Đền thờ Chiêu Văn vơngTrần Nhật Duật

Một phần của tài liệu Đền thờ chiêu văn vương trần nhật duật và lễ hội văn trinh xã quảng hòa, quảng hợp, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 57)

6. Bố cục luận văn

2.2.2. Đền thờ Chiêu Văn vơngTrần Nhật Duật

- Tên gọi di tích

Đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật có nhiều tên gọi khác nhau: Sách Đại Nam Nhất thống chí chép: “Đền thờ Chiêu Văn Vơng ở địa phận thôn Văn Trinh, huyện Ngọc Sơn. Thần là con thứ sáu của vua Trần Thái Tông, tên là Nhật Duật, tớc phong là Chiêu Văn vơng. Lại có đền thờ ở thôn Thanh Tháp, xã Nhân Cơng, huyện Nông Cống”[34, tr. 291].

Sách “Thanh Hóa ch thần lục” là cuốn sách thống kê các vị thần đợc thờ ở Thanh Hóa, biên soạn năm 1903 đời vua Thành Thái - triều Nguyễn thì gọi đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật là “Cựu Thánh thái s tôn thần, xã Văn Trinh, huyện Ngọc Sơn thờ. Thần là con vua Trần Thái Tông, tên là Chiêu Văn vơng. Đem quân đi đánh giặc Nguyên có công lớn. Vua Lê Thánh Tông đi bình Chiêm, thần cũng phù trợ cho đợc thành công, đợc phong là Phúc thần. Các đời sau đều có phong tặng”[36, tr.13].

Theo sách “ Đất và ngời Quảng Xơng” là cuốn sách ghi lại những địa danh lịch sử của huyện chép: “ đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật trên núi Văn Trinh và các tớng gia của ông đợc tôn làm thành hoàng của các làng lân cận, hình thành một khu vực rộng lớn ghi nhớ sự nghiệp kháng chiến của nhà Trần mà trung tâm là đền Văn Trinh”[18, tr.37-38].

Nhân dân quanh vùng Văn Trinh - Quảng Xơng xa gọi đền thờ Trần Nhật Duật là đền thờ Đức thánh Chiêu Văn, hay đền Đức thánh Trần Chiêu Văn; bởi vì nhân dân địa phơng suy tôn Trần Nhật Duật là Đức Thánh Trần, cũng nh ngời vùng đồng bằng Bắc Bộ đối với Hng Đạo vơng Trần Quốc Tuấn. Trong tâm

thức dân gian, Đức Thánh Trần rất linh thiêng, ngài là vị thần linh chúa tể của tất cả các vị thần trong địa phơng. Các triều đại từ thời Trần, thời Lê, thời Tây Sơn, thời Nguyễn đều ban sắc phong tặng là Chiêu Văn Đại vơng. Do vậy, từ x- a không chỉ nhân dân Thanh Hóa mà cả vùng đồng bằng Bắc Bộ đều hành hơng tới đền Văn Trinh để tổ chức hành lễ nhằm cầu mong cho sự tốt lành đến với mình. Trớc năm 1945, các hoạt động tín ngỡng nh: cầu phúc, cầu tự, cầu ma,…

đều thỉnh cầu Chiêu Văn Đại vơng. Và ngay cả tên húy, tớc hiệu của Đức thánh cũng phải gọi chệch sang âm khác: chẳng hạn chữ “Nhật” thành chữ “Nhựt”, chữ “Duật” thành chữ “Duyệt”. Và theo tiếng Thanh Hóa thì Trần Nhật Duật phát âm thành Trần Nhựt Duyệt. Kể cả chữ Văn Trinh cũng vậy, chữ “Văn” đọc là “Vơn”.

- Lịch sử xây dựng

Đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật bị phá từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều đồ thờ, bia kí, thần phả, sắc phong bị thất lạc hoặc bị phá hủy. Chính vì vậy, không thể xác định một cách chính xác thời gian xây dựng, quy mô kiến trúc cũng nh những lần trùng tu sửa chữa sau này.

Khảo sát quanh khu vực ngôi đền, các nhà nghiên cứu còn phát hiện đợc những phế tích xây dựng nh: gạch, ngói, chất kết dính, thời Trần, thời Lê và…

thời Nguyễn. Trong đó có một số hiện vật xây dựng đợc sản xuất từ thời Trần, nh ngói mũi hài hai lớp, gạch lát nền hoa văn, hoa thị có bốn cánh, ngói trang trí lá đề có hoa văn hình rồng uốn lợn đặc biệt hai pho t… ợng ngời bằng đá đã bị gãy đầu còn lại đến nay đợc chế tác mang phong cách mỹ thuật thời Trần.

Qua đó cho thấy, từ thời Trần đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật đã đợc xây dựng với quy mô đồ sộ. Trải qua các triều đại Lê, Nguyễn, ngôi đền đ- ợc tu sửa khang trang đẹp đẽ. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến những năm 60 của thế kỉ XX, quần thể kiến trúc đền thờ, lăng mộ Chiêu Văn v- ơng Trần Nhật Duật bị tháo dỡ hoàn toàn, vật liệu kiến trúc đợc sử dụng làm bàn ghế học sinh, xây dựng trạm xá, trờng học. Đến những năm 90 của thế kỉ

XX, nhân dân địa phơng đóng góp tiền của, công sức để xây dựng lại ngôi đền trên nền móng cũ. Hiện nay, quần thể kiến trúc đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật đã đợc xây dựng khang trang, bề thế và là một trong những địa chỉ thu hút du khách thập phơng đến hành lễ và chiêm ngỡng .

- Quy mô kiến trúc của đền thờ

Theo các cụ cao niên ở địa phơng cho biết, đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật gồm đền Thợng và đền Trung.

+ Đền Thợng: Đợc xây dựng gắn với lăng mộ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật ở phía Bắc sờn núi Ngọc theo kiểu “thợng sàng - hạ mộ”. Ngôi đền có ba gian, các vì kèo đợc làm bằng gỗ lim, lợp ngói mũi (ngói ta).. Phía trớc ngôi đền đợc bài trí hai hàng tợng ngời, tợng voi, ngựa bằng đá đăng đối nhau. Hiện nay không còn dấu tích của công trình kiến trúc này.

+ Đền Trung: Theo các cụ cao niên địa phơng cho biết, đền Trung là ngôi đền chính thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật là một quần thể kiến trúc đồ sộ trên một diện tích khá rộng theo kiểu “tiền công hậu quốc” [18, tr.38], cụ thể nh sau:

+ Tòa điện chữ “công”. + Tòa bái đờng (năm gian).

+Hai nhà dải vũ (còn gọi là Tả vu - Hữu vu).

+ Sân đền và Tứ mã đờng (nhà để bốn con ngựa gỗ cỡ lớn). + Nghinh môn kiến trúc theo kiểu ba tầng tám mái.

+ Hồ bán nguyệt, giếng nớc. + Tờng bao quanh

Đền thờ tựa lng vào núi Văn Trinh, nhìn theo hớng Bắc chếch về Đông 200 . Trớc nghinh môn mở ra con đờng rộng 8m chạy thẳng giữa hai bên cánh đồng trải rộng dài khoảng 500m. Chung quanh đều có nhiều cây cổ thụ to cao tạo nên cảnh quan đẹp đẽ và sầm uất ở chốn miếu đờng. Nh trên đã nêu, quần thể kiến trúc đền thờ Chiêu Văn vơngTrần Nhật Duật bị phá hủy toàn bộ, một

số công trình kiến trúc bị san lấp thành đất canh tác và không còn xác định đợc nền móng. Duy nhất chỉ còn lại nền móng tòa điện chữ “Công” và tòa Bái đờng. Ngày nay, địa phơng đã phục dựng lại quần thể kiến trúc chữ “ Công” và bái đ- ờng.

+ Nhà Bái đờng: Chiều dài 18,50 m, chiều rộng 8,90 m, chia thành 5 gian hai chái; gian giửa rộng 3,05 m, hai gian bên, mỗi gian rộng 2,55 m; hai gian ngoài cùng, mỗi gian rộng1,85 m. Nền nhà cao hơn mặt đất khoảng 1,50m, nên vào nhà bái đờng phải bớc lên 7 bậc thềm (mỗi bậc cao 0,20 m). Các vì kèo kết cấu theo lối thợng rờng con, hạ rờng cánh, cùng một tầng mái xối và tàu đao. Các con rờng ở tầng thợng đợc sắp xếp con trên, con dới kiểu kê ba chồng đấu, bằng hình chum, hình choé cách điệu cầu kỳ. Các vì rờng thợng bởi nhỏ hẹp nên chỉ có phần đầu, đuôi chạm khắc hình hoa lá chen mây hóa tứ linh. Phần r- ờng hạ tức rờng cánh, có trụ cột trốn nên có diện tích rộng để chạm khắc mảng lớn. Vì rờng ở gian chính nên đợc chạm “Tứ linh nhị diện đồng hình”( hai mặt giống nhau), cách chạm thân và họa tiết mây đao xoắn; đầu các con Long - Ly - Quy - Phợng (Tứ linh) đợc chạm rời gắn bằng chốt mọng theo lối kênh bong. Bốn con giống thiêng trong bộ Tứ linh quần quyện, quấn quýt ẩn hiện giữa các vầng mây vần vũ tạo cảm giác về sự biến hóa linh thiêng. Những con giống thiêng này đều nhô hẳn đầu ra, con tung cánh, con giơng vây, chân con nọ quắp chặt con kia, lại có con nhún nhảy nh muốn thoát ra không gian để nhập vào thế giới khói hơng mờ ảo. Các con giống và họa tiết trên gỗ đợc ngời xa chú ý chạm khắc một cách tỉ mỉ để làm sống động thêm bởi các đôi “ Long nhãn” bằng x- ơng, làm mắt gắn bộ râu tua ra khỏi mép và điểm xuyết, tỉa tót bằng mầu thủy mạc, pha lẫn các trầm mặc trong thế giới động mà tĩnh làm cho công trình điêu khắc mỹ thuật có vẻ đẹp thực h huyền ảo.

Các cấu kiện kiến trúc khác nh: câu đầu, đầu d, kẻ thợng, bẩy hạ, kẻ dài, bẩy cộc, đều có chạm khắc tai hồng, quan nạm, móc lòng chỉ công phu. ở hai vỉ ruồi mái xối có tợng hổ phù nạm thọ, hạ song lân tả hữu chầu, đan xen các

họa tiết đao, mây, xoắn, hình khối rõ ràng. Với lối bố cục vừa chặt chẽ, vừa phóng khoáng, cảm tởng nh hổ phù đang cỡi song lân.

Trên tòa nóc của tòa bái đờng là lỡng long uốn bảy khúc chầu mặt trời, gần phía đuôi của hai rồng uốn khúc là hai con phợng múa “ chân bờ - chân ruộng” (một chân đặt lên bậc thềm bờ nóc, một chân đặt xuống bờ nóc sát với ngói). Hai bên bờ nóc có kìm với guột cong lên không gian mềm mại, miệng ngậm vào bờ nóc. Ngói lợp bằng loại ngói vẩy cá (ngói ta). Nhà bái đờng xây t- ờng hậu và bịt hai đốc, cửa ra vào gồm một bộ cửa gỗ theo lối “ thợng xiên hoa, hạ liệt bản” và chỉ đóng mở khi diễn ra nghi lễ.

+ Tòa điện chữ Công : “ ” Qua nhà bái đờng bớc xuống 7 thềm bậc lát bằng đá là một khoảng lu thông( gọi là sân hậu) rồi đến tòa điện chữ “Công”. Đây là khoảng đất mặt bằng không gian đầy lý tởng cho sự giao duyên và phong thủy học, giửa tòa điện chữ “Công” và nhà bái đờng. ở đây trồng nhiều cây cảnh và đắp hòn non bộ cùng nhiều loại cây hoa quý ở núi rừng Văn Trinh, nh hoa mẫu đơn bạch...

Tòa điện chữ “ Công” gồm 3 công trình kiến trúc nh: tiền đờng, trung đ- ờng và chính tẩm bố cục theo kiểu chữ “Công”( I ).

+Tòa tiền đờng: Chiều dài 11,50m, chiều rộng 8,81m, chia thành 5 gian: gian giữa rộng 3,0m; hai gian liền kề mỗi gian rộng 2,50m; hai gian còn lại mỗi gian rộng1,75m. Có 4 hàng cột (hai hàng cột cái, hai hàng cột quân), mỗi hàng 6 cột. Khoảng cách từ cột cái đến cột quân là 1,75m, cột cái đến cột cái là 3,50m. Hiên nhà rộng 0,90m. Các vì kèo làm bằng gỗ lim, kết cấu vì kèo theo lối thợng rờng hạ kẻ, mái xối, tầu đao, có hành lang đi chung quanh tạo ra lớp ngoài, lớp trong vừa cách biệt mà gần gũi, gắn kết thâm nghiêm mà ấm áp. Các mảng chạm khắc trên các thành phần kiến trúc gỗ tợng trng sự vần vũ của vũ trụ thể hiện ở các guột mây hóa đầu Long, Lân, Phợng. Trên giữa bờ nóc có “lỡng long chầu nhật”, hai đầu bờ nóc có kìm nạm. Trên bờ chảy đầu đao là phợng múa, long chầu, lân xa gợi cảnh thái bình thịnh trị.

+ Trung đờng: Ngôi nhà dọc nối liền giữa tiền đờng và chính tẩm, diện tích 28,0m2; (chiều dài 5,70m, chiều rộng5,0m)chia thành hai gian, có 2 hàng cột, mỗi hàng 2 cột. Cột nọ cách cột kia (theo chiều dọc) là 1,75m, khoảng giữa rộng 3,0m (bằng diện tích gian giữa bái đờng). Các vì kèo đợc kết cấu nh vì kèo nhà tiền đờng. Trên các thành phần kiến trúc gỗ đều chạm khắc tinh xảo. Đề tài trang trí là: Long - Ly - Quy - Phợng và hoa lá cách điệu.

+ Chính tẩm: Chiều dài của chính tẩm là 9,80m, chiều rộng 4,80m. Diện tích xây dựng là 44,65m2, gian giũa rộng 3,0 m, hai gian bên mỗi gian rộng 2,50m. Kết cấu vì kèo giống vì kèo nhà trung đờng.

Nhìn chung, kiến trúc đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật đã đợc phục dựng theo quy mô, diện mạo cũ mô phỏng theo phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thời Lê Trung hng.

- Bài trí đồ thờ

+Tòa Bái đờng: ở gian giữa đặt một bàn thờ kiểu ô sa, cù treo, hai tầng chạm khắc theo mỹ thuật thời Lê điển hình mà ngày nay ta còn thấy ở các đình Phú Thợng, đình Tây Đằng và ở một số di tích khác ở Hà Nội. Bảng môn đình (Hoằng Lộc, Hoằng Hóa, Thanh Hóa...). Trên bàn thờ đặt bát hơng cỡ lớn. Đồ tế lễ thập phơng đặt ở đây để các tín chủ thắp hơng bái vọng vào trong. Phía trên bàn thờ, tại vị trí không gian trống giữa xà thợng và xà hạ là bức đại tự có 3 chữ lớn “Trần Đại vơng” treo chếch theo mái nhà. Cạnh dới của bức đại tự đặt lên xà hạ. Trên thân xà chạm khắc “lỡng long chầu nhật” theo phong cách thô nhng sắc sảo.

Phía Bắc xà hạ treo bức đại tự đề 3 chữ Hán: “ Tối Linh Từ .” Cả hai bức đại tự đều sơn son thếp vàng lộng lẫy.

Hai bên cột cái gian giữa treo đôi câu đối:

Tứ triều tam lĩnh trấn Cữu tích lũy trung phong

(Trải qua bốn triều vua đợc lĩnh ba trấn Tớc vơng nhiều lần đợc truy phong)

Đầu trên câu đối chạm khắc “hổ phù” trong hình tròn phía đuôi chạm nguyệt trong khuôn hình vuông tợng trng cho “Thợng thiên - Hạ địa”.

Hai bên bàn thờ bài trí hai bộ bát bửu giống nhau. Ngoài ra, ở nhà bái đ- ờng còn có đôi câu đối:

Tích phù Việt địa trung lơng tớng Danh trấn Đông A Thợng đẳng thần

(Công tích giúp đất Việt là bậc tớng giỏi

Tên tuổi trấn động trời nam là bậc thần thợng đẳng)

Đôi câu đối này nền gấm chữ vàng, các họa tiết và con giống nh đính kim sa óng ánh.

Hai ngựa gỗ, hai cỗ kiệu (Bát cống và Long đình) đặt ở hai sàn góc của hai hồi nhà bái đờng.

Ngoài ra còn có hai con Hạc gỗ cỡ lớn và tàn tán lộng cũng nh chiếc chuông đồng mới đúc.

+ Tòa Tiền đờng: ở gian giữa tiền đờng bài trí hơng án chạm trổ tinh sảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Trên bàn thờ đặt bát hơng đồng cỡ lớn ( gọi là bát hơng Hội đồng), đôi Hạc đồng, đế đèn bằng đồng, đài nớc bằng đồng... Cũng ở vị trí trang trọng ở gian giữa, bức đại tự “ Tối Linh Từ ”đợc treo trên khoảng cách giữa xà thợng và xà hạ. Tại đây còn bày bộ nhạc khí gọi là bát âm và bộ binh khí sơn son thếp vàng. Trên hai cột cái treo câu đối:

Thánh đức quang nhân phù nhật nguyệt Thần công quảng đại đẳng càn khôn

(Bậc thánh đức sáng rực cùng ngày tháng Bậc thần quảng đại với đất trời)

Ngoài ra trong đền còn nhiều đồ thờ khác đơc đặt một cách ngay ngắn, gọn gàng trang trọng.

+ Nhà Trung đờng: bài trí bàn thờ ngay gian giữa, trên bàn thờ đặt đôi bát hơng cỡ lớn và các đồ ngũ sự, thất sự nh: đèn, ống hơng, đài nớc, đài rợu, độc bình. Tiếp theo là bàn thờ bài trí tợng bà Trinh Túc phu nhân (vợ của Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật) và bàn thờ ngời con trai là Thánh An. Trên bàn thờ, ngoài long cung và tợng thần còn có ngai thờ và bài vị và một số đồ thờ khác; gian bên tả bài trí bàn thờ cô, gian bên phải bài trí bàn thờ cậu.

+ Nhà chính tẩm (hậu điện): gian giữa nhà có đặt một giờng thờ bằng gỗ chạm khắc kiểu sập chân cao theo phong cách mỹ thuật thời Lê. Trên giờng thờ có Thánh tợng. Phía sau long ngai, phía trớc thánh vị của đức Chiêu Văn vơng. Thánh vị có mũ, áo, cân đai, hia, trang phụ cáo vóc vàng thêu hổ phù, long vân ám. Hai bên dựng gơm, đàn( tả kiếm – hữu cầm). Trớc long ngai là bát hơng cở lớn và có nhiều đồ thờ khác nh: mâm bồng, tam sơn, đài, cây nến, trụ đèn, mâm quả, mâm đặt xôi, thủ lợn kỳ lễ tế.

Đền thờ Trần Nhật Duật tại chân núi Văn Trinh là một quần thể kiến trúc gồm nhiều hạng mục, gắn với địa thế cảnh quan đẹp đẽ và đã trải qua dấu ấn các thời kỳ Trần, Hồ, Lê, Tây Sơn và triều Nguyễn có những mốc chuyển biến quan trọng. Kiến trúc khởi thủy thời Trần đến thời Lê sơ đã có sự thay đổi căn bản, cho nên qua các thời kỳ trùng tu, tôn tạo, vết tích về kiến trúc thời Trần hầu nh không còn. Những dấu tích kiến trúc thời Lê Trung hng, thời Nguyễn còn lại khắ đậm nét. Đó là những căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc phục dụng đền thờ Chiêu Văn vơng Trần Nhật Duật đúng với ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó.

Với những giá trị và ý nghĩa đó, ngày 28 tháng 1 năm 2004, Chủ tịch ủy

Một phần của tài liệu Đền thờ chiêu văn vương trần nhật duật và lễ hội văn trinh xã quảng hòa, quảng hợp, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w