PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.4. Phân tích hồi quy
Gọi X1: Phong cách phục vụ của nhân viên tại hệ thống siêu thị Co.op Mart. X2: An toàn tại hệ thống siêu thị Co.op Mart.
X3: Trưng bày tại hệ thống siêu thị Co.op Mart. X4: Mặt bằng của hệ thống siêu thị Co.op Mart.
X5: Chủng loại hàng hóa tại hệ thống siêu thị Co.op Mart.
Y: Mức độ hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại hệ thống siêu thị Co.op Mart.
Y được xem là biến phụ thuộc còn X là các biến độc lập.
Thông qua phần mềm SPSS 16.0 ta có được kết quả hồi quy như sau:
Bảng 2.8: Kết quả phân tích hồi quy chất lượng dịch vụ của hệ thống siêu thị Co.op Mart.
Nhìn vào bảng kết quả bảng 2.8 , ta có phương trình hồi quy của mô hình là: Y = -3,327 + 0,347x1 + 0.275x2 + 0.176x3 + 0.132x4 +0.221x5 + 0.255x6 (*)
Phương trình (*) cho ta thấy biến phong cách phục vụ có hệ số cao nhất ( 0.347)¸tiếp theo lần lượt là các biến an toàn( 0.275), giá cả ( 0.255), chủng loại hàng hóa ( 0.221), trưng bày (0.176) và cuối cùng là biến mặt bằng (0.132).Tất cả các biến này đều có giá trị Sig < 0.005 cho nên chúng đều có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, những yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ tại hệ thống siêu thị Co.op Mart lần lượt là phong cách phục vụ , an toàn, giá cả cảm nhận, chủng loại hàng hóa, trưng bày và mặt bằng.
Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình:
Thông qua kết quả phân tích ở bảng 2.9 cho ta thấy rằng R Square = 0.85 > 0.30và giá trị Sig.F Change = 0.000 rất nhỏ cho nên mô hình này là hoàn toàn phù hợp.