Các hệ số đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH tư vấn và dịch vụ khoa học nông nghiệp i (Trang 49 - 55)

IV. Các khoản đầu tư TCDN

3.3.3.Các hệ số đánh giá hiệu suất hoạt động của công ty

3.3.3.1 Về tình hình hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm...

Nhìn vào số liệu bảng 8, ta thấy:

Năm 2010, số vòng quay hàng tồn kho là 13,02 vòng tương ứng số ngày luân chuyển một vòng là 27,65 ngày. Qua hệ số này, ta thấy tốc độ kinh doanh của công ty là khá cao, công ty đã tận dụng được tốt các chi phí cơ hội trong việc quản lý hàng tồn kho.

Đến năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho giảm xuống còn 1,91 vòng tương ứng với số ngày luân chuyển một vòng vốn là 33 ngày.

Nhìn chung thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho giảm đi. Đây là dấu hiệu không tốt đối với công ty, nó tiềm ẩn những rủi ro. Hàng tồn kho tăng lên dẫn đến ứ đọng nguyên vật liệu đầu vào.

Bảng số 8: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Đvt Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2011/1010

Giá trị Tỷ lệ (7) (8) (9)=(8)-(7) (10)=(9)/(7) 1. Giá vốn hàng bán Đồng 7,046,023,381 8,281,784,182 1,235,760,801 17,54% 2. Trị giá HTK đầu kì Đồng 454,134,730 628,154,475 174,019,745 38,32% 3. Trị giá HTK cuối kì Đồng 628,154,475 890,256,737 262,102,262 41,73% 4. Trị giá HTK bình quân (4)= ((2)+(3))/ 2 Đồng 541,144,602.5 759,205,606 218,061,004 40,30% 5. Số vòng quay HTK (5)= (1)/(4) Vòng 13,02 10,91 -2,11 -16,22% 6. Số ngày một vòng quay HTK (6)= 360/(5) Ngày 27,65 33,00 5,35 19,36% (Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp)

3.3.3.2 Về tình hình các khoản nợ phải thu

Bảng số 9: Tốc độ thu hồi các khoản phải thu

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

Giá trị Tỷ lệ (%) (7) (8) (9)=(8)-(7) (10)=(9)/(7) 1. DT về BH và CCDV ( Đã có thuế GTGT) Đồng 7,580,736,604 9,479,619,136 1,898,882,532 25,05% 2. Các khoản PT đầu kỳ Đồng 5,204,582,231 5,969,844,101 765,261,870 14,70%

3. Các khoản phải thu cuối kỳ Đồng 5,969,844,101 8,739,359,795 2,769,515,694 46,39% 4. Phải thu bình quân (4)= ((2)+(3))/(2) Đồng 5,587,213,166 7,354,601,948 1,767,388,782 31,63%

5. Số vòng quay các khoản PT (5)=(1)/(4) Vòng 1,36 1,29 -0,07 -5,00%

6. Kỳ thu tiền trung bình (6)= 360/(5) Đồng 265,33 279,30 13,97 5,27%

Theo số liệu tính toán được trong bảng số 9, ta thấy, năm 2011 so với năm 2010, tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm, cụ thể là giảm từ 1,36 vòng xuống còn 1,29 vòng. Kỳ thu tiền trung bình tăng lên 13,97 ngày. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do sự gia tăng quá nhanh của các khoản phải thu, trong lúc đó mặc dù doanh thu cũng tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của khoản phải thu.

Từ kết quả phân tích ta nhận thấy tốc độ luân chuyển khoản phải thu trong năm 2011 có xu hướng giảm dần, đây là dấu hiệu không tốt, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm.

Tuy nhiên, số liệu số vòng quay các khoản phải thu như vậy là cao, doanh nghiệp vẫn quản lý tốt các khoản phải thu nhằm nâng cao uy tín của doanh nghiệp với đối tác.

3.3.3.3 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiêp.

Thông qua bảng số 10 ta thấy, vòng quay vốn lưu động của công ty năm 2010 là 2,94 vòng, năm 2011 đạt 3,07 vòng. Như vậy đã tăng lên 0,13 vòng tức là tăng 4,44% làm cho số ngày luân chuyển vốn lưu động giảm đi 5,22 ngày, tốc độ sử dụng vốn lưu động tăng lên. Tuy nhiên vòng quay vốn lưu động như vậy là vẫn thấp.

Bảng số 10: Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH Tư vấn và dịch vụ khoa học Nông Nghiệp I

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Chênh lêch 2011/2010

Giá trị Tỷ lệ

(9) (10) (11)=(10)-(9) (12)=(11)/(9)1. DTT về BH và CCDV Đồng 7,580,736,604 9,479,619,136 1,898,882,532 25,05% 1. DTT về BH và CCDV Đồng 7,580,736,604 9,479,619,136 1,898,882,532 25,05% 2. Vốn kinh doanh bình quân Đồng 12,226,873,239 14,336,517,359 2,109,644,121 17,25% 3. Vốn lưu động bình quân Đồng 2,582,294,503 3,091,719,842 509,425,339 19,73% 4. Vốn cố định bình quân Đồng 9,658,078,736 9,855,388,487 197,309,752 2,04% 5. Số vòng quay VLĐ (5) = (1)/(3) Vòng 2,94 3,07 0,13 4,44% 6. Kỳ luân chuyển vốn lưu động (6) = 360/(5) Ngày 122,63 117,41 -5,22 -4,26% 7. Hiệu suất sử dụng vốn cố định (7) = (1)/(4) Lần 0,78 0,96 0,18 22,55% 8. Vòng quay toàn bộ vốn (8) = (1)/(2) Vòng 0,62 0,66 0,04 6,65%

Tóm lại, qua quá trình phân tích trên ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2011 có xu hướng tăng dần và lượng vốn lưu động cần thiết đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo 1 đồng daonh thu thuần lại có xu hướng giảm xuống, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đang cải thiện. Tuy nhiên tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm làm cho doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, gây lãng phí. Do đó trong những năm tới doanh nghiệp cần chú ý tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động lên bằng cách đẩy mạnh việc tiêu thụ để tăng doanh thu, đề ra những biện phấp hữu hiệu để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ của khách hàng, đồng thời đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng tồn kho.

3.3.3.4 Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tài sản dài hạn khác

Năm 2010 hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác là 0,78%, có nghĩa là 100 đồng vốn tham gia góp phần tạo ra 0,78 đồng doanh thu thuần. Năm 2011 hiệu suất sử dụng vốn có định và vốn dài hạn khác là 0,96% có nghĩa là 100 đồng vốn tham gia góp phần tạo ra 0,96 đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng vốn cố định thấp như vậy là vì giá trị của tài sản cố định của công ty luôn lớn hơn doanh thu thuần. Từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác của công ty có xu hướng tăng nhưng sự chênh lệch là tương đối nhỏ.

3.3.3.5 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn

Theo bảng số 10 ta thấy, trong năm 2011 số vòng quay toàn bộ vốn là 0,66 vòng. Tăng 0,04 vòng so với năm 2010. Qua hai năm, mặc dù cả doanh thu thuần và vốn kinh doanh bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của vốn kinh doanh. Thực vậy, trong khi doanh thu thuần tăng lên 25,05% thì vốn kinh doanh tăng lên 17,25%.

Nhận xét: Qua toàn bộ quá trình phân tích trên, có thể đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty năm 2011 tốt hơn năm 2010 về hầu hết các chỉ

tiêu. Tuy nhiên các hệ số này vẫn chưa ổn định và có hệ số thấp hơn 1, chứng tỏ công ty vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH tư vấn và dịch vụ khoa học nông nghiệp i (Trang 49 - 55)