3 Các nội dung chủ hàng cần lưu ý:

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng thuê tàu (Trang 57 - 62)

IV. Vận đơn đường biển và các loại chứng từ khác

1. 3 Các nội dung chủ hàng cần lưu ý:

a) Trách nhiệm của người chuyên chở:

Điều 3 Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển ký tại Brussels ngày 25/8/1924 (hay còn gọi là Quy tắc Hague) quy định người chuyên chở có ba trách nhiệm sau:

- Trách nhiệm này được gọi là trách nhiệm cung cấp tàu đủ khả năng đi biển:

“Trước và lúc bắt đầu hành trình, người chuyên chở phải có sự cần mẫn đáng kể:

+ Làm cho tàu có đủ khả năng đi biển

+ Biên chế, trang bị và cung ứng thiết bị cho tàu

+ Làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của con tàu dùng vào công việc chuyên chở hàng hoá, thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá”

- Trách nhiệm thương mại của người chuyên chở:

Người chuyên chở phải tiến hành một cách thích hợp và cẩn thận việc xếp, chuyển dịch, sắp xếp, chuyên chở, coi giữ, chăm sóc và dỡ những hàng hoá được chuyên chở.

- Cấp vận đơn đường biển:

Sau khi nhận trách nhiệm về hàng hoá, người chuyên chở hoặc thuyền trưởng hoặc đại lý của người chuyên chở sẽ, theo yêu cầu của người gửi hàng, cấp cho họ một vận đơn đã xếp hàng (shipped B/L). Nếu trước đó người chuyên chở đã cấp “vận đơn nhận để xếp” hoặc một chứng từ có tính chất sở hữu hàng hoá khác thì người gửi hàng có thể xuất trình để đổi lấy vận đơn đã xếp hàng hoặc yêu cầu thuyền trưởng ghi tên tàu, ngày tháng xếp hàng, đóng dấu để trở trành vận đơn đã xếp hàng.

Điều 4 Quy tắc Hague quy định những trường hợp mà tàu được miễn trách như sau:

- Người chuyên chở và tàu không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng do tàu không đủ khả năng đi biển gây nên trừ khi tình trạng đó là do thiếu sự cần mẫn thích đáng của người chuyên chở trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đi biển và đảm bảo cho tàu được biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp và làm cho các hầm, phòng lạnh và phòng phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của con tàu dùng vào công việc chuyên chở hàng hoá, thích ứng và an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá.

- Người chuyên chở và tàu không chịu trách nhiệm về hư hỏng, mất mát của hàng hoá do lỗi hàng vận (Nautical faults). Lỗi hàng vận là lỗi của thuyền trưởng, thuỷ thủ trong việc điều khiển (navigation) và quản trị (management) tàu như lái tàu không tốt để tàu đâm phải đá ngầm, mắc cạn, buộc dây neo không kỹ bị tuột, va phải tàu khác hay cầu cảng, quên đóng van ống nước để nước chảy ra ngoài làm ướt hàng, bơm nước vào bể nhưng bơm nhầm vào ngăn chứa hàng... Trong thực tế rất khó phân biệt được lỗi hàng vận và lỗi thương mại. Chủ tàu tìm mọi cách để chứng minh lỗi hàng vận để được miễn trách nhiệm, còn chủ hàng phải chứng minh là lỗi thương mại để bắt chủ tàu bồi thường.

- Ngoài ra, người chuyên chở còn được miễn trách nhiệm đối với những mất mát, hư hỏng của hàng hoá do các nguyên nhân như cháy (trừ phi cháy do lỗi của người chuyên chở cố ý gây ra), những tai hoạ nguy hiểm của biển, tai nạn bất ngờ ngoài biển, thiên tai, chiến tranh, hành động thù địch, bắt giữ hay kiềm chế của vua chúa, chính quyền hay nhân dân hoặc bị tịch thu theo pháp luật, hạn chế vì kiểm dịch, hành vi hay thiếu sót của người gửi hàng hay chủ hàng, của đại lý hay đại diện của họ; đình công hay bế xưởng, đình chỉ hay cản trở

lao động bộ phận hay toàn bộ không kể vì lý do gì; bạo động và nổi loạn; cứu hay mưu toan cứu sinh mệnh và tài sản trên biển; hao hụt thể tích hay trọng lượng hoặc bất kỳ mất mát hư hỏng nào khác xảy ra do nội tỳ, phẩm chất hay khuyết tật của hàng hoá; bao bì không đầy đủ; thiếu sót hay sự không chính xác về ký mã hiệu; những ẩn tỳ không phát hiện được dù đã có sự cần mẫn thích đáng.

- Người chuyên chở cũng được miễn trách nếu rủi ro xảy ra do nguyên nhân khác không phải do lỗi lầm thực sự hay cố ý của người chyên chở cũng như không phải do sơ suất hay hỗi lầm của đại lý hay người làm công của người chuyên chở. Tuy nhiên, muốn được hưởng quyền miễn trách trong trường hợp này, người chuyên chở phải chứng minh được rằng họ và đại lý, người làm công không gây ra tổn thất.

c) Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở:

Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở là một khoảng thời gian và không gian mà người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hư hỏng, mất mát của hàng hoá.

Theo Quy tắc Hague và Quy tắc Hague-Visby (Nghị định thư Visby 1968 sửa đổi công ước Brussels 1924), người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi hàng được xếp lên tàu tại cảng đi cho đến khi hàng được dõ khỏi tàu tại cảng đến. Tổn thất của hàng hoá trước khi hàng xếp lên tàu và sau khi hàng dỡ khỏi tàu sẽ không được người chuyên chở bồi thường.

Theo Quy tắc Hamburg, người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về hàng hoá kể từ khi người chuyên chở đã nhận hàng để chở (Take charge of the goods) tại cảng xếp hàng cho đến khi đã giao hàng (Deliver) tại cảng dỡ hàng.

So với Quy tắc Hague và Quy tắc Hague-Visby, thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở được quy định tại Quy tắc Hamburg đã được mở rộng hơn, cả thời gian trước khi xếp hàng lên tàu và sau khi dỡ hàng khỏi tàu vì việc nhận và giao hàng có thể được tiến hành ở kho cảng, bãi cảng, tại CY (Container yard) hay CFS (Container Freight Station)... chứ không chỉ ở trên tàu như hai Quy tắc trên.

d) Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở:

Giới hạn trách nhiệm là mức cao nhất mà người chuyên chở có thể phải bồi thường cho mỗi kiện hàng hoặc đơn vị hàng hoá bị tổn thất, trong trường hợp giá trị của hàng hoá không được kê khai vào vận đơn đường biển hay chứng từ vận tải. Giới hạn trách nhiệm này khác nhau theo từng Quy tắc:

- Điều 4 Quy tắc Hague quy đinh “100 bảng Anh một kiện hay một đơn vị hoặc một số tiền tương đương bằng ngoại tệ khác, trừ khi người gửi hàng đã khai tính chất và trị giá hàng hóa trước khi xếp hàng xuống tàu và lời khai đó có ghi vào vận đơn”. Tuy nhiên lời khai đó “sẽ là bằng chứng hiển nhiên nhưng không có tính chất ràng buộc và quyết định đối với người chuyên chở. Người chuyên chở, thuyền trưởng hay đại lý của người chuyên chở và người gửi hàng có thể thoả thuận với nhau một số tiền tối đa, khác với số tiền quy định trên miễn là số tiền tối đa đã thoả thuận này không được thấp hơn con số nói trên”.

- Theo Điều 5 Quy tắc Hague-Visby, giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở là 10.000 frăng mỗi kiện hàng hoặc đơn vị hàng hoá hoặc 30 frăng mỗi kilogram trong tổng trọng lượng tính cả bì của hàng hoá mất mát hoặc hư hỏng (1frăng = 65,5 miligam vàng với độ tinh khiết 900/1000). Năm 1979, Nghị định thư SDR đã được thông qua để sửa đổi Quy tắc Hague-Visby. Theo Điều 2 của Nghị định thư

SDR, đồng tiền để tính giới hạn trách nhiệm đã được đổi thành đồng SDR (quyền rút vốn đặc biệt – Special Drawing Right) của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với mức tương ứng là 666,67 SRD cho một kiện hay 2 SRD cho 1 kilogram trọng lượng hàng hoá cả bì bị mất mát, hư hỏng, tuỳ theo cách tính nào cao hơn.

- Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo Quy tắc Hamburg đã tăng lên rất nhiều so với các Quy tắc trên: 835 SDR cho một kiện hay một đơn vị chuyên chở hoặc 2,5 SDR cho một kilogam hàng hoá cả bì bị mất, tuỳ theo cách tính nào cao hơn. Đối với các nước không phải là thành viên của IMF hoặc những nước mà luật lệ cấm sử dụng đồng SRD thì có thể tuyên bố tính giới hạn trách nhiệm theo đơn vị tiền tệ (monetary unit – mu) với mức tương ứng là 12.500 mu/kiện hay đơn vị hoặc 37,5 mu/kg hàng hoá cả bì bị mất mát, hư hỏng (1 mu tương đương với 65,5 mg vàng với độ nguyên chất 900/1.000). Tổng số tiền có thể được bồi hoàn sẽ được tính toán dựa trên giá trị của hàng hoá đó tại địa điểm và vào thời điểm hàng được dỡ khỏi tàu phù hợp với hợp đồng hoặc tại địa điểm và vào thời điểm mà đáng lẽ hàng hoá phải được dỡ khỏi tàu.

Tuy nhiên, người chuyên chở chỉ được hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên, trong trường hợp có sơ xuất, lỗi lầm thông thường. Trái lại, nếu người chuyên chở cố tình hay liều lĩnh gây tổn thất cho hàng hoá thì không được bồi thường theo giới hạn đó.

e) Thông báo tổn thất:

Tại cảng dỡ hàng một khi có tổn thất của hàng hoá do tàu gây nên, người nhận hàng, ngài việc thu thập mọi tài liệu, chứng cứ để chứng minh tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm của người chuyên chở còn phải thông báo tổn thất đó cho người chuyên chở biết trong thời hạn quy định. Khi nhận hàng với tàu, tổn thất của hàng hoá có thể là rõ rệt hay không rõ rệt (non

apparent). Nếu tổn thất rõ rệt như hàng hoá bị đổ vỡ, hư hỏng, rách bao bì... phải cùng với cảng và tàu lập “Biên bản hàng đổ vỡ, hư hỏng” (Cargo Outurn Report). Biên bản phải được ghi rõ ràng ngày tháng, số B/L, số lượng hàng hoá bị hư hỏng của mỗi B/L, tính chất chung của hư hỏng và phải có chữ ký của thuyền trưởng. Nếu thuyền trưởng không ký thì mời cơ quan giám định lập biên bản. Biên bản này chính là thông báo tổn thất và phải làm trước hoặc vào lúc giao hàng.

Nếu là tổn thất không rõ rệt, tức là những nghi ngờ có tổn thất bên trong kiện hàng phải thông báo bằng cách lập một thư dự kháng (Letter of reservation) gửi cho thuyền trưởng hoặc công ty đại lý tàu biển trong vòng ba ngày kể từ ngày giao hàng.

Nếu không có thông báo tổn thất cho người chuyên chở vào lúc giao hàng hoặc trong vòng ba ngày như nói ở trên thì việc giao hàng được suy đoán (prima facie evidence) là giao đúng như mô tả của vận đơn đường biển, và sau này khi phát hiện tổn thất cũng không khiếu nại tàu được nữa.

Tổn thất của hàng hoá cũng có thể do tàu giao thiếu. Muốn được bồi thường thì phải có Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on Receipt of Cargo) và Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of shortlanded cargo)

Một phần của tài liệu Hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng thuê tàu (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w