TLNVR (%) của các THL cà chua vụ xuân hè 2012

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 (Trang 64 - 67)

Thời gian theo dõi

Lần I (19/4) Lần II (26/4) Lần III (3/5) STT THL Nhẹ Nặng Nhẹ Nặng Nhẹ Nặng 1 T11 0,00 0,00 1,67 0,00 1,67 0,00 2 T12 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 T14 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 4 T28 0,00 0,00 1,67 0,00 1,67 0,00 5 T18 0,00 0,00 3,33 0,00 3,33 0,00 6 T21 3,33 3,33 0,00 0,00 0,00 0,00 7 T15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 8 T8 1,67 0,00 1,67 0,00 3,33 0,00 9 T19 0,00 0,00 6,67 0,00 0,00 0,00 10 T25 0,00 1,67 1,67 0,00 1,67 0,00 11 T24 1,67 0,00 1,67 0,00 0,00 0,00 12 T16 1,67 0,00 1,67 0,00 0,00 0,00 13 HT7 (ĐC) 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00

4.1.5.2 Tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh khác

Trong điều kiện vụ sớm thu đông ở nước ta thì ngoài bệnh virus cà chua còn bị nhiều loài sâu, bệnh khác phá hại. Ở giai đoạn cây con mới trồng ra ruộng, do thân cây non mềm nên trở thành món ăn ưa thích của sâu xám, chúng thường cắn đứt ngang thân gây chết cây. Giai đoạn sau đó có sự xuất hiện của sâu khoang, chúng cắn ngang thân, ngọn làm cây không sinh trưởng được. Ngoài các loại sâu bệnh hại đó còn xuất hiện một số loại sâu bệnh hại khác như bọ rùa, sâu xanh… Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng biện pháp thủ công là bắt sâu bằng tay tuy nhiên biện pháp này chưa mang lại hiệu quả cao. Trong giai đoạn sau do gặp thời tiết bất thuận như nóng ẩm kết hợp mưa nhiều do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh phát triển như đốm

đen, đốm nâu đặc biệt là bệnh sương mai phát triển mạnh trên cả thân lá và quả gây ảnh hưởng lớn đến năng suất của hầu hết các tổ hợp lai.

Ở vụ xuân hè giai đoạn đầu sau trồng bị sâu xám phá hoại rất nhiều chúng tôi đã tiến hành bất thủ công nhưng không hiếu quả. Đến giai đoạn hình thành quả và quả chín thì có sự xuất hiện của sâu đục quả, gây hại nặng nề cho quả dẫn đến thối hỏng, làm giảm năng suất và chất lượng quả. Ngoài ra còn bị bệnh nấm cháy lá đã làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của quả.

4.1.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất là những chỉ tiêu giúp cho chúng ta có thể đánh giá một cách hoàn thiện hơn khả năng thích ứng của giống đối với điều kiện ngoại cảnh bên cạnh các chỉ tiêu về sinh trưởng. Ngoài ra cùng với chất lượng quả năng suất là một trong 2 yếu tố quan trọng hàng đầu mà các nhà sản xuất quan tâm trong việc quyết định có đưa giống vào sản xuất hay không. Năng suất của cây cà chua được kiểm soát bởi đặc trưng di truyền của giống và chịu tác động của các điều kiện ngoại cảnh, chế độ dinh dưỡng cũng như biện pháp kỹ thuật canh tác.

4.1.6.1 Tỉ lệ đậu quả

Tỷ lệ đậu quả là yếu tố quyết định đến năng suất của các giống cà chua. Các giống cà chua khác nhau thì có tỷ lệ đậu quả khác nhau. Cây cà chua trồng ở các điều kiện khí hậu, thời vụ khác nhau thì có tỷ lệ đậu quả khác nhau. Tỷ lệ đậu quả của từng giống không chỉ là đặc điểm di truyền của từng giống mà còn phụ thuộc rất chặt chẽ vào điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng…. Theo Trần Khắc thi, Trần Ngọc Hùng (1999), nhiệt độ cao hơn 270C kéo dài cũng làm hạn chế sinh trưởng, ra hoa và đậu quả của cà chua [21]. Nếu ẩm độ quá cao vào thời kỳ ra hoa thì hạt phấn hút nhiều nước trương lên và bao phấn nứt ra, thụ phấn thụ tinh gặp khó khăn dẫn đến tỷ lệ đậu quả giảm. Các tế bào phôi và hạt phấn sẽ bị huỷ hoại khi nhiệt độ ban ngày cao hơn 380C. Nếu ban đêm nhiệt độ cao hơn 210C thì khả năng đậu quả cũng giảm.

Chúng tôi tiến hành theo dõi tỉ lệ đậu quả ở 5 chùm hoa đầu của 6 cây, đây là những chùm quả đóng góp lớn tạo nên năng suất cây, và tính tỉ lệ đậu quả trung bình của từng tổ hợp lai. Kết quả được trình bày ở bảng 4.11 và bảng 4.12

Vụ sớm thu đông: qua bảng số liệu ta thấy tỉ lệ đậu quả của các tổ hợp lai tương đối cao và đồng đều, dao động trong khoảng (68,39 – 77,52 %). Tỉ lệ đậu quả cao là các tổ hợp: T21, T16 (76,55 – 77,52 %), các tổ hợp lai có tỉ lệ đậu quả thấp là: T20, T14 (68,39 – 68,47 %). Giống đối chứng có tỉ lệ đậu quả trung bình tương đối cao: 77,15%.

Xắc suất chấp nhận đối thuyết H1 của H0 là 0.000 do cậy các THL khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.

Ở mức ỹ nghĩa 95 % tất cả cấc THL nghiên cứu đều có sự sai khác với giống ở không có ỹ nghĩa.

Sai số thí nghiệm CV = 5,8 % có thế nói thí nghiệm có độ chính xác cao. Vụ xuân hè: qua bảng 4.12 ta thấy tỉ lệ đậu quả của các tổ hợp lai dao động trong khoảng (29,44 – 53,90 %). Tỉ lệ đậu quả cao là các tổ hợp: T11, T21 (47,90 – 53,90 %), các tổ hợp lai có tỉ lệ đậu quả thấp là: T18, T24 (29,44 – 35,72 %). Giống đối chứng có tỉ lệ đậu quả trung bình 48,87%.

Xắc suất chấp nhận đối thuyết H1 của H0 là 0.000 do cậy các THL khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.

Cũng như ở vụ trước ở vụ này ở mức ỹ nghĩa 95 % tất cả cấc THL nghiên cứu đều có sự sai khác với giống ở không có ỹ nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 (Trang 64 - 67)