Điều kiện thanh toán:

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng thuê tàu (Trang 72 - 73)

I. Mối liên hệ giữa hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng vận tả

8.Điều kiện thanh toán:

Trong giao dịch hiện nay các hợp đồng mua bán thường quy định phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ do phương thức thanh toán này đảm bảo lợi ích của cả người bán và người mua với ngân hàng là trung gian - người bán phải trả tiền cho người mua khi người mua đã giao hàng theo đúng hợp đồng (theo đúng quy định trong tín dụng thư). Theo phương thức thanh toán này, người bán phải xuất trình bộ chứng từ hợp lệ tới ngân hàng mở tín dụng thư hoặc ngân hàng chiết khấu để được thanh toán.

Với chức năng là chứng từ sở hữu hàng hoá, vận đơn đường biển luôn là chứng từ quan trọng nhất trong bộ chứng từ thanh toán. Trong hợp đồng mua bán (cụ thể là trong thư tín dụng) thường yêu cầu một vận đơn sạch, đã xếp hàng lên tàu - bằng chứng hiển nhiên của việc xếp hàng tốt. Vận đơn sạch hay vận đơn hoàn hảo (Clean Bill of Lading) là vận đơn mà trên đó không có những ghi chú, những nhận xét hoặc những bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hoá. Trên vận đơn phải ghi rõ “Đã xếp hàng” (“(Shipped/Laden) on Board”) để chứng minh cho việc đã xếp hàng. Nếu trên vận đơn ghi “Nhận để xếp” (Received for shipment / Taken in charge) thì khi ký vận đơn, thuyền trưởng phải ghi rõ “Đã xếp hàng lên tàu ngày... tháng... năm...). Ví dụ: “(Shipped/Laden) on Board 10 May 2003”.

Hợp đồng mua bán cũng thường quy định người bán phải xuất trình vận đơn theo lệnh (To Order Bill of Lading). Vận đơn theo lệnh có đặc điểm là có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu. Trên vận đơn theo lệnh có thể ghi rõ theo lệnh của người gửi hàng, của người nhận hàng, của Ngân hàng. Nếu không ghi rõ theo lệnh của ai thì hiểu là theo lệnh của người gửi hàng. Tuy nhiên, do người mua luôn muốn khống chế được hàng hoá, chủ

động trong việc nhận hàng nên trong hợp đồng mua bán nên quy định vận đơn theo lệnh của người nhận hàng. Trường hợp thanh toán bằng thư tín dụng, do người mua vay tiền của Ngân hàng để mua hàng, Ngân hàng luôn muốn khống chế hàng hoá bằng cách yêu cầu hợp đồng mua bán quy định rõ một vận đơn theo lệnh của Ngân hàng có ký hậu. Để nhận được hàng người mua phải có ký hậu chuyển nhượng của Ngân hàng vào vận đơn.

Các nội dung khác thể hiện trên vận đơn như mô tả hàng hoá, người gửi hàng, người nhận hàng, cảng xếp/dỡ... phải hoàn toàn phù hợp với các quy định trong hợp đồng mua bán (phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng được mở theo quy định của hợp đồng mua bán). Một số điều khoản quan trọng của thư tín dụng như mô tả hàng hoá, chuyển tải, thời hạn giao hàng, thời hạn xuất trình chứng từ, thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cần được các bên của hợp đồng mua bán thoả thuận cụ thể vì sau này nó sẽ là cơ sở quyết định để người giành được quyền vận tải ký kết hợp đồng thuê tàu với chủ tàu.

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng thuê tàu (Trang 72 - 73)