Một số đặc điểm về hình thái quả

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 (Trang 74 - 80)

4.2.1.1 Hình dạng quả

Hình dạng quả là một chỉ tiêu quan trọng quyết định tới mẫu mã của quả. Thông qua chỉ số hình dạng quả chúng ta cũng phần nào có thể đánh giá được độ chắc của thịt quả, thông thường những quả có hình dạng thuôn dài có độ chắc quả cao hơn những giống có hình dạng quả tròn và dẹt. Hình dạng quả là một chỉ tiêu đặc trưng cho giống và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, được đánh giá bằng chỉ số hình dạng quả (I) xác định dựa vào tỉ lệ giữa chiều cao và đường kính quả.

Chỉ tiêu hình dạng quả: I = H/D Trong đó H: Chiều cao quả (cm)

D: Đường kính quả (cm) Nếu I > 1,06 dạng quả dài Nếu I = 0,8-1,06 dạng quả tròn Nếu I < 0,8 dạng quả dẹt

Vụ sớm thu đông: Qua bảng 4.15 chúng ta thấy các tổ hợp lai T13, T15, T16, T17, T18, T19, T20, T21 có chỉ số hình dạng quả nằm trong khoảng 0,8 – 1,06. còn các tổ hợp lai: T11, T12, T14, có chỉ số hình dạng quả > 1,06 do vậy các tổ hợp lai này có quả hình dạng dài, giống đối chứng HT7 có chỉ số hình dạng quả là 0,99. Hiện nay thị yếu của người tiêu dùng thích nhưng loại quả có hình dạng thuôn dài do vậy các tổ hợp lai có hình dạng thuôn dai sẽ có giá trị kinh tế cao hơn các tổ hợp lai có hình dạng quả dẹt và tròn.

Bảng 4.15:Các chỉ tiêu về hình thái quả của các THL cà chua vụ sớm thu đông 2011 STT THL H D I Số ngăn hạt/quả Số hạt/quả Màu vai quả Màu quả chín Tỷ lệ nứt quả 1 T11 5,73 5,43 1,06 2,67 130,80 Xanh Đỏ tươi - 2 T12 5,53 5,16 1,07 2,67 133,80 Trắng ngà Đỏ tươi - 3 T13 5,13 5,63 0,91 3,67 135,40 Xanh Đỏ tươi + 4 T14 5,40 4,97 1,09 2,50 108,60 Xanh Đỏ đậm - 5 T15 5,66 5,14 1,10 2,50 110,25 Xanh Đỏ tươi - 6 T16 5,54 5,30 1,04 2,80 157,00 Xanh Đỏ tươi - 7 T17 5,12 5,80 0,88 4,83 155,20 Xanh Đỏ tươi - 8 T18 5,41 5,55 0,98 3,40 98,80 Xanh Đỏ tươi - 9 T19 5,48 5,48 1,00 4,00 92,60 Xanh Đỏ tươi ++ 10 T20 6,41 7,41 0,86 5,50 207,40 Trắng ngà Đỏ tươi - 11 T21 4,97 5,01 0,99 2,83 131,60 Trắng ngà Đỏ đậm - 12 HT7(ĐC) 5,17 5,22 0,99 2,33 134,80 Xanh Đỏ tươi - (++): Nứt nhiều (+): Nứt ít (-): Không nứt 4.2.1.2 Màu sắc vai quả xanh

Màu sắc vai quả xanh là đặc trưng hình thái của giống ngoài ra nó còn liên quan đến chất lượng quả chín. Theo Kiều Thị Thư, 1998 màu sắc quả trước khi chín có liên quan đến chất lượng quả ở giai đoạn sau, thường những giống có màu sắc quả trước khi chín là màu xanh thì có chất lượng tốt hơn những quả màu trắng ngà. Những giống có vai quả màu xanh, đặc biệt là xanh đậm thường khi chín có màu đỏ thẫm, đẹp và chất lượng cao.

Nhìn vảo bảng 4.15 chúng ta thấy các tổ hợp lai T12, T20, T21 có màu sắc vai quả là trắng ngà còn các tổ hợp lai còn lai và giống đối chứng HT7 có màu sắc vai quả xanh là màu xanh, nên có thể nói các tổ hợp lai nay có chất lượng cao.

4.2.1.3 Màu sắc quả chín

Màu sắc qảu chín là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị thương phẩm của các tổ hợp lai, nó đặc trưng cho giống nhưng cũng chịu tác động mạnh của điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ không khí. Màu đỏ của quả chín do sắc tố Lycopen quyết định, màu vàng da cam do sắc tố Caroten quyết định và màu vàng do sắc tố Xanthophylls quyết định. Trong quá trình chín của quả có sự phân hủy của sắc tố Cholorophyll thành Lycopen và Caroten nên màu xanh của

quả dần dần mất đi. Sự hình thành sắc tố Lycopen thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 12 – 180C, khi nhiệt độ cao trên 300C thì quá trình hình thành Lycopen bị ức chế nhưng quá trình tổng hợp Caroten vẫn diễn ra, chính vì thế mà về mùa nóng, cà chua thường có màu vàng hoặc đỏ vàng loang cuống.

Qua bảng 4.15 chúng ta thấy duy chỉ có 2 tổ hợp T14, T21 có màu quả chín là đỏ đậm còn các tổ hợp lai khác và giống đối chứng có màu quả chín là đỏ tươi. Nhìn chung các tổ hợp lai có màu quả chín rất phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng.

4.2.1.4 Số ngăn hạt/quả

Số ngăn hạt trên quả là đặc trưng di truyền của giống. Số ngăn hạt là chỉ tiêu để đánh giá độ chắc của quả. Quả có số ngăn hạt nhiều thì các ô hạt nhỏ dẫn tới lượng dịch quả trong các ô không nhiều gây ảnh hưởng tới hương vị và khẩu vị, không phù hợp với mục đích ăn tươi. Tuy nhiên nếu số ngăn hạt trên quả ít thì độ rỗng.

Vụ sớm thu đông: Qua thí nghiệm, ta thấy các tổ hợp lai có số ngăn hạt dao động từ 2,50 – 5,50 ngăn. Giống đối chứng HT7 có số ngăn hạt là 2,33.

4.2.1.5 Số hạt/quả

Hạt là sản phẩm cuối cùng của quá trình thụ phấn, thụ tinh. Vì vậy số lượng hạt trên quả ngoài phụ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là yếu tố nhiệt độ. Nếu tổ hợp lai nào có nhiều hat thì chứng tỏ tổ hợp lai đó thích ứng tốt với điều kiện môi trường nhưng quả có nhiều hạt lại không thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nên, mục tiêu chọn tạo giống cà chua là tạo giống cà chua ít hạt hoặc không hạt nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Vụ sớm thu đông: Qua bảng 4.15 ta thấy số hạt/quả của các tổ hợp lai dao động trong khoảng 92,6 – 207,40 hạt/quả, tổ hợp lai T19 có số hạt trên quả thấp nhất (92,6 hạt/quả), tổ hơp lai T20 có số hạt/quả nhiều nhất. Giống đối chứng HT7 đạt 134,80 hạt/quả

Phẩm chất quả là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong chọn tạo giống cà chua. Chất lượng quả cà chua được thể hiện ở độ dày thịt quả, đặc điểm thịt quả, độ Brix, độ ướt và khẩu vị nếm và hương vị. Các chỉ tiêu về đặc điểm thịt quả, độ ướt, hương vị và khẩu vị nếm do Trung tâm nghiên cứu và phát triển giống rau chất lượng cao đưa ra để phân tích đặc điểm về phẩm chất quả của các giống cà chua. Các chỉ tiêu trên được đánh giá theo phương pháp cảm quan.

4.2.2.1. Độ dày thịt quả

Độ dày thịt quả là đặc điểm biểu hiện giá trị sử dụng của quả đồng thời là một yếu tố giúp đánh giá độ chắc của quả. Độ dày thịt quả cao giúp cho quả có khả năng bảo quản và vận chuyển tốt hơn. Mặt khác, lớp thịt quả càng dày thì ngăn đựng hạt càng bé, chất lượng thương phẩm càng cao.

Vụ sớm thu đông: Qua nghiên cứu chúng tôi thấy độ dày thịt quả của các tổ hợp lai doa động từ 0,61 cm (T12, T14), đến 0,76 cm(T11, T20). Giống đối chứng HT7 đạt 0,6 cm, giống đối chứng có độ dạy thịt quả thấp hơn các tổ hợp lai.

4.2.2.2 Đặc điểm thịt quả

Đặc điểm thịt quả là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng chế biến, bảo quản và vận chuyển quả. Đặc điểm thịt quả chia làm các loại sau: thô sượng, chắc mịn, chắc bở, mềm mịn, mềm nát. Trong các đặc điểm trên thì thịt quả chắc mịn là xu hướng mà chúng ta cần lựa chọn để chọn giống chất lượng cao. Ngoài ra, quả có thịt quả mềm mịn cũng được lựa chọn.

Qua bảng 4.16 chúng ta thấy thấy hầu hết các tổ hợp lai đều có thịt quả chắc mịn, chỉ có tổ hợp lai T11 có đặc điểm thịt quả là thô sượng. Giống HT7 có đặc điềm là Chắc mịn.

4.2.2.3 Độ ướt thịt quả

Độ ướt thịt quả cũng là một chỉ tiêu để xác định độ chắc quả. Để đánh giá chỉ tiêu này chúng tôi tiến hành cắt ngang quả, quan sát bề mặt của lát cắt và tiến hành đánh giá theo các mức độ: rất ướt, ướt, khô nhẹ, khô.

Vụ sớm thu đông: qua kết quả thu được ở bảng 4.16 ta thấy hầu hết các tổ hợp lai đều có thịt quả ướt hoặc khô nhẹ rất phù hợp cho ăn tươi và chế biến. Giống đối chứng HT7 có dạng ướt nhẹ.

Bảng 4.16. Một số chỉ tiêu về phẩm chất quả của các THL cà chua vụ sớm thu đông 2011

STT THL Độ dày thịt

quả (cm) Brix Độ ướt Khẩu Vị

Hương vị

Độ chắc thịt quả

1 T11 0.76 4.82 Khô nhẹ Ngọt dịu có Thô sượng

2 T12 0.61 4.32 Ướt nhẹ Chua dịu có Chắc mịn

3 T13 0.64 3.92 Ướt nhẹ Chua dịu có Chắc mịn

4 T14 0.61 4.28 Ướt nhẹ Nhạt Có Chắc mịn

5 T15 0.74 4.50 Ướt nhẹ Ngọt dịu có Chắc mịn

6 T16 0.64 4.54 Ướt nhẹ Chua dịu có Chắc mịn

7 T17 0.71 3.67 Ướt nhẹ Nhạt có Chắc mịn

8 T18 0.66 4.36 Ướt nhẹ Chua dịu Có Chắc mịn

9 T19 0.71 4.32 Ướt nhẹ Ngọt có Chắc mịn

10 T20 0.76 3.34 Ướt nhẹ Ngọt dịu Có Chắc mịn

11 T21 0.71 4.77 Khô nhẹ Chua dịu có Chắc mịn

12 HT7(ĐC) 0.60 4.25 Ướt nhẹ Ngọt dịu có Chắc mịn

4.2.2.4. Khẩu vị

Khẩu vị được đánh giá theo cảm quan ăn tươi, được chia thành các mức : Ngọt đậm, ngọt, ngọt dịu, nhạt, chua nhẹ, chua, rất chua. Qua phân tích và đánh giá thì : các tổ hợp lai có khẩu vị từ chua dịu, nhạt và ngọt dịu. Giống đối chứng HT7 có khẩu vị ngọt dịu. Ngọt dịu là chỉ tiêu mà ít giống cà chua quả to nào có thể đạt được.

4.2.2.5. Hương vị

Hương vị quả cà chua thường đặc trưng cho từng giống. Nó được tạo nên bởi chất thơm trong quả (các hợp chất Cis-3-haxanol; 2-isobutythijob b-ionl là các nhân tố quyết định chính tới hương vị cà chua). Cũng như khẩu vị thì hương

vị cũng được đánh giá theo cảm quan và chia thành các mức: hương đậm, có hương, không rõ, hăng ngái.

Theo bảng 4.16 thì các tổ hợp lai đều có hượng vị. Không có tổ hợp lai nào có hương đậm. Giống đối chứng HT7 có hương đặc trưng.

4.2.2.6 Độ Brix

Độ Brix là chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả thông qua hàm lượng chất tan trong dịch quả. Quả có độ brix cao có độ ngọt và hàm lượng chất khô cao.

Vụ sớm thu đông: qua phân tích chúng tôi nhận thấy đa số các tổ hợp lai có độ Brix nằm trong khoảng 3,34 (T20) – 4,82 (T11), và giồng đối chứng HT7 Brix đạt 4,25

4.2.2.7 Tỉ lệ quả nứt

Quả nứt làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như phẩm chất của sản phẩm. Quả nứt chủ yếu là do điều kiện canh tác (chế độ tưới tiêu, bón phân…) và do tác động của ngoại cảnh (nhiệt độ, lượng mưa…). Nghiên cứu tỉ lệ quả nứt giúp ta có các chế độ chăm sóc cũng như bố trí thời vụ sao cho hợp lí để giảm đến mức thấp nhất tỉ lệ quả nứt.

Vụ sớm thu đông: Qua theo dõi chúng tôi nhận thấy tổ hợp lai T19 bị nứt quả rất nặng, các vết nứt dạng hình vòng nằm trên vai quả. Tổ hợp lai T30 có suất hiện các vết nứt dọc quả nhưng chỉ ở mức độ thấp. Giống đối chứng HT7 và các tổ hợp lai khác không bị nứt quả.

Phần 5:

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)