6. Bố cục luận văn
3.2.2. Nội dung hát nhà trò Văn Trinh
- Chuẩn bị: để chuẩn bị cho cuộc ca hát, ban tổ chức phải dựng nhà rạp nh kiểu “nhà áng” phổ biến ở các lễ hội dân gian xa, ba bề thông, một mặt che phên (để đặt bàn thờ thần), thoáng mát và lộng gió, đủ chỗ cho hàng ngàn ngời gần xa xem. Tại đây, ngời ta rớc thánh Chiêu Văn vào gian miếu trong rạp, đặt long ngai thánh vị lên bàn thờ cùng nhiều đồ tế khí. Lễ vật cúng thánh chỉ là xôi gà, trầu rợu.
Phờng hát có một đào, một kép (phờng đội) hoặc hai đào, một kép (phờng ba). Kép mặc áo dài thâm, quần trắng, đầu đội khăn xếp. Đào chít khăn mỏ qụa, bỏ tóc đuôi gà, áo dài năm thân lụa màu (hoặc vải hoa), quần đen. Trang phục của anh kép đàn giống trang phục của chàng nho sĩ hay quan viên làng văn, “kẻ sĩ áo thâm” là hạng nho sĩ bình dân hoặc thờng dân. Thực tế, kép đàn hát nhà trò biết chữ là một lợi thế. Chính anh ta nhiều khi đóng vai trò “phụ đạo” kiêm “nhắc tuồng”. Đợc “sắm đôi” với anh kép đàn biết chữ, thạo nghề là diễm phúc của cô đào trò, có chỗ “nơng dựa” lúc “sóng gió” bất thần trên chiếu hát, và bao phen thoát cảnh “Từ Hải chết đứng”.
Khác anh kép đào, ở cô đào hát trang phục kết hợp nhuần nhuyễn của phong cách bình dân và quí tộc. Nếu đặt cô đào hát cạnh cô đào chèo càng nổi bật chất thợng lu bên chất dân dã. áo năm thân dài cài khuy kín ngực và áo tứ thân thay vai thắt vạt, quần dài buông chùng “bơn gót” và váy loe trùm cổ chân...Màu sắc cũng là nét phân biệt đặc trng. Màu của đào chèo là màu của đồng ruộng, màu của đào trò là màu của hoa hơng. Thanh Hóa nói chung, Văn Trinh nói riêng gọi là những loài bớm nhỏ mang trên mình những màu sắc đẹp là con “nhà trò”.
+ Cây đàn: Hát nhà trò Văn Trinh không sử dụng đàn đáy nh hát ca trù, ả đào mà dùng đàn nguyệt. Ngời trình diễn trớc thần linh và giữa dân xã là nhà trò (ả đào), trong khi kép đàn ngồi đánh đàn hoặc gõ trống. Họ thoải mái ôm tựa đàn vào lòng, mời ngón tay múa lợn trên dây đàn nh thi cùng mời ngón tay và giọng hát đào nơng cũng đang bay lợn trong không gian. Với hát nhà trò Văn Trinh, bao giờ nhà trò cũng là đàn bà, con gái. Kép đàn đôi khi vừa đàn vừa hát đỡ giọng đào ca lúc canh khuya mệt nhọc, chủ yếu đảm bảo phục vụ đợc liên tục.
+ Cái phách đi liền với cây đàn, cho nên ngời ta thờng nói cung đàn nhịp phách. Đào hát khi trình diễn có thể thiếu đàn, không thể thiếu phách. Vì phách cần thiết để điểm nhịp, giữ nhịp cho câu hát mà ả đào tự phụ trách để khỏi bị lỗi nhịp, để tiếng đàn, tiếng ca đợc hòa hợp. Phách vừa là nhạc cụ thô sơ nhất, đợc sử dụng nh một đạo cụ đa năng. Phách có sức biến hóa tài tình theo tài nghệ ngời đánh phách để thành những điệu gõ, điệu rung, điệu léo,...tuyệt diệu. Phách vốn là nhạc cụ tiết tấu, do đó âm sắc có cứng có mềm, có khả năng cho ta sắc thái âm thanh đa dạng. Rung phách, léo phách đòi hỏi trình độ nghệ thuật rất cao.
Rung phách là làm cho tiến phách rung ngân thành một chuỗi dài âm thanh nh có nhiều cỗ phách cùng hợp tấu.
Léo phách khác rung phách ở chỗ làm cho tiếng phách hòa quyện vào nhau nh các cỗ phách cùng hoà tấu. Nghệ thuật léo phách của nhà trò rất giống nghệ thuật “léo mõ” trong trò diễn dân gian Tú Huần phổ biến ở Thanh Hóa.
Phách làm bằng tre “gõ”, loại tre già. Chất liệu tre gỗ rất quan trọng, là yếu tố chính tạo nên tiếng phách trong, giòn, vang. Mỗi phách gồm một cặp âm dơng hai lá. Mỗi lá phách dài một gang, rộng hai ngón, dày nửa đốt, lấy các ngón tay trên bàn tay làm thớc tấc. Phách giữ nguyên cật và bụng. Tùy theo điểm gõ phách mà phát ra âm thanh mang sắc thái khác nhau. Ngời ta chia ba
điểm: điểm trong (sát chỗ tay cầm) tiếng trầm, đục; điểm giữa (khoảng giữa lá phách) tiếng cao, trong; điểm ngoài (gần chót lá phách) tiếng vừa phải.
Nhà trò tài nghệ phải biết rung phách, léo phách và do tài nghệ khác nhau có thể mang lại sắc thái âm thanh khác nhau. Ngoài ra, đã là nhà trò ai cũng biết hồi phách, dồn phách, điểm phách khi hát không múa và phải biết rục (rập) phách, múa phách,…
Phách trong hát nhà trò Văn Trinh cho đến trớc năm 1945 là một nhạc khí bộ gõ hầu nh không cải tiến gì. So với trống, mõ, chuông, khánh, tiêu cặp…
phách tre vẫn giữ vẻ giản dị, thô sơ từ thở ban đầu.
+ Quạt: là đạo cụ của múa. Vì thế quạt phải làm bằng xơng tre, phất giấy gió, quét sơn nớc cậy, vừa nhẹ vừa bền. Quạt múa là loại quạt nhỏ, nhẹ để bàn tay múa đợc dẻo và khi xoè quạt hết cỡ không che lấp hết đầu, mặt, cổ nhà trò. Tầm cỡ quạt chỉ lấy gang tay làm thớc tấc, đại để bằng hai bàn tay xòe ghép lại. múa quạt hát nhà trò không diễn tả tâm trạng, cốt phụ họa, minh họa lời ca tiếng nhạc để ngời xem vừa ngọt lỗ tai, vừa đẹp con mắt.