0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SO SÁNH CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TRIỂN VỌNG Ở VỤ SỚM THU ĐÔNG 2011 VÀ VỤ XUÂN HÈ 2012 (Trang 56 -59 )

Cấu trúc cây được coi là đặc trưng di truyền của từng giống, tuy nhiên nó cũng chịu tác động không nhỏ của điều kiện ngoại cảnh. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của cấu trúc cây nhằm hiểu được tính thích nghi của từng giống với môi trường từ đó đưa ra những biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý.

Để đánh giá khả năng thích ứng của cây cà chua trong vụ sớm thu đông tôi tiến hành theo dõi một số đặc điểm cấu trúc cây nhằm đánh giá khả năng thích ứng của các tổ hợp lai cà chua quả nhỏ trong điều kiện đó. Những tổ hợp lai sinh trưởng tốt sẽ làm tiền đề cho các giai đoạn phát triển sau này. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 4.7 và bảng 4.8.

4.1.3.1 Số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất

Số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu tiên phụ thuộc vào đặc tính của giống và điều kiện ngoại cảnh. Số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu tiên liên quan đến chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên, số nhánh và độ cứng của cây.

Theo nghiên cứu của Kiều Thị Thư (1998) [27], về mối tương quan giữa số đốt và một số chỉ tiêu sinh trưởng của các mẫu giống ở vụ xuân hè cho thấy: số đốt từ gốc đến chùm hoa đầu tiên có tương quan với thời gian từ trồng đến ra hoa và tương quan với thời gian từ trồng đến chín tức là số đốt dưới chùm hoa đầu càng ít thì càng rút ngắn thời gian ra hoa và rút ngắn thời gian chín, tăng tính chín sớm, cho thu hoạch sớm. Do vậy nghiên cứu này có ý nghĩa lớn trong việc sắp xếp thời vụ, tăng vụ một cách hợp lý.

Vụ sớm thu đông: qua kết quả theo dõi ở vụ sớm thu đông 2011 cho thấy số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất biến động trong khoảng từ 10,33 đến 12.83 đốt, các tổ hợp lai có số đốt thấp T20, T21 (10,33 – 10,67 đốt), các tổ hợp lai có số đốt nhiều như T13, T14 (12,17 – 12,83 đốt). Giống đối chứng có số đốt ít hơn các tổ hợp lai nghiên cứu (10,11 đốt).

Vụ xuân hè: qua kết quả theo dõi ở vụ xuân hè 2012 cho thấy số đốt từ gốc đến chùm hoa thứ nhất biến động trong khoảng từ 6,44 đến 8,72 đốt, các tổ hợp lai có số đốt thấp như T11, T15 (6,44 – 6,61 đốt), các tổ hợp lai có số đốt nhiều T24 8,72 đốt. Giống đối chứng HT7 có số đốt thấp nhất trong các tổ hợp lai nghiên cứu (6,22 đốt).

4.1.3.2 Chiều cao từ gốc đến chùm hoa thứ 1

Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu được quyết định bởi số đốt và chiều dài lóng của giống. Nó ảnh hưởng đến vị trí chùm quả đầu tiên cũng như khả năng nhiễm bệnh của cây. Nếu quá thấp cây dễ bị nhiễm bệnh do chùm quả đầu sát đất dẫn đến quả bị nhiễm bệnh, nếu quá cao khi quả lớn nặng cây sẽ dễ bị đổ cũng như ảnh hưởng đến khả năng phát triển của các chùm hoa tiếp theo làm giảm số quả trên cây dẫn đến giảm năng suất. Nắm rõ được đặc điểm này giúp ta có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc hợp lý như vun xới, làm giàn, tỉa cành.

Vụ sớm thu đông: kết quả theo dõi ở bảng 4.7 cho thấy các tổ hợp lai nghiên cứu có chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên dao động trong khoảng 27,94 – 39,56 cm. Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên cao nhất là T18, thấp nhất là T21. Giống đối chứng HT7 có chiều cao thấp hơn các tổ hợp lai nghiên cứu, chiều cao trung bình 27,83 cm.

Ở mức ỹ nghĩa 95% các THL: T15 và T21 có sự sai khác không có ỹ nghĩa với giống đối chứng HT7. Còn các THL: T11, T12, T13, T14, T16, T17, T18, T19, T20 có sự sai khác với giống đối chứng HT7 ở mức ỹ nghĩa 95%.

chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên dao động trong khoảng 23,72– 31,11cm. Chiều cao từ gốc đến chùm hoa đầu tiên cao nhất là T18, thấp nhất là T6. Giống đối chứng HT7 có chiều cao thấp hơn các tổ hợp lai với trung bình là 20,72 cm.

Ở mức ý nghĩa 95% tính trạng chiều cao từ mặt đất đến chùm quả đầu tiên của các THL đem nghiên cứu đều có sự sai khác có ỹ nghĩ với giống đối chứng HT7

4.1.3.3 Chiều cao cây

Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng, quyết định đặc tính di truyền của giống trong các điều kiện ngoại cảnh cụ thể. Đây là một chỉ tiêu giúp chúng ta đánh giá được loại hình sinh trưởng của các tổ hợp lai. Theo Tạ Thu Cúc ( 2002), dựa vào đặc điểm sinh học của cây cà chua có thể phân thành 3 loại hình chính :

- Loại hình sinh trưởng hữu hạn: Cây thấp, chiều cao dưới 65cm, có 3-4 chùm hoa trên thân chính.

- Loại hình sinh trưởng bán hữu hạn: Cây có chiều cao trung bình từ 65- 120, trên thân chính có 7-8 chùm hoa.

- Loại hình sinh trưởng vô hạn: Cây có chiều cao trên thân chính trên 120cm.

Thông qua chiều cao cây, chúng ta sẽ nắm được loại hình sinh trưởng của giống, từ đó có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp như làm giàn, tỉa cành. . . tạo điều kiện tối ưu cho cây có thể phát huy tối đa tiềm năng năng suất sẵn có của giống.

Vụ sớm thu đông: trong điều kiện vụ sớm thu đông thì đã gần như phát huy tối đa tiềm năng về chiều cao cây của các tổ hợp lai nghiên cứu. Qua quan sát theo dõi ta nhận thấy phần lớn các tổ hợp lai đều thuộc loại hình sinh trưởng bán hữu hạn. Chiều cao của các tổ hợp lai biến động trong khoảng 87,94cm – 97,39 cm. Các tổ hợp lai có chiều cao cây thấp T15, T17, T21 (87,94 – 88,94

cm) . Các tô hợp lai có chiều cao cây cao T13, T19 (97,06 – 97,39 cm). Giống đối chứng HT7 có chiều cao cây 77,39 cm thâp hơn các tổ hợp lai nghiên cứu.

Ở mức ý nghĩa 95% tính trạng chiều cao cây của các THL đem nghiên cứu đều có sự sai khác có ỹ nghĩ với giống đối chứng HT7.

Vụ xuân hè: Qua bảng 4.8 chúng ta thấy các tổ hợp lai đều thuộc dạng sinh trưởng bán hữu hạn. Các tổ hợp lai có chiều cao cây trong khoảng 69,22cm – 93,67cm. Giống đối chứng HT7 có chiều cao trung bình 62,67cm<65, giống HT7 thuộc dạng sinh trưởng hữu hạn.

Với mức ý nghĩa 95% các THL đem nghiên cứu đêu có sự sai khác có ý nghĩa với giống đối chứng HT7, duy chỉ có THL T25 có sự sai khác không có ý nghĩa với giống đối chứng HT7.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN SO SÁNH CÁC TỔ HỢP LAI CÀ CHUA TRIỂN VỌNG Ở VỤ SỚM THU ĐÔNG 2011 VÀ VỤ XUÂN HÈ 2012 (Trang 56 -59 )

×