Trong giao dịch trên thị trường thế giới, người ta thường quy định những trường hợp mà, nếu xảy ra, bên đương sự được hoàn toàn hoặc trong chừng mực nào đó miễn hay hoãn thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Những trường hợp như vậy thường xảy ra sau khi ký hợp đồng, có tính chất khách quan và không thể khắc phục được. Những điều khoản nói về những trường hợp như vậy thường có tên là “trường hợp bất khả kháng” hoặc “trường hợp miễn trách nhiệm”.
Những trường hợp bất khả kháng có thể chia ra làm hai loại:
- Loại có thời hạn dài thường là các trường hợp như cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu, chiến tranh, phong toả, quản chế ngoại tệ... - Loại có thời hạn ngắn thường là các trường hợp như hoả hoạn, thiên
Khi quy định điều khoản “Trường hợp bất khả kháng” người ta có thể quy định những tiêu chuẩn để xác định một sự kiện là trường hợp bất khả kháng hoặc có thể liệt kê các sự kiện sẽ được coi là bất khả kháng. Khi vận dụng phương pháp thứ hai, người bán thường muốn kể ra một số lượng tối đa những trường hợp có thể xảy ra, kể cả những trường hợp thiếu nguyên liệu, không đủ nhân công, không thuê được phương tiện vận tải...
Khi gặp trường hợp bất khả kháng thì thời hạn thực hiện hợp đồng được kéo dài trong một thời gian tương ứng với thời gian xảy ra bất khả kháng, cộng với thời gian khắc phục hậu quả của nó.
Tuy nhiên, nếu những trường hợp bất khả kháng kéo dài quá một thời gian nào đó đã được thoả thuận quy định thì một bên có quyền xin huỷ hợp đồng mà không phải bồi thường. Thời hạn này cần phải được thoả thuận với nhau giữa các bên giao dịch có tính đến các yếu tố: thời hạn thực hiện hợp đồng, tính chất của hàng hoá và tập quán buôn bán.
Trong điều kiện “Trường hợp bất khả kháng”, người ta cũng quy trách nhiệm của bên gặp trường hợp đó như: phải lập tức báo tin cho bên kia bằng văn bản về lúc bắt đầu và lúc chấm dứt dự kiện... Đồng thời người ta cũng thoả thuận chỉ định một tổ chức có thể chứng nhận về diễn biến của sự kiện. Tổ chức này thường là Phòng thương mại ở nơi xảy ra sự kiện.