Thuận lợi và khó khăn về môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH sản PHẨM tại xí NGHIỆP đầu tư và PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG (Trang 41)

và phát triển Du lịch Sông Hồng.

* Thuận lợi:

- Sản phẩm của Xí nghiệp có sự phân hoá cao so với sản phẩm của các công ty lữ hành khác ở Hà Nội, sự phân biệt này tồn tại trong phương thức vận chuyển của Xí nghiệp. Ngoài ra, các điểm dừng trong các tour du lịch của Xí nghiệp đều rất khác biệt và độc đáo

- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Xí nghiệp là không có vì Xí nghiệp là đơn vị duy nhất trên địa bàn Hà Nội tổ chức các chương trình du lịch tham quan dọc hai bờ sông Hồng

- Xí nghiệp Đầu tư và Phát triển Du lịch Sông Hồng có đơn vị chủ quản là Công ty TNHHNN Một thành viên Thăng Long GTC trực thuộc Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Sở Du lịch Hà Nội, do đó Xí nghiệp có rất nhiều lợi thế trong hoạt động kinh doanh, cụ thể :

+ Là đơn vị trực thuộc Tổng công ty lớn bao gồm nhiều liên doanh với nước ngoài, khi quảng bá cho thương hiệu của minh, Công ty thường kết hợp quảng cáo cho các sản phẩm của Xí nghiệp

+ Chịu sự quản lý của Sở Du lịch Hà Nội nên mọi hoạt động xúc tiến du lịch Hà Nội đều góp phần quảng bá hình ảnh của Xí nghiệp:. Các Website của Sở Du lịch cũng luôn có thông tin về hình ảnh và địa chỉ của Xí nghiệp. Ngoài ra, trong việc

quảng cáo và thông tin cho khách du lịch về các địa điểm du lịch tại Việt Nam, tai Hà Nội, Sở cũng luôn dành cơ hội cho Xí nghiệp được quảng cáo sản phẩm của mình. Sở Du lịch còn đặc biệt quan tâm cho Xí nghiệp phát các tờ rơi, tờ gấp tại các kiốt thông tin du lịch đặt tại khu vực Hồ Gươm, phố cổ, các đường phố lớn của Thủ đô đó là các vị trí thuận lợi để tiếp xúc với khách hàng và chào bán các chương trình du lịch của Xí nghiệp.

+ Xí nghiệp có hệ thống các đại lý chuyên phân phối và xúc tiến du lịch đặt tại các tuyến phố cổ nơi du khách tham quan Hà Nội thường xuyên qua lại, là các: Công ty Du lịch Tre Xanh có trụ sở số 2 Đường Thành, Saigontourist trụ sở tại 55B Phan Chu Trinh, Du lịch Miền Á Đông trụ sở 33B Phạm Ngũ Lão…

*Khó khăn:

Bên cạnh những thuận lợi nói trên, Xí nghiệp cũng gặp phải không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh của mình:

+ Do sản phẩm của Xí nghiệp là các chương trình du lịch bằng đường thuỷ dọc Sông Hồng vì vậy mà hoạt động kinh doanh phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Đặc biệt, hoạt động kinh doanh gặp khó khăn vào mùa nước cạn cũng như mùa nước lũ, khi nước cạn các tàu rất dễ mắc cạn còn khi nước lớn lại không đảm bảo an toàn cho du khách. Điều này dễ dàng lý giải cho tính mùa vụ cao của sản phẩm du lịch của Xí nghiệp.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn: riêng tàu Sông Hồng 5 là được trang bị máy lạnh trên tàu, còn lại tàu Thăng Long 18 và Thăng Long 333 đều chưa được trang bị máy lạnh trên tàu, vào mùa hè khi thời tiết oi bức không khí trên tàu nóng bức gây khó khăn cho hoạt động của khách và sự phục vụ của nhân viên trên tàu

+ Nguồn nhân lực có vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, nhất là đối với doanh nghiệp du lịch. Bộ phận Marketing là bộ phận rất

quan trọng trong một doanh nghiệp du lịch. Tuy nhiên, Xí nghiệp lại chưa có bộ phận Marketing riêng biệt, nhân viên Phòng kinh doanh đảm nhận tất cả công việc hướng dẫn viên, tiếp tân, bán vé, và nhiệm vụ Marketing nên hiệu quả của hoạt động Marketing không cao

2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA XN ĐT&PT DU LỊCH SÔNG HỒNG

Bảng 2. Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp năm 2005, 2006, 2007

Các Chỉ Tiêu Năm 2005 ( 1000 đ) Năm 2006 (1000 đ) Năm 2007 ( 1000 đ) Năm 2006/ 2005 ( % ) Năm 2007/ 2006 ( % ) 1.Tổng doanh thu 2.050.600 2.163.200 2.805.000 105,5 129,7 Trong đó: - DT ăn uống 110.000 143.200 186.900 130,18 130,52 + Tỷ trọng 5,36 6,62 6,66 - DT hàng hoá 40.000 40.800 53.300 102 130,64 + Tỷ trọng 1,95 1,89 1,9 - DT cho thuê nhà 487.600 510.000 652.800 104,6 128

+ Tỷ trọng 23,78 23,58 23,27 - DT cước khách thuỷ 1.253.000 1.302.200 1.797.000 103,93 138 + Tỷ trọng 61,1 60,2 64,6 - DT khác 160.000 167.000 115.000 104,4 68,86 + Tỷ trọng 7,8 7,72 4,1 2. Tổng Chi Phí 2.007.700 1.969.700 2.383.300 98,1 121 Tỷ suất chi phí 97,9 91,05 84,97 93 93,3

( Nguồn: Xí nghiệp Đầu tư & Phát triển Du Lịch Sông Hồng )

* Nhận xét

Qua bảng kết quả kinh doanh trong 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy kết quả kinh doanh của Xí nghiệp Đầu tư & Phát triển Du lịch sông Hồng tương đối tốt. Biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể:

- Tổng doanh thu tăng qua các năm:

+ Tổng doanh thu năm 2006 tăng 5,5 % so với năm 2005 + Tổng doanh thu năm 2007 tăng 29,7% so với năm 2006

Sở dĩ có sự đột phá này là do năm 2007 có sự thay đổi lớn đối với Xí nghiệp, Giám đốc Lê Thắng sau khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Xí nghiệp đã có sự cải biến hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp theo hướng chú trọng vào chất lượng sản phẩm để thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của khách.

Trong đó:

+ Doanh thu ăn uống tăng đều năm sau cao hơn năm trước hơn 30%. Tỷ trọng của doanh thu ăn uống trong cơ cấu doanh thu cũng tăng đều

+ Doanh thu cước khách thuỷ tăng mạnh trong năm 2007, năm 2007 so với năm 2006 tăng 38 %. Sự tăng mạnh này là do năm 2007 Xí nghiệp đầu tư cho hoạt động quảng cáo các sản phẩm của Xi nghiệp trên các phương tiện truyền thông

khiến số khách đến đăng ký mua chương trình “ Một ngày trên sông Hồng” tăng rõ rệt

- Tỷ suất chi phí giảm dần qua các năm, điều này thể hiện hiệu quả của hoạt động kinh doanh ngày càng tăng, cụ thể: Tỷ suất chi phí của năm sau so với năm trước giảm khoảng 7 %

- Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh ta cũng thấy:

+ Tuy tổng chi phí năm 2007 so với năm 2006 tăng 21% nhưng tỷ suất chi phí lại giảm 6,7 % nghĩa là hoạt động kinh doanh vẫn có hiệu quả

+ Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu ăn uống chiếm tỷ trọng ngày càng cao do khách du lịch ngày càng chú trọng đến chất lượng của bữa ăn trong khi đi du lịch + Doanh thu từ các dịch vụ khác có xu hướng giảm ( năm 2007 so với năm 2006 giảm 31 % ) do một số năm trước Xí nghiệp còn là đại lý bán vé cho các công ty lữ hành khác, từ năm 2007 Xí nghiệp tập trung vào các sản phẩm du lịch “ Một ngày trên sông Hồng”

2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG

2.2.1 Thực trạng quy trình hình thành và phát triển sản phẩm mới tại Xí nghiệp

2.1.1.1 Sản phẩm hiện tại

Tại Xí nghiệp, các chương trình du lịch gần như là cố định về tuyến điểm, lịch trình, thời gian thực hịên. Với 8 chương trình như đã nêu trên, đều là các chương trình thực hiện trong ngày có lịch trình cụ thể từ 7h30 đến 16h30 các ngày. Khoảng thời gian này rất phù hợp với đối tượng khách là dân cư trên địa bàn Hà nội, bởi họ không phải nên kế hoạch quá nhiều cho một chuyến du lịch cuối

tuần.

8 chương trình là 8 lựa chọn khác nhau thì chương trình được khách du lịch thường xuyên lựa chọn là chương trình 1,2

-Tour 1: Hà nội - Đền Dầm - Đền Đại Lộ(Hà Tây) - Đền Chử Đồng Tử(Hưng Yên) - Làng Gốm Bát Tràng – Hà Nội

Giá vé 210.000đ/khách

-Tour 2 : Hà Nội - Đình Vạn Phúc - Chùa Vạn Phúc – Làng Gốm Bát Tràng - Hà Nội

Gía vé 190.000đ/khách

Lý do là hai chương trình này có gắn với điểm đến Bát tràng_một làng nghề cổ truyền đã có từ hơn 5 thế kỷ trước, đến đây du khách có thể tham quan và lựa chọn cho mình những đồ gốm sứ đẹp mắt được làm từ bàn tay của người thợ thủ công lành nghề. Một lý do khác là chương trình cũng gắn với điểm đến Đền Dầm_nơi thờ Mẫu Thoải một trong ba vị Thánh Mẫu trong văn hoá thờ Mẫu của người dân Việt Nam ( Mẫu Thượng Thiên (Mẫu Liễu Hạnh)_Mẫu Thượng Ngàn_Mẫu Thoải (Mẫu Thuỷ)), và điểm đến Đền thờ Tình Yêu_thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung một trong 4 vị Tứ Bất Tử trong văn hoá của người Việt Nam. Hai điểm đến này thích hợp với những du khách thích tham quan tìm hiểu văn hoá, tham gia lễ hội. Như vậy chương trình 1 và 2 vừa thoả mãn nhu cầu tham quan tìm hiểu văn hoá và nhu cầu mua sắm

Với các chương trình còn lại, do các điểm đến cách xa bờ sông Hồng, bởi vậy phải kết hợp với các phương tiện đường bộ khác là ô tô và xe đạp.

Các chương trình 3,4,5

-Tour 3 : Hà Nội - Đền Gióng – Chùa Kién Sơ - Đền Đô (Bắc Ninh) – Hà Nội

-Tour 4 : Hà Nội - Lăng Kinh Dương Vương – Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) – Làng Tranh Đông Hồ - Hà Nội

-Tour 5 : Hà Nội – Chùa Chuông (Hưng Yên) - Đền Mẫu - Đền Thiên Hậu – Văn Miếu – Hà Nội

Khi tới bến sông Hồng ô tô sẽ đón du khách tới các điểm tiếp theo. Các chương trình 6,7,8

-Tour 6 : Về Thăm Làng Quê Kinh Bắc : Hà Nội – Lăng Kinh Dương Vương – Chùa Dâu – Làng Tranh Đông Hồ - Hà Nội

-Tour 7 : Trở Lại Sông Hồng ( kết hợp tàu thuỷ và xe đạp) : Hà Nội - Phà Dương Quý (Thăm ngôi nhà 300 tuổi) - Đền Thờ Tình Yêu (đền Chử Đồng Tử) – Làng Gốm Bát Tràng – Hà Nội

-Tour 8 : Thăm Làng Quê Việt: Hà Nội – Đình Vạn Phúc – Làng Nghề Mây Tre Đan – Nhà Thờ Đức Thánh Lê Tuỳ - Hà Nội

Khi tới bến sông Hồng, du khách tiếp tục tham quan làng quê Bắc bộ bằng xe đạp. Với chương trình 6,7,8 Xí nghiệp nhằm vào đối tượng khách là những người trẻ và khách du lịch nước ngoài đến Việt nam thích thưởng ngoạn vẻ đẹp của những làng quê ven sông Hồng. Các chương trình 6,7,8 hiện tại ít được thực hiện bởi nhiều lý do, trong đó lý do ảnh hưởng nhiều nhất là công tác quảng cáo và xúc tiến bán tới khách hàng mục tiêu còn kém.

2.1.1.2 Thực trạng quy trình hình thành và phát triển sản phẩm mới tại Xí nghiệp Về các chương trình du lịch hiện nay của Xí nghiệp ta thấy: Các chương trình du lịch mà Xí nghiệp khai thác chủ yếu dựa vào những gì sẵn có, đó là các Đình , Chùa, Đền và các làng nghề ven sông Hồng. Sự khai thác còn rất đơn giản, chỉ tập trung đưa khách đến thăm quan tại các điểm đến trong chương trình. Các dịch vụ vui chơi trên tàu chỉ gồm dịch vụ ca nhạc.

Hưởng ứng phong trào hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội Ban Giám Đốc Xí nghiệp đã lên kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

chương trình mô tả lại “Hành trình Lý Công Uẩn rời Đô từ Hoa Lư về Thăng Long” :

Tour 1: Hà Nội – Hoa Lư ( Ninh Bình ) – Hà Nội (2 ngày /1 đêm). Tour 2: Lễ rước nước từ Sông Hồng vào tượng đài Vua Lý Thái Tổ. Tour 3: Lễ rước đèn Hoa đăng

Thứ nhất: Công tác nghiên cứu thị trường khách du lịch để xây dựng chiến lược

sản phẩm mới

Để nghiên cứu thị trường du lịch Xí nghiệp căn cứ vào các câu hỏi: 5 câu hỏi W+ 1 câu hỏi H (Who? Why? What? Where? When? Và How?)

Câu hỏi Who ( Ai làm công tác nghiên cứu thị trường?)

Phòng kinh doanh của Xí nghiệp là bộ phận trực tiếp làm công tác nghiên cứu thị trường du lịch. Các nhân viên phòng kinh doanh cùng lúc đảm nhận nhiệm vụ: Hướng dẫn viên, nhân viên tiếp tân, nhân viên bán vé, nhân viên thị trường. Do quy mô của Xí nghiệp là nhỏ nên bộ phận Marketing cũng thuộc phòng kinh doanh, Xí nghiệp không có bộ phận Marketing riêng biệt nên công tác nghiên cứu thị trường chưa thực sự được thực hiện đầy đủ, đôi khi còn chưa được chú ý hoặc bỏ qua một vài khâu.

Câu hỏi Why? ( tại sao phải làm công tác nghiên cứu thị trường?)

Xí nghiệp luôn xác định việc nghiên cứu thị trường là một công việc quan trọng trong công tác hoàn thiện chính sách sản phẩm bởi Xí nghiệp nhận định nguồn lực là có hạn do vậy mà không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu đa dạng của tất cả các đối tượng khách hàng khác nhau.

Câu hỏi What? ( làm công tác nghiên cứu thị trường là làm công việc gì?)

Phòng kinh doanh đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường, việc nghiên cứu thị trường được xác định gồm: nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch, phản ứng của các nhà cung cấp. Hiện tại công việc trên không được thực hiện đầy đủ

Câu hỏi Where? (làm công tác nghiên cứu thị trường ở đâu?)

Khách hàng mục tiêu mà Xí nghiệp lựa chọn là dân cư trên địa bàn Hà nội do đó các hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán đều tập trung vào đối tượng này. Các hoạt động điều tra thăm dò ý kiến khách thường xuyên được diễn ra cuối mỗi chương trình du lịch ngay trên tàu. Ngoài ra việc tìm kiếm thông tin cho nghiên cứu thị trường còn được thực hiện qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo ,tạp chí,…

Câu hỏi When? (khi nào thì tiến hành nghiên cứu thị trường?)

Việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu tâm lý hành vi của khách du lịch được Xí nghiệp tiến hành thường xuyên.

Câu hỏi How? ( nghiên cứu thị trường bằng cách nào?)

Việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch được thực hiện chủ yếu bằng cách phát phiếu điều tra cho khách khi chương trình du lịch gần kết thúc nhằm thăm dò ý kiến của khách về các chương trình du lịch của Xí nghiệp. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả mà không tốn nhiều chi phí cho công tác nghiên cứu. Tuy nhiên, việc phát phiếu thăm dò chỉ được thực hiện với một số ít khách là trưởng đoàn hoặc người đại diện của đoàn khách. Nếu mỗi khách hàng đều nhận được một phiếu thăm dò ý kiến sau chuyến đi thì thông tin thu được từ phía khách hàng sẽ trở nên khách quan và toàn diện hơn.

+ Nghiên cứu cung du lịch:

•Các nhà cung cấp của Xí nghiệp: Các bộ phận của Xí nghiệp đảm nhận hầu hết các khâu trong một chương trình du lịch từ vận chuyển (có đội tàu), hướng dẫn viên, dịch vụ ca nhạc, dịch vụ ăn uống trên tàu nên sức ép từ phía các nhà cung cấp là tương đối thấp

của Xí nghiệp là các Đình, Chùa, Đền và các làng nghề ven sông Hồng, do vậy việc thiết lập mối quan hệ với chính quyền địa phương và dân cư sở tại là hết sức quan trọng. Hiện tại, Xí nghiệp có mối quan hệ rất tốt với ban quản lý, chính quyền địa phương tại các Đình, Chùa, Đền mà Xí nghiệp khai thác trong chương trình du lịch. Việc thiết lập mối quan hệ này dựa trên mối quan hệ “cùng có lợi”. Xí nghiệp đưa du khách tham quan tại các địa phương, du khách tham quan và mua sắm các sản phẩm thủ công của địa phương, như vậy đã góp phần phát triển kinh tế địa phương. Mặt khác, địa phương cũng cần tạo điều kiện để Xí nghiệp khai thác hiệu quả các điểm đến trong chương trình du lịch, tại một số nơi như Đình, Chùa Mai Lâm ( Hà nội), Ban quản lý chùa đã thành lập 1 nhóm gồm các vị cao tuổi trong làng để giới thiệu với du khách về lịch sử hình thành và những nét văn hoá đặc trưng của các đình, chùa nơi đây. Điều này một mặt thể hiện mối quan hệ giữa Xí nghiệp với chính quyền địa phương là rất tốt, mặt khác cũng thể hiện sự hiếu khách của người dân địa phương đối với du khách, tăng thêm ấn tượng tốt đẹp của du khách với các điểm đến trong chương trình

+ Nghiên cứu cầu du lịch

Như đã nói ở trên, việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng của khách du lịch chủ yếu qua các phiếu điều tra cuối mỗi chuyến du lịch

Nội dung của phiếu thăm dò tương đối đầy đủ gồm các phần:

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH sản PHẨM tại xí NGHIỆP đầu tư và PHÁT TRIỂN DU LỊCH SÔNG HỒNG (Trang 41)

w