Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 (Trang 45 - 49)

Quá trình sinh trưởng của cây cà chua lần lượt trải qua các thời kỳ khác nhau. Tốc độ sinh trưởng của thời kỳ trước ảnh hưởng đến các thời kỳ sau. Ở mỗi thời kỳ sinh trưởng, cây đều phải chịu tác động của nhiều yếu tố như đặc tính của giống, điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật canh tác...Vì vậy, việc xác định thời gian sinh trưởng của các mẫu giống là rất quan trọng, giúp chúng ta chủ động trong việc điều khiển sinh trưởng phát triển của cây theo hướng có lợi cho con người mà không ảnh hưởng xấu đến cây. Mặt khác, nắm được thời gian sinh trưởng của các mẫu giống chúng ta có thể dự đoán thời gian thu hoạch, sắp xếp các giống thích hợp với thời vụ gieo trồng; cơ cấu luân canh cây trồng nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất.

Phục vụ mục đích trên tôi tiến hành nghiên cứu thời gian sinh trưởng của cây qua các giai đoạn khác nhau của 12 tổ hợp lai và giống cà chua vụ sớm thu đông và 13 tổ hợp lai và giống cà chua vụ xuân hè. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1 và bảng 4.2

Bảng 4.1. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua vụ thu đông 2011

Thời gian từ trồng đến ... (ngày)

STT THL Ra hoa Đậu quả Bắt đầu chín

1 T11 30,00 40,00 72,33 2 T12 32,67 38,00 74,00 3 T13 32,67 40,67 73,33 4 T14 32,00 42,00 81,00 5 T15 32,67 42,00 77,33 6 T16 37,00 43,67 82,67 7 T17 32,67 42,00 80,00 8 T18 35,00 40,67 81,00 9 T19 30,00 40,67 72,67 10 T20 42,00 48,33 96,67 11 T21 31,00 42,00 74,00 12 HT7 (ĐC) 28,00 34,67 68,67

Bảng 4.2. Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của các THL cà chua vụ xuân hè 2012

Thời gian từ trồng đến ... (ngày)

STT THL Ra hoa Đậu quả Bắt đầu chín

1 T11 21,33 27,67 54,33 2 T12 24,00 30,33 56,33 3 T14 23,33 33,00 56,67 4 T28 25,33 35,00 61,33 5 T18 24,00 33,67 61,67 6 T21 21,67 29,00 55,33 7 T15 24,67 31,00 57,33 8 T8 23,33 32,67 58,67 9 T19 21,33 29,33 56,33 10 T25 21,33 27,00 52,33 11 T24 25,00 32,33 59,33 12 T16 24,33 30,33 56,67 13 HT7 (ĐC) 17,67 25,00 51,67

4.1.1.1 Thời gian từ trồng đến ra hoa

Thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa là thời kỳ sinh trưởng rất quan trọng với cây trồng. Nó đánh dấu bước chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Trong giai đoạn này cây tích luỹ rất nhiều dinh dưỡng để chuẩn bị cho việc ra hoa đậu quả.

Thời gian này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống và sự tác động tương đối của điều kiện ngoại cảnh. Căn cứ vào độ dài của thời gian từ trồng đến ra hoa người ta có thể xác định được tính chín sớm hay muộn sinh học của giống. Chính vì vậy, ngoài các yếu tố di truyền tác động, chúng ta cần có biện pháp chăm sóc cây hợp lý, bón phân cân đối, đầy đủ, và đặc biệt là cung cấp đầy đủ nước cho cây.

Vụ sớm thu đông: là vụ không thuận lợi lắm cho sự hình thành hoa do điều kiện thuận lợi nhất đảm bảo cho sự phân hóa mầm hoa là 150C , nhiệt độ ban ngày từ 20 – 250C , độ ẩm đất 65 – 70% , độ ẩm không khí 55 – 65% thì vụ sớm đã không đáp ứng được nên cây ra hoa dài hơn cây chính vụ.

Qua kết quả theo dõi cho thấy thời gian từ trồng đến ra hoa của các tổ hợp lai dao động trong khoảng từ 30 – 42 ngày. Các tổ hợp lai ra hoa sớm như T11, T19, T21 (vào 30 – 31 ngày sau trồng). Tổ hợp lai ra hoa muộn là T20 (42 ngày sau trồng). Giống đối chứng HT7 có thời gian từ trồng đến ra hoa khá sớm (28 ngày sau trồng). Các tổ hợp lai có thời gian ra hoa chậm bởi do thời gian đầu trồng gặp điều kiện bất thuận nên cây sinh trưởng và phát triển chậm lại.

Vụ xuân hè: kết quả theo dõi cho thấy khoảng thời gian thời gian từ trồng đến ra hoa của các tổ hợp lai dao động từ 21,33 – 25,33 ngày. Các tổ hợp lai ra hoa sớm như T11, T19, T25 (21,33 ngày sau trồng). Các tổ hợp lai ra hoa muộn là T28, T24 (vào 25 – 25,33 ngày sau trồng). Giống đối chứng HT7 có thời gian từ trồng đến ra hoa tương đối sớm, sớm hơn các tổ hợp lai (17,67 ngày sau trồng). Nhìn chung hầu hết các tổ hợp lai được đánh giá là ra hoa sớm và rất sớm.

4.1.1.2 Thời gian từ trồng đến đậu quả

Khi tắt hoa, đậu quả thì các điều kiện của môi trường ảnh hưởng rất rõ rệt tới cây cà chua. Khi thay đổi nhiệt độ đột ngột hay các điều kiện môi trường thay đổi ảnh

hưởng rất lớn tới tỷ lệ đậu quả. Ngoài ra, đặc điểm di truyền của giống là yếu tố quan trọng quyết định khả năng đậu quả của cây. Khoảng thời gian này được tính từ khi có 70 – 80% số cây trên ô đậu quả ở chùm 1 và chùm 2. Khả năng đậu quả là chỉ tiêu đánh giá khả năng thích ứng của giống trong các điều kiện khác nhau.Vì vậy, nghiên cứu đặc tính này của cây, giúp chúng ta xác định được thời gian đậu quả thích hợp của từng giống, mang lại hiệu quả cao nhất.

Cây cà chua là cây tự thụ phấn điển hình. Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi, nó có tỷ lệ giao phấn từ 2 – 4 %. Theo Kuo và cs (1998), sự thụ phấn có thể kéo dài 2 – 3 ngày trước khi hoa nở cho đến 3 – 4 ngày sau khi hoa nở. Thời gian từ trồng đến ra hoa và từ trồng đến đậu quả có tương quan chặt chẽ với nhau, tổ hợp nào ra hoa sớm thì đậu quả sớm và ngược lại. Trong thời gian cây ra hoa, nếu gặp nhiệt độ cao thì hoa sẽ bị dị hình: đầu nhuỵ vươn dài, hạt phấn bị khô, tỷ lệ hạt hữu dục thấp, ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây.

Vụ sớm thu đông: qua bảng số liệu 4.1. ta thấy thời gian từ trồng đến ra hoa và từ trồng đến đậu quả có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tổ hợp nào ra hoa sớm thì sẽ đậu quả sớm và ngược lại. Giai đoạn này có thời gian dao động trong khoảng 38 – 48,33 ngày. Trong đó ngắn ngày nhất là tổ hợp như T12, (38 ngày), tổ hợp lai có khoảng thời gian này dài nhất là T20 (48,33 ngày). Giống đối chứng HT7 có thời gian từ trồng đến đậu quả tương đối ngắn, có thời gian ngắn hơn các tổ hợp lai nghiên cứu (34,67ngày).

Vụ xuân hè: kết quả theo dõi qua bảng số liệu 4.2 cho thấy khoảng thời gian thời gian từ trồng đến đậu quả của các tổ hợp lai dao động từ 27 – 35 ngày. Trong đó ngắn ngày nhất là các tổ hợp như T11, T25 (27 –27,67 ngày), các tổ hợp lai có khoảng thời gian này dài nhất là T28, 18 (33,67 – 35 ngày). Giống đối chứng HT7 có thời gian từ trồng đến đậu quả tương đối ngắn (25 ngày).

4.1.1.3 Thời gian từ trồng đến khi quả bắt đầu chín

Sau khi đậu quả, cây tập trung các chất dinh dưỡng để nuôi quả, quá trình lớn lên của quả diễn ra mạnh mẽ. Quả không ngừng biến đổi về sinh lý, sinh hóa, kích thước biến đổi và đạt đến mức tối đa( theo đặc điểm của từng giống, phụ thuộc vào đặc điểm di truyền) và bước sang giai đoạn chín của quả.

Ở giai đoạn chín trong quả cà chua diễn ra quá trình biến đổi các hợp chất hữu cơ và tạo ra các hợp chất đặc trưng cho từng giống. Sự bắt đầu chín thể hiện qua màu sắc quả. Màu sắc quả do hai yếu tố: Lycopen và Carotene quyết định. Lycopen là sắc tố chính để tạo cho quả cà chua có màu đỏ. Những giống cà chua màu vàng là do sắc tố Carotene quyết định. Chính vì thế mà quả cà chua có màu vàng thì lượng provitamin A cao gấp 8 -10 lần quả có màu đỏ. Nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều sẽ thúc đẩy quá trình chín của quả diễn ra nhanh, mạnh hơn và tập trung hơn.

Vụ sớm thu đông: qua bảng số liệu ta thấy thời gian từ trồng đến quả bắt đầu chín thường biến động trong khoảng 72,33 – 96,67 ngày . Một số tổ hợp lai chín sớm hơn T11, T19 (72,33 – 72,67 ngày), tổ hợp lai lại chin muộn T20 (96,67 ngày). Giống đối chứng HT7 chín rất sớm (68,67 ngày).

Vụ xuân hè: kết quả theo dõi cho thấy khoảng thời gian thời gian từ trồng đếnquả bắt đầu chín thường biến động trong khoảng 52,33 – 61,67 ngày . Một số tổ hợp lai chín sớm hơn T11, T25 (52,33 – 54,33 ngày), một số tổ hợp lai lại chín muộn như: T28, T18 (61,33 – 61,67 ngày). Giống đối chứng HT7 chín rất sơm, sớm hơn các tổ hợp lai nghiên cứu ( 51,67 ngày).

Một phần của tài liệu Luận văn so sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)