theo Nature, 1982).

Từ năm 1979 đến 1984 Ai Cập đã tiến hành công trình nghiên cứu nhằm tăng năng suất và nâng cao chất lượng cà chua (đây là một phần của đề án cấp quốc gia). Các giống đã được đánh giá trồng ở các địa phương hầu hết nhập từ Mỹ như Housney, Pritchard, VFN8,...đều có những ưu điểm về năng suất và chất lượng. Để cải tiến chất lượng cho giống cà chua, các nhà chọn giống đã sử dụng các loài hoang dại và bán hoang dại làm nguồn vật liệu quý cho lai tạo. Ví dụ như loài L.peruvianum có hàm lượng vitamin C rất cao hay loài L. pimpinellifolium có hàm lượng đường, vitamin C, -caroten cao. Các giống cà chua lai của công ty giống lai Ấn Độ-Mỹ ở Bangalore (Ấn Độ) như Naveen, Karnatak, Jajani, Vaishali có năng suất cao, chất lượng quả tốt, quả tròn to trung bình, màu sắc đẹp, rất thích hợp cho cả ăn tươi và chế biến (theo Met wally R., 1986) [34].

Viện nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ (IARI) ở Newdeli đã tiến hành nhiều nghiên cứu về chọn tạo các giống cà chua chịu nhiệt. Từ năm 1975, Viện đã thành công với các giống như Puas Rugy, Sel.120... (theo Singh J.H. and Checma D.S., 1989) [35].

Ngoài ra phương pháp Invitro cũng được ứng dụng để tạo giống kháng bệnh trong đó có sử dụng độc tố thực vật- Toxin sinh ra từ mầm bệnh thuốc lá, ngô, cà chua (Bulk, Vanden – 1990) [34]. Sự tác động của Toxin được chiết ra từ

Pseudomonas solanacearum tạo ra cây kháng bệnh ở giai đoạn nhiễm bệnh sớm làm chậm sinh trưởng của loại khuẩn này.

Tháng 8/2005, AVRDC giới thiệu 3 giống cà chua triển vọng là CLN2026D, CLN2116B, CLN2123A. Cả 3 giống này đều sinh trưởng hữu hạn, có khả năng chịu nhiều loại bệnh như héo xanh vi khuẩn, héo rũ do nấm, virus….

Trong chọn tạo giống cà chua, người ta chú ý nhiều đến ưu thế lai. Ở Nhật Bản ưu thế lai được sử dụng rộng rãi trên cà chua từ năm 1930. Khi lai thử giữa giống Rutgres với 5 giống khác nhau cho thấy ưu thế lai về tổng trọng lượng quả cao hơn bố mẹ nhưng về số quả trên cây và trọng lượng quả phần lớn là trung gian giữa bố và mẹ ( trích theo Kiều Thị Thư, 1998) [27].

Gần đây, nhiều nước trên thế giới đặc biệt là Mỹ, các nhà khoa học đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen trong đó có cà chua. Những giống cây trồng này ngoài khả năng chống chịu được sâu bệnh, tuyến trùng, khô hạn, sương muối mà còn có khả năng cất giữ bảo quản lâu, chất lượng cao, mang nhiều dược tính, năng suất cao. Các nhà nghiên cứu tại đại học bang Oregon (Mỹ) đang hoàn thiện một giống cà chua tím, đây là một sự kết hợp giữa màu sắc và chất dinh dưỡng.Loại cà chua này có nguồn gốc từ dạng dại ở Nam Mỹ. Hàng trăm năm trước các nhà khoa học đã phát hiện cà chua màu tím trong thiên nhiên nhưng loài cây này nhỏ và có độc. Vào thập niên 1960-1970, các nhà khoa học đã thu nhặt hạt giống từ cà chua tím và lai với loài hiện đại để cho ra loại quả an toàn với mọi người hơn dạng ban đầu của nó.

Hiện nay với nền khoa học kỹ thuật hiện đại các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tiếp tục những công trình nghiên cứu về chọn tạo giống cà chua để đáp ứng nhu cầu của con người đặc biệt là cà chua quả nhỏ phục vụ ăn tươi và chế biến.

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)